Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở tỉnh Quảng Trị (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC

1.3. Thực tiễn kinh tế rừng trồng sản xuất theo tiêu chuẩn FSC

1.3.2. Kinh nghiệm năng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC

1.3.2.2. Kinh nghiệm ở một số địa phương trong nước

Quảng Trị là một trong những đơn vị đi đầu trong việc hỗ trợ người dân trồng rừng tham gia quản lý rừng bền vững có chứng chỉ rừng FSC. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, không chỉ những hộ dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC mà các hộ dân trồng rừng khác cần tham khảo các kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng từ các địa phương khác.

a. Kinh nghiệm từ tỉnh Bắc Cạn

- UBND tỉnh Bắc Kạn đã có Quyết định số 851/QĐ-UBND ngày 14/6/2016 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường; tập trung trồng rừng gắn với công nghiệp chế biến gỗ để nâng cao giá trị kinh tế rừng tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2020”. Để thực hiện Đề án, tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động như sau:

+ Cải tạo chuyển đổi diện tích rừng hiện đang kinh doanh với mục đích cây gỗ nhỏ với chu kỳ kinh doanh dưới 08 năm sang kinh doanh với mục đích là cây gỗ lớn với biện pháp là kéo dài chu kỳ kinh doanh trên 12 năm.

+ Đồng thời triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển rừng gỗ lớn như: Hỗ trợ lãi suất vốn vay từ các tổ chức tín dụng để trồng cây gỗ lớn, mức hỗ trợ lãi suất là 06%/năm, mức vay được hỗ trợ lãi suất tối đa 30 triệu đồng/ha, thời gian hỗ trợ lãi suất tối đa 03 năm, hỗ trợ 01 lần/01 điểm;

+ Hỗ trợ chuyển đổi rừng trồng từ rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn, ngân sách tỉnh hỗ trợ chi phí nhân công bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng rừng từ rừng kinh doanh gỗ nhỏ thành rừng kinh doanh gỗ lớn, mức hỗ trợ 0,5 triệu đồng/ha/năm, thời gian hỗ trợ tối đa 05 năm, hỗ trợ 01 lần/01 điểm…

- Để nâng giá trị gia tăng của rừng, tỉnh Bắc Kạn cũng đang ưu tiên thu hút đầu tư các dự án chế biến gỗ, hình thành chuỗi giá trị kinh tế bền vững gắn với vùng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

26

nguyên liệu. Đẩy mạnh sự liên kết giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp để hoạt động khai thác, chế biến sản phẩm nông, lâm sản phát triển một cách bền vững, có sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo sự hài hòa về lợi ích của doanh nghiệp và người dân; Khuyến khích các mô hình liên kết giữa các chủ rừng với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo chu trình khép kín từ khâu trồng rừng đến khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm [17].

b. Kinh nghiệm từ tỉnh Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang có diện tích đất lâm nghiệp gần 450 nghìn ha, chiếm 76%

diện tích tự nhiên. Đây là tiềm năng để bảo tồn đa dạng sinh học gắn với du lịch sinh thái, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để phát triển bền vững, ổn định, công tác quản lý, bảo vệ rừng cần tiếp tục được hoàn thiện, nhất là trồng rừng gắn với tiêu thụ sản phẩm.

Từ năm 2006 đến nay, Tuyên Quang đã xây dựng và điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) cho phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ, theo nguyên tắc giữ ổn định rừng đặc dụng, điều chỉnh giảm diện tích rừng phòng hộ, tăng diện tích rừng sản xuất. Trong đó xác định cụ thể các vùng sản xuất, kinh doanh đáp ứng nhu cầu nguyên liệu giấy và gỗ lớn phục vụ chế biến, xuất khẩu, nhất là chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm gỗ.

Để giúp các nhà máy, cơ sở sản xuất yên tâm tiêu thụ sản phẩm gỗ trồng, đồng thời huy động vốn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng, Tuyên Quang đã thực hiện có hiệu quả vốn đầu tư từ Trung ương thông qua các dự án. Tỉnh ban hành cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế trang trại bằng hình thức hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay, đa dạng các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư giữa doanh nghiệp với hộ gia đình.

Thực hiện tốt hợp tác, các công ty tiêu thụ gỗ đứng chân trên địa bàn cũng đẩy mạnh hỗ trợ người trồng, tạo đầu ra ổn định, bảo đảm sản xuất của người dân[30].

Hiện tại UBND tỉnh Tuyên Quang đã có Quyết định số 295/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2016 về việc “phê duyệt đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016 – 2020” với các nhóm giải pháp để thực hiện tốt các nhiệm vụ:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

27

- Sản xuất cây giống mới năng suất cao, chất lượng tốt theo phương pháp nuôi cấy mô và đưa cây mô vào trồng rừng đại trà

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tiên tiến - Nâng cao hiệu quả của rừng trồng [18].

c. Kinh nghiệm từ tỉnh Thừa Thiên Huế:

Để phát triển rừng trồng theo hướng bền vững, từ năm 2016, tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn trên địa bàn, đặt mục tiêu đến năm 2020 xây dựng 13.000 ha rừng trồng gỗ lớn; trong đó, tỷ lệ rừng được cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn được Hội đồng quản trị rừng quốc tế công nhận (tiêu chuẩn FSC) là 40% so với diện tích rừng gỗ lớn, tương đương 5.000 ha rừng trồng sản xuất sử dụng giống lâm nghiệp thân thiện với môi trường [16].

Đáng chú ý, bằng nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình khuyến lâm quốc gia, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức trồng mô hình rừng thâm canh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích là 55 ha, gồm 34 hộ tham gia thuộc 3 xã khó khăn: Hồng Hạ, Hương Nguyên (huyện A Lưới), Hồng Tiến (thị xã Hương Trà); và 2 xã miền núi: Bình Thành, Bình Điền (thị xã Hương Trà); 1 xã đồng bằng là Phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà) [31].

Để tận dụng, phát huy lợi thế, tiềm năng, các ban ngành cần nghiên cứu đa dạng chủng loại rừng, mở rộng diện tích, hướng đến mở rộng thị trường tiêu thụ.

Đồng thời, có biện pháp ứng phó thời tiết, bão lũ nhằm bảo vệ, phát triển rừng trồng... Về lâu dài, tỉnh đang nghiên cứu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ về đất đai cho người dân tham gia trồng rừng gỗ lớn có FSC...

Bên cạnh đó, tỉnh ban hành một số chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất lâm nghiệp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất lâm nghiệp để góp phần nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng như sử dụng cây keo lai mô trong trồng rừng thâm canh gỗ lớn, tỉa thưa rừng keo trồng bổ sung cây bản địa dưới tán rừng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

28

d. Kinh nghiệm từ triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Quảng Trị là đơn vị tiên phong trong việc hỗ trợ người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC. Từ năm 2010 các hộ dân trồng rừng keo ở tỉnh Quảng Trị đã được tổ chức quốc tế đánh giá cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Và đến năm 2014, Hội các nhóm họ có chứng chỉ rừng Quảng Trị đã được UBND tỉnh ký Quyết định cho phép thành lập. Đây là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, được thành lập trên dựa trên ký kết tham gia của các hộ dân trồng rừng keo được quản lý theo tiêu chuẩn FSC.

Xác định được tầm quan trọng trong việc phát triển rừng trồng bền vững, tỉnh Quảng Trị đã có Nghị quyết số 19/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 của tỉnh Quảng Trị đưa chỉ tiêu: Đến năm 2020 diện tích được cấp chứng chỉ rừng bền vững khoảng 42.000 ha;

Để hỗ trợ cho quá trình thực hiện, UBND tỉnh Quảng Trị đã có Quyết định Số:

23/2017/QĐ-UBND ngày 07 tháng 09 năm 2017 về việc “Ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng, con nuôi tạo sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bản tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến năm 2025”. [19]

Với kinh nghiệm thực tế để nâng cao hiệu quả kinh tế, Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị xác định cần phải kết nối với thị trường đầu ra ổn định và nâng cao chất lượng cây trồng.

+ Đối với việc kết nối với thị trường đầu ra: Hội đã ký hợp đồng hợp tác với công ty thu mua gỗ Scansi Pacific; với cam kết của công ty là bao tiêu hết toàn bộ lượng gỗ xẻ được khai thác với mức giá cao hơn thị trường tự do tại thời điểm từ 15% đến 18%

+ Đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm: Hội luôn tuyên truyền, tập huấn nâng cao kiến thức cho người dân trong việc lựa chọn giống có chất lượng và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao chất lượng cây trồng.

Bên cạnh đó, chi cục kiểm lâm Quảng Trị cũng đã phối hợp với Tổng cục lâm nghiệp tiến hành xây dựng nhiều mô hình trồng rừng gỗ lớn, chuyển hóa rừng từ rừng kinh doanh gỗ dăm sang gỗ lớn để nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân; đồng thời cũng là mô hình để các người dân khác tham gia học hỏi kinh nghiệm.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

29

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở tỉnh Quảng Trị (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)