Đặc điểm kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở tỉnh Quảng Trị (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG II: PHAN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ RỪNG TRỒNG THEO TIÊU CHUẨN FSC CỦA CÁC HỘ DÂN Ở TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020, đã đưa ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2016 – 2020 đạt 7,4%. Đến năm 2020, cơ cấu ngành kinh tế: công nghiệp – xây dựng – dịch vụ nông nghiệp đạt tỷ trọng tương ứng là 40,5% – 41% – 18,5%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2020 gấp 2 lần năm 2015; Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2016 – 2020 đạt 18.000-19.000 tỷ đồng; tốc độ tăng thu nội địa bình quân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

34

trong giai đoạn 2016 – 2020 đạt trên 15%/năm; Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm đạt trên 100.000 tỷ đồng; Mức giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm giai đoạn 2016-2020 đạt 1,5 – 2,0%;

Tổng thu ngân sách trên địa bàn đến ngày 20/10/2017 là 1.724,93 tỷ đồng bằng 72% dự toán năm 2018, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước. Ước đến 31/12/2017, thu ngân sách trên địa bàn đạt 2.398 tỷ đồng, đạt 100% dự toán địa phương và tăng 6% so với cùng kỳ năm 2016.

Tổng chi ngân sách đến 20/10/2017 thực hiện là 4.529,304 tỷ đồng, bằng 65,7% dự toán năm 2017, và tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính đến 31/12/2107 là 7.925,656 tỷ đồng, đạt 115% dự toán địa phương, bằng 118% dự toán Trung ương và tăng 12% so với cùng kỳ năm 2016

Năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh ước giảm 1,7% (tương ứng giảm 2.687 hộ nghèo). Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh đầu năm 2017 là 13,49% (22.313 hộ nghèo) đã giảm xuống còn 11,79% (19.626 hộ nghèo) cuối năm 2017.

2.1.2.2. Dân số.

Năm 2010 dân số trung bình của tỉnh là 601.672 người. Toàn tỉnh có 136.743 hộ gia đình, bình quân 4,4 nhân khẩu/hộ. Dân số thành thị có 170.073 người, chiếm 28,31%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,05% năm 2007 và 1,12% năm 2010;

dân số cơ học tăng không đáng kể. Bình quân mỗi năm dân số trung bình toàn tỉnh tăng thêm khoảng 5.000-6.000 người.

Trong cơ cấu dân số phân theo giới tính, nữ chiếm 50,3%, nam chiếm 49,7%; phân theo độ tuổi, từ 0-59 tuổi chiếm khoảng 90,9%, chỉ tiêu này cho thấy đây là cơ cấu dân số trẻ, riêng dân số dưới 15 tuổi chiếm 37,9%, đây là lực lượng lao động dự trữ dồi dào của tỉnh.

Mật độ dân số toàn tỉnh là 126,7 người/km2, thuộc loại thấp so với các tỉnh, thành khác trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở các thành phố, thị xã, các huyện đồng bằng như thị xã Quảng Trị: 308 người/km2, thị xã Đông Hà: 1.157 người/km2, trong khi đó huyện Đakrông chỉ có 29 người/km2, Hướng Hoá 64 người/km2. Sự phân bố dân cư không đồng đều giữa

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

35

các vùng gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, điện, nước, thủy lợi, trường học, trạm y tế... phục vụ sản xuất và dân sinh ở những vùng có địa hình núi cao, chia cắt, thưa dân.

2.1.2.3. Nguồn nhân lực.

Năm 2010 toàn tỉnh có 346.287 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm khoảng 57,5% dân số, số người trong độ tuổi lao động tăng thêm bình quân mỗi năm khoảng 3.000 - 4.000 người. Số người đạt trình độ từ sơ cấp, có chứng chỉ nghề trở lên chiếm 26% (trong đó cao đẳng, đại học trở lên chiếm 4,4%; trung học chuyên nghiệp 5,9%; công nhân kỹ thuật có bằng 1,5%, công nhân kỹ thuật không bằng 8,3%, sơ cấp/chứng chỉ nghề 2,9%). Còn lại phần lớn là lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 74%. Phần lớn lao động trên địa bàn tỉnh làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp (năm 2010 chiếm tỷ lệ 55%); lao động trong các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu lao động xã hội.

2.1.2.4. Truyền thống văn hóa.

Cộng đồng các dân tộc tỉnh Quảng Trị gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô. Tỉ lệ các dân tộc thiểu số chiếm khoảng 9% tổng dân số. Mỗi dân tộc đều có lịch sử lâu đời và có truyền thống văn hóa phong phú, đặc sắc, đặc biệt là văn hóa dân gian. Đồng bào các dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Cô sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh như: Hướng Hóa, Đakrông. Các dân tộc anh em trên đất Quảng Trị đã đoàn kết, kiên cường đấu tranh trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, có những đóng góp to lớn cho thắng lợi của dân tộc và ngày nay đang chung sức đồng lòng, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động sản xuất, xây dựng quê hương đất nước.

Dân số và nguồn nhân lực của tỉnh Quảng Trị dồi dào; có nền văn hóa đa dạng và giàu truyền thống quý báu. Tuy nhiên vấn đề dân cư và lao động của tỉnh vẫn còn những hạn chế, bất cập như: dân cư phân bố không đều trên các địa bàn lãnh thổ; trình độ dân trí còn thấp nhất là vùng sâu, vùng xa; trình độ chuyên môn, kỹ thuật lành nghề còn hạn chế, thiếu đội ngũ lao động có chất lượng cao, thiếu chuyên

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

36

gia giỏi... Do đó vấn đề nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, phát huy yếu tố nội lực con người là nhiệm vụ cấp bách trước mắt cũng như chiến lược lâu dài của tỉnh nhằm đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế

2.2. Thực trạng rừng trồng sản xuất theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở tỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng theo tiêu chuẩn FSC của các hộ dân ở tỉnh Quảng Trị (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)