Một số giải pháp nhằm phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững về môi trường tại tỉnh Tây Ninh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững về môi trường trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 79 - 88)

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT KHOAI MÌ THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH TÂY NINH

3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững về môi trường tại tỉnh Tây Ninh

3.3.1. Đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại tỉnh Tây Ninh

3.3.1.1. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

Quản lý nhà nước về môi trường được hiểu là quá trình mà Nhà nước thông qua việc thực hiện các chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình để đưa ra các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật và xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội của quốc gia. Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại địa phương nói chung và đối với ngành chế biến tinh bột khoai mì nói riêng, tỉnh Tây Ninh cần thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

- Ban hành và sửa đổi các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh;

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế kết hợp với quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường theo nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ.

- Nâng cao năng lực thực thi công vụ của các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, nâng cao vai trò của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh trong việc thực hiện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại tỉnh Tây Ninh. Việc kiểm tra, giám sát phải được thực hiện dưới nhiều hình thức như: định kỳ, đột xuất để kịp thời phát hiện những hành vi gây hại cho môi trường của các cơ sở chế biến từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp.

Chủ thể thực hiện kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với ngành chế biến tinh bột khoai mì cần được đa dạng, đây không chỉ là công việc riêng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà là trách nhiệm của tất cả người dân trong xã hội nhằm bảo vệ môi trường sống, thực hiện trách nhiệm xã hội của bản thân mỗi công dân đối với sự phát triển của đất nước.

h

3.3.1.2. Xây dựng Đề án phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững về môi trường giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Xuất phát từ những lợi thế về điều kiện tự nhiên và quy hoạch phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì đã được Đảng bộ, HĐND và UBND tỉnh Tây Ninh đề ra trong giai đoạn hiện nay. Để việc phát triển ngành này theo hướng bền vững về môi trường; mở rộng quy mô sản xuất, chế biến, nâng cao năng suất và giá trị kinh tế kết hợp với xử lý triệt để các yếu tố môi trường thì UBND tỉnh Tây Ninh cần nghiên cứu xây dựng Đề án phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững về môi trường giai đoạn 2021 – 2025 tầm nhìn đến năm 2030.

Đề án cần được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:

- Đảm bảo gia tăng giá trị kinh tế của ngành chế biến tinh bột khoai mì;

- Xây dựng được các chính sách hỗ trợ ngành trong giai đoạn khủng hoảng dưới tác động của đại dịch Covid-19;

- Đảm bảo giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ, đảm bảo tốt quyền và lợi ích của người lao động;

- Thực hiện tốt nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường;

- Đưa hoạt động đánh giá tác động môi trường vào thực tế hơn, phản ánh chính xác tình hình phát triển và những tác động đến môi trường trong hoạt động chế biến tinh bột khoai mì của các doanh nghiệp.

Để xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Đề án này, UBND tỉnh Tây Ninh cần giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh, cùng với các cơ quan liên quan khác xây dựng và tổ chức thực hiện.

Đề án cần nêu rõ từng giai đoạn thực hiện những mục tiêu cụ thể, xác định được tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện mục tiêu, trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện mục tiêu và có cơ chế khen thưởng, xử lý kịp thời việc thực hiện những mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn.

Quá trình thưc hiện Đề án cần phải tổ chức đánh giá ở tất cả các khâu, từ khởi sự chính sách, hoạch định chính sách, tổ chức thực thi, phân tích chính sách nhằm phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và có biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo việc thực hiện tốt các mục tiêu của Đề án.

h

3.3.1.3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường

Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT như Khoản 1 Điều 6, Luật BVMT năm 2014 nêu rõ một trong những hoạt động được khuyến khích là “truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia BVMT, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học” hay “phổ biến, giáo dục pháp luật về BVMT phải được thực hiện thường xuyên và rộng rãi” (Điều 154).

Khoản 1 và 2 Điều 155 của Luật quy định cụ thể công tác giáo dục về môi trường, đào tạo nguồn nhân lực: “Chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trường”, “Nhà nước ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực BVMT;

khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về môi trường và đào tạo nguồn nhân lực BVMT”…

Từ khi Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 ra đời, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại các địa phương đã được quan tâm nhiều hơn trước. Việc phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường nói riêng rất quan trọng, giúp nâng cao ý thức pháp luật của người dân về bảo vệ môi trường và từ đó, có những hành vi xử sự phù hợp, không gây tổn hại đến môi trường.

Để công tác phổ biến pháp luật hiệu quả hơn nữa, UBND tỉnh Tây Ninh cần giao cho Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan có liên quan để tổ chức phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đến đông đảo người dân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, người lao động làm việc trong các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì, người dân xung quanh khu vực có nhà máy chế biến hoạt động ..

nhằm giúp cho toàn xã hội nâng cao được ý thức bảo vệ môi trường; sẵn sàng lên tiếng về những hành vi vi phạm môi trường.

3.3.1.4. Đầu tư kinh phí thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá tác động môi trường và hiệu quả kinh tế của ngành chế biến tinh bột khoai mì tại tỉnh Tây Ninh

UBND tỉnh Tây Ninh cần giao cho Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiên cứu đặt hàng các nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh về phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững về môi trường, lấy đó làm căn cứ khoa học quan

h

trọng để xây dựng kế hoạch phát triển ngành dài hạn trên cơ sở đảm bảo phát triển bền vững ngành nói chung và bền vững về môi trường nói riêng.

Việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học sẽ giúp tỉnh Tây Ninh huy động được sự tham gia của đội ngũ nhà khoa học, trí thức, các chuyên gia về kinh tế và môi trường trong việc tham mưu, hoạch định các chính sách phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững về môi trường.

3.3.1.5. Tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường Áp dụng công cụ kinh tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tỉnh trong quản lý môi trường. Áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường là biện pháp thiết thực để tạo sự chuyển biến tích cực trong hành vi của mỗi tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường; tăng cường ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường của doanh nghiệp góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả trong quản lý môi trường tại địa phương; mặt khác còn gia tăng nguồn thu nhập phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường và cho ngân sách nhà nước tại địa phương. Công cụ kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể chủ động lập kế hoạch bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật thông qua việc lồng ghép chi phí bảo vệ môi trường với chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm nhằm tăng hiệu quả chi phí, khuyến khích việc đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các giải pháp kinh tế có vai trò điều chỉnh kinh tế vĩ mô theo hướng tích cực, có tác dụng buộc người gây ô nhiễm phải thực hiện các mục tiêu về môi trường bằng các phương tiện, chi phí hiệu quả nhất; kích thích sự phát triển công nghệ mới và tăng cường chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân, khuyến khích công tác nghiên cứu và phát triển “sản xuất sạch”.

Việc thực hiện công cụ kinh tế trong quản lý môi trường cần được tổ chức triển khai thực hiện một cách triệt để; đẩy mạnh việc thực hiện thu phí BVMT đối với nước thải theo quy định, phí BVMT trong hoạt động xả thải... theo các quy định của Chính phủ và các Bộ ngành. Đổi mới hình thức nộp phí BVMT như chuyển khoản qua ngân hàng để tiết kiệm thời gian cho các doanh nghiệp.

Đồng thời, cần xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện thu phí BVMT của các cơ sở chế biến, xử phạt nghiêm minh những cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về đóng phí BVMT.

h

3.3.1.6. Tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khủng hoảng do dịch bệnh

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 như hiện nay, UBND tỉnh Tây Ninh cần chỉ đạo các cơ quan, ban ngành và các địa phương phối hợp chặt chẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo các nội dung hỗ trợ trong Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 để giúp các doanh nghiệp nói chung và các nhà máy chế biến tinh bột mì nói riêng sớm vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, UBND tỉnh Tây Ninh cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các ngân hàng thương mại trong việc khẩn trương triển khai các gói hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ lãi suất để các DN nhanh chóng tiếp cận được.

Bên cạnh đó, Cục Thuế tỉnh Tây Ninh, Sở LĐ,TB&XH tỉnh Tây Ninh, Liên đoàn Lao động tỉnh cũng cần có những văn bản hướng dẫn triển khai các chính sách hỗ trợ kịp thời để các doanh nghiệp sớm tiếp cận được các gói hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

3.3.2. Đối với các doanh nghiệp chế biến

Đối với các doanh nghiệp chế biến tinh bột khoai mì, việc phát triển ngành kết hợp với đảm bảo yếu tố bền vững về môi trường đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt hai nhiệm vụ cụ thể đó là đảm bảo tăng trưởng kinh tế và khắc phục ô nhiễm môi trường, cụ thể như sau:

3.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế

- Các doanh nghiệp cần nghiên cứu các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn về nguyên liệu, lao động trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế do dịch bệnh.

