Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT KHOAI MÌ TẠI TỈNH TÂY NINH
2.1. Khái quát về tỉnh Tây Ninh
Tây Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tây Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh, vương quốc Campuchia và là một trong những tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tỉnh có thành phố Tây Ninh nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 99 km theo đường Quốc lộ 22, cách biên giới Campuchia về phía Tây Bắc. Tỉnh Tây Ninh có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 6 huyện với 94 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 6 thị trấn và 71 xã.
Như các tỉnh thành Đông Nam Bộ khác, Tỉnh Tây Ninh cũng là vùng có địa hình chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long, đất đai tương đối bằng phẳng. Địa hình vừa mang đặc điểm của một cao nguyên, vừa có dáng dấp, sắc thái của vùng đồng bằng, Tây Ninh có nhiều vùng địa hình khác nhau như vùng địa hình núi (núi Bà Đen cao 986 m, cao nhất Nam Bộ Việt Nam, Núi Phụng: 435m, Núi Heo: 289m, Đồi 82 - Nghĩa Trang Liệt Sĩ Tân Biên: 82m), vùng gò đất và đồi thấp đỉnh rộng và bằng có lượn sóng yếu dao động từ 15m ở các huyện phía nam đến 115m tại thượng nguồn Hồ Dầu Tiếng và rải rác trên Huyện Tân Châu (tuy nhiên độ cao trung bình toàn tỉnh chỉ trong khoảng 35m), vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi cao khoảng 1m...nhìn chung địa hình của Tây Ninh bằng phẳng hơn so với các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ khác.
h
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Tây Ninh
Nguồn: Internet Tây Ninh có tiềm năng dồi dào về đất, trên 96% quỹ đất thuận lợi cho phát triển cây trồng các loại, từ cây trồng nước đến cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả các loại. Đất đai Tây Ninh có thể chia làm 5 nhóm đất chính với 15 loại đất khác nhau. Trong đó, nhóm đất xám chiếm trên 84%, đồng thời là tài nguyên quan trọng nhất để phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, còn có nhóm đất phèn chiếm 6,3%, nhóm đất cỏ vàng chiếm 1,7%, nhóm đất phù sa chiếm 0,44%, nhóm đất than bùn chiếm 0,26% tổng diện tích. Đất lâm nghiệp chiếm hơn 10% diện tích tự nhiên.
h
Như vậy, với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, đất đai như trên đã cho phép Tây Ninh phát triển được ngành trồng trọt với cơ cấu cây trồng đa dạng, trong đó có cây khoai mì. Với nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào đã tạo điều kiện cho Tây Ninh phát triển hệ thống các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, chế biến tinh bột khoai mì rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2.1.2. Kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Về kinh tế
Tỉnh Tây Ninh được xem là một trong những cửa ngõ giao lưu về quốc tế quan trọng giữa Việt Nam với Campuchia, Thái Lan,… Đồng thời tỉnh có vị trí quan trọng trong mối giao lưu trao đổi hàng hoá giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2020, tổng sản phẩm trên địa bàn ước thực hiện 51.032 tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2020 là tăng 8% trở lên), GRDP bình quân đầu người đạt 3.147 USD (kế hoạch năm 2020 là 3.300 USD). [25]
Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ (chưa tính thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) trong GRDP theo giá hiện hành ước đạt 21,5% - 43,3% - 30,3% (theo kế hoạch năm 2020 là: 21 - 22%; 41 - 42%; 32 - 33%). [25]
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các thành phần kinh tế năm 2020
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh năm 2020 Trong những năm qua, dưới tác động của quá trình hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới tác động của cách mạng công nghệ 4.0, cơ cấu nền kinh tế tại tỉnh Tây Ninh đã có những sự chuyển biến tích cực, cơ cấu ngành công
21.50%
43.30%
30.30%
Nông nghiệp
Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
h
nghiệp – xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng trưởng nhanh, trong khi đó ngành nông – lâm – thủy sản lại có xu hướng phát triển theo chiều sâu, phát triển theo hướng chuyên môn hóa, chú trọng vào chất lượng các mặt hàng nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu các thành phần kinh tế giai đoạn 2018 - 2020
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tây Ninh năm 2018, 2019, 2020 Có thể thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2018 - 2020 có sự thay đổi khá lớn về cơ cấu các thành phần kinh tế trong các năm.
Sự khác biệt này xuất phát từ sự thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại tỉnh Tây Ninh qua các năm.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại và diễn biến phức tạp tại một số địa phương đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân trong tỉnh. Song, với sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, sự tập trung điều hành quyết liệt của UBND tỉnh, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, việc thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ "vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội" trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2021 đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đến nay, về cơ bản, tỉnh đã khống chế được dịch bệnh phát sinh trong cộng đồng và kiểm soát được tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7,0% so với cùng kỳ. [26]
Ngành nông nghiệp kiểm soát được dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 13,2%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu các ngành dịch vụ tăng 11,6% so cùng kỳ. Về cơ cấu các ngành trong 6 tháng đầu năm
23.10%
41%
21.50%
39.90%
33%
43.30%
33.00%
21%
30.30%
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
45.00%
50.00%
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nông nghiệp
Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
h
2021, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 20,17%, công nghiệp – xây dựng chiếm 45,33% và dịch vụ chiếm 29,45%.[26]
Biểu đồ 2.3. Giá trị các ngành trong 6 tháng đầu năm 2021
ĐVT: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 3.240 triệu USD, tăng 67,5% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước thực hiện 4.053 triệu USD, tăng 170% so cùng kỳ.
Môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục được quan tâm cải thiện. Các chương trình đột phá, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đảng bộ tỉnh 5 năm và hàng năm đã và đang được tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm tạo điều kiện tốt nhất khơi thông nguồn lực, thu hút đầu tư phát triển kinh tế-xã hội. Tổng vốn thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt 8.040 tỷ đồng và 422 triệu USD, so với cùng kỳ tăng 40 dự án, tăng 33% về vốn đăng ký. Số doanh nghiệp thành lập mới tăng 27% và tăng 51% về vốn đăng ký. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 2,9%.
2.1.2.2. Về xã hội
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Tây Ninh đạt 1.169.165 người, mật độ dân số đạt 268 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 207.569 người, chiếm 17,8% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 961.596 người, chiếm 82,2% dân số. Dân số nam đạt 584.180 người, nữ đạt 584.985 người [29]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 0,92 %.
Cơ cấu kinh tế trẻ, đây là nguồn lực rất lớn và quan trọng cho phép Tây Ninh phát triển kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề giải quyết việc làm cũng là một vấn đề mà tỉnh Tây
8,886
19,966
12,970
- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000
Nông nghiệp
Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ
h
Ninh cần phải xử lý tốt hơn nhằm đảm bảo ổn định đời sống, tạo thu nhập cho người dân một cách hợp lý.
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Tây Ninh có 9 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Đạo Cao Đài có 415.920 người, Công giáo có 45.992 người, Phật giáo có 38.336 người, các tôn giáo khác như Hồi giáo 3.337 người, Tin Lành có 684 người, Phật giáo hòa hảo có 236 người, Minh Sư Đạo có bốn người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có hai người, Bà-la-môn có một người [29].
Toàn tỉnh Tây Ninh có đủ 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống.
Trong đó dân tộc Kinh có 1.050.376 người, người Khmer có 7.578 người, người Chăm có 3.250 người, người Xtiêng có 1.654 người, người Hoa có 2.495 người, còn lại là những dân tộc khác như Mường, Thái, Tày [29]…
Như vậy, từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lao động dồi dào, có thể thấy, Tây Ninh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì. Cùng với sự ủng hộ của các cấp chính quyền, ngành chế biến tinh bột khoai mì tại tỉnh Tây Ninh đã trở thành một ngành trọng điểm của tỉnh, đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong những năm trở lại đây.