Quá trình tham gia rừng trồng sản xuất theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở Quảng Trị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở tỉnh Quảng Trị (Trang 47 - 50)

CHƯƠNG II: PHAN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG THEO TIÊU CHUẨN FSC CỦA CÁC HỘ DÂN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị

2.2.1. Quá trình tham gia rừng trồng sản xuất theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở Quảng Trị

2.2.1.1. Quá trình hình thành Nhóm chứng chỉ rừng tỉnh Quảng Trị

Từ năm 2007 Tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam), phối hợp với Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị (nay đã sát nhập vào Chi cục Kiểm Lâm) đã hỗ trợ các các người dân ở 5 thôn gồm Giang Xuân Hải và Kinh Môn (xã Trung Sơn – huyện Gio Linh), Linh Hải, Thủy Ba Đông, Thủy Ba Tây (xã Vĩnh Thủy – huyện Vĩnh Linh) tiếp cận với việc quản lý rừng bền vững có chứng chỉ rừng FSC. Tại thời điểm đó đã thành lập được 5 nhóm chứng chỉ rừng cấp thôn thuộc 5 thôn nêu trên với 150 hộ dân tham gia với 350 rừng trồng keo. Đến năm 2010 thì có một số hộ dân xin ra khỏi nhóm và lúc đó chỉ còn 118 thành viên với 316 ha.

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Nhóm chứng chỉ rừng Quảng Trị

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

37

Vào tháng 7 năm 2010, Nhóm chứng chỉ rừng Quảng Trị được tổ chức GFA (là tổ chức được tổ chức FSC ủy quyền đánh giá cấp chứng chỉ rừng FSC) đến đánh giá. Sau những nỗ lực chuẩn bị chu đáo thì Nhóm chứng chỉ rừng Quảng Trị đã được tổ chức GFA công nhận đạt được chứng chỉ rừng FSC; thời gian có hiệu lực là 5 năm tính từ 17/9/2010 đến ngày 16/9/2015, nhưng hàng năm phải đánh giá thường niên để duy trì chứng chỉ.

Nhóm chứng chỉ rừng thôn (VCG) là nhóm nông dân có cùng mối quan tâm chung là phát triển rừng trồng của họ một cách bền vững. Các nhóm chứng chỉ rừng thôn có thể tổ chức cùng tham gia mua cây giống, cùng khai thác, cùng vận chuyển, cùng tiếp thị và bán gỗ, cùng tham gia việc sắp xếp và các thủ tục chứng chỉ rừng FSC. Ý tưởng chung là các nhóm chứng chỉ rừng thôn có thể có lợi ích lớn hơn khi hợp tác ở quy mô lớn.

Các thành viên trong các Nhóm chứng chỉ rừng thôn sẽ giúp đỡ lẫn nhau và tìm kiếm các giải pháp có thể chấp nhận được và khả thi đối với tất cả các thành viên. Các thành viên phải: Cam kết quản lý khu vực rừng trồng theo các Nguyên tắc và Tiêu chí của FSC, các nguyên tắc và tiêu chí này đã được tóm tắt trong danh mục kiểm tra của người dân về việc tuân thủ FSC, trong đó cụ thể các yêu cầu quản lý rừng bền vững về các khía cạnh xã hội, môi trường và kinh tế.

WWF-Việt Nam là đại diện quản lý nhóm. WWF-Việt Nam cử chị Lê Thủy Anh, Tiến sĩ lâm nghiệp, làm đại diện. Bên cạnh đó, các nhóm hộ cũng được hỗ trợ và tư vấn bởi Chi cục lâm nghiệp tỉnh về các vấn đề kỹ thuật/quản lý.

Đến tháng 6 năm 2011 Quản lý nhóm được WWF-Việt Nam bàn giao lại cho Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị. Nhiệm vụ của Quản lý nhóm sẽ chịu trách nhiệm cho vận hành nhóm chứng chỉ rừng. Họ sẽ là người giữ chứng nhận chính thức và sẽ:

+ Hoàn thiện bản đồ cho các lâm phần với tỷ lệ 1:10000, chỉ ra số hiệu các lô rừng, nhóm quản lý hiện tại, năm trồng và đường, cầu, cầu vuợt, vùng đệm và các sử dụng đất liền kề;

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

38

+ Hoàn thiện kế hoạch quản lý rừng của nhóm ở cấp tỉnh bằng việc tổng hợp các kế hoạch nhóm cấp thôn;

+ Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh của nhóm ở cấp tỉnh dựa trên các kế hoạch kinh doanh nhóm cấp thôn;

+ Lập mối quan hệ kinh doanh giữa các nhóm chứng chỉ rừng thôn và các khách hàng mua gỗ trong và ngoài nước.

Thực trạng quản lý rừng bền vững có chứng chỉ rừng FSC ở tỉnh Quảng Trị được thực hiện ở hai đối tượng đó là các hộ dân trồng rừng keo và các công ty lâm nghiệp. Đối với các công ty lâm nghiệp, là những đơn vị có tư cách pháp nhân, có đầy đủ nhân sự quản lý nên dễ dàng hơn rất nhiều so với các hộ dân trồng rừng.

2.2.1.2. Hình thành Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị

Trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành và hoạt động của Nhóm chứng chỉ rừng Quảng Trị được sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của Tổ chức WWF-Việt Nam, nhưng thời gian của các dự án hỗ trợ thì có hạn, cùng với yêu cầu của tổ chức đánh giá, Nhóm chứng chỉ rừng Quảng Trị phải cần phải có tư cách pháp nhân và có đủ năng lực để duy trì chứng chỉ khi các dự án kết thúc.

Ngày 21/4/2014, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị đã có Quyết định 715/QĐ- UBND về việc cho phép thành lâp Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị.

+ Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động theo Điều lệ được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, tuân thủ qui định pháp luật, chịu sự quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.

+ Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, tự đảm bảo kinh phí, trụ sở và phương tiện hoạt động.

Trong năm 2014, Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị cũng đã tổ chức Đại hội và hoàn thành cơ cấu tổ chức cũng như Điều lệ hoạt động.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

39

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở tỉnh Quảng Trị (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)