Vấn đề nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì hiện nay rất khó khăn, lượng nguyên liệu tại chỗ từ những vùng chuyên canh cây khoai mì chỉ đáp ứng được 40% công suất hoạt động của các nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh, số nguyên liệu còn lại chủ yếu phải nhập khẩu từ Campuchia. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, vấn đề đảm bảo nguyên liệu cho hoạt động chế biến gặp nhiều khó khăn.

h

Để chủ động ứng phó với những sự thay đổi của môi trường và chủ động nguồn nguyên liệu, các doanh nghiệp cần nghiên cứu biện pháp hỗ trợ người dân trong việc mở rộng quy mô trồng cây khoai mì theo hướng ký cam kết cung ứng nguyên liệu với doanh nghiệp. Theo đó, người dân sẽ được doanh nghiệp hỗ trợ về vốn, công nghệ trồng trọt, ngược lại, người dân phải cam kết cung ứng nguyên liệu cho nhà máy theo những điều khoản bắt buộc.

Bên cạnh đó, thị trường cung cấp nguyên liệu đầu vào không nên chỉ dừng lại ở nguồn cung tại chỗ và nhập khẩu từ Campuchia, các doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường nguyên liệu rộng hơn với quy mô lớn hơn nhằm cung cấp đủ cho yêu cầu của quá trình mở rộng sản xuất.

- Nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng tinh bột khoai mì

Với đặc tính của tinh bột khoai mì là ứng dụng được nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, do đó, nhu cầu về tinh bột khoai mì trên thế giới rất lớn. Các doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm thông tin và các đơn hàng, đa dạng hóa đối tác nhập khẩu, nhằm quảng bá và giới thiệu sản phẩm đến các nước trong khu vực và thế giới.

- Tham gia mạng lưới hiệp hội sắn Việt Nam để trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm quản lý từ các doanh nghiệp khác trên toàn quốc.

Hiệp hội sắn Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 103/QĐ-BNV ngày 04/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc cho phép thành lập Hiệp hội Sắn Việt Nam. Hiệp hội Sắn Việt Nam là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, tuân thủ quy định của pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội.

Từ khi thành lập, Hiệp hội đã có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin, trợ giúp người dân và doanh nghiệp trong hoạt đồng trồng trọt và chế biến tinh bột sắn trên toàn quốc. Tham gia Hiệp hội này sẽ giúp cho các doanh nghiệp và người dân có được sự hỗ trợ kịp thời trong quá trình thực hiện hoạt động chế biến và kinh doanh sắn; trao đổi, học hỏi công nghệ sản xuất; công nghệ xử lý chất thải nhằm giảm bớt những tác động tiêu cực đến môi trường.

- Đầu tư hệ thống máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất bằng các huy động nguồn vốn từ xã hội dưới nhiều hình thức. Để nâng cao năng lực cạnh tranh

h

của mặt hàng tinh bột khoai mì, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và công nghệ sản xuất thay đổi nhanh chóng như hiện nay, muốn có được chỗ đứng trong thị trường, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải đi tắt đón đầu, đầu tư hệ thống thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho quá trình sản xuất nhằm làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo nên tính cạnh tranh với các mặt hàng tương tự của các địa phương khác, từ đó góp phần nâng cao giá trị kinh tế.

- Chú trọng đến hoạt động bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ người lao động, đặc biệt là thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao, hiểu được về công nghệ chế biến vào làm việc.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về công nghệ, tiếp cận với những dây truyền sản xuất tinh bột khoai mì mới, hiện đại, cho năng suất lao động cao và chất lượng sản phẩm tốt. Từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng tinh bột khoai mì, biến sản phẩm tinh bột khoai mì thành mặt hàng chủ đạo của địa phương trong quan hệ thương mại quốc tế.

3.3.2.2. Khắc phục ô nhiễm về môi trường

- Áp dụng hệ thống xử lý chất thải hiện đại, đặc biệt là xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường xung quanh.

Hiện nay có rất nhiều công nghệ xử lý nước thải chế biến tinh bột khoai mì theo những tiêu chuẩn được Bộ Tài nguyên và Môi trường công nhận. Căn cứ theo điều kiện sản xuất, chế biến và năng lực tài chính của mình, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến cần lựa chọn cho mình mô hình xử lý chất thải phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.

Phương pháp và công nghệ xử lý nước thải áp dụng cần phải phù hợp với điều kiện sản xuất và quy mô chế biến của các nhà máy, nhằm góp phần xử lý nước thải một cách tốt nhất, hạn chế đến mức tối đa các tác động không tốt cho môi trường xung quanh.

- Xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường thường kỳ nhằm phát hiện những vấn đề tồn tại trong quy trình sản xuất gây ảnh hưởng đến môi trường để có biện pháp xử lý triệt để.

Việc đánh giá tác động môi trường cần được thực hiện bởi tổ chức độc lập, chuyên về đánh giá tác động môi trường trong sản xuất, kinh doanh nhằm đảm bảo tính khách quan và hiệu quả.

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững về môi trường trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 79 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)