Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CHẾ BIẾN TINH BỘT KHOAI MÌ TẠI TỈNH TÂY NINH
2.4. Đánh giá chung về phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững về môi trường tại Tây Ninh
2.4.1. Những kết quả đạt được
Phát triển kinh tế theo hướng bền vững là xu hướng của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong điều kiện nguồn tài nguyên thiên nhiên đang có nguy cơ cạn kiệt và những sức ép của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá gây ra cho môi trường thì việc phát triển bền vững về môi trường được quan tâm hơn bao giờ hết.
- Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế đi đôi với phát triển bền vững về môi trường, thời gian quan, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Tây Ninh đã rất quan tâm đến việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành việc phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường, hạn chế những tác động xấu cho môi trường xung quanh, đặc biệt là những tác động không tốt đến đời sống và sinh hoạt của người dân.
Khi thực hiện khảo sát nhóm đối tượng công chức và doanh nghiệp để thực hiện đề tài này, với câu hỏi: Theo Anh/chị, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Tây Ninh có quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững về môi trường đối với ngành chế biến tinh bột khoai mì hay không? Tác giả thu được kết quả như sau: Theo kết quả khảo sát, có 73% số người dược hỏi cho rằng các cấp lãnh đạo, chính quyền tỉnh Tây Ninh đã “rất quan tâm” và “quan tâm” đến vấn đền phát triển bền vững về môi trường đối với ngành chế biến tinh bột khoai mì. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, bởi Tây Ninh là vùng chuyên canh cây khoai mì lớn nhất cả nước, với nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào và có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động chế biến sẽ giúp cho Tây Ninh phát triển ngành
h
chế biến tinh bột khoai mì thành ngành trọng điểm của địa phương. Tuy nhiên, vấn đề xử lý môi trường, đặc biệt là nước thải của quá trình chế biến tinh bột khoai mì đã đặt ra những vấn đề lớn đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải quan tâm.
Biểu đồ 3.1. Đánh giá về sự quan tâm của chính quyền
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Cùng với tác động của cách mạng công nghệ 4.0, các doanh nghiệp đã có những nỗ lực trong việc trang bị hệ thống máy móc hiện đại trong quá trình chế biến nhằm làm tăng năng suất sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của các mặt hàng tinh bột khoai mì trên thị trường, đặc biệt là trong hoạt động xuất khẩu. Cùng với việc đảm bảo được hiệu quả kinh tế, việc áp dụng các dây truyền máy móc hiện đại, khép kín cũng góp phần giảm thiểu chất thải trong quá trình chế biến, hạn chế tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm và những tác động không tốt tới môi trường.
- Hệ thống xử lý nước thải được đầu tư công phu, nước thải được xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường, đảm bảo những quy định của pháp luật về xử lý nước thải của các ngành nghề chế biến có nguy cơ gây hại cho môi trường.
- Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động xử lý môi trường của các cơ quan được đảm bảo. Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh với vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại địa phương đã có những hoạt động tích cực nhằm giám sát hoạt động chế biến của các nhà máy khoai mì, phát hiện và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
29%
52%
14%
5%
ĐVT: %
Rất quan tâm Quan tâm Ít quan tâm Không quan tâm
h
Biểu đồ 3.2. Đánh giá về hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định của Pháp luật về môi trường
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả - Các nhà máy chế biến tinh bột khoai mì đã có những sự quan tâm nhất định đối với việc đánh giá tác động của ngành chế biến tinh bột khoai mì đối với môi trường tự nhiên. Các cơ sở chế biến, nhà máy đã phần nào ý thức được việc nâng cao năng suất lao động, đảm bảo các chỉ số phát triển kết hợp với việc bảo vệ môi trường, thực hiện tốt những nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với môi trường xung quanh. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp đã có những hoạt động tích cực chung tay với chính quyền địa phương trong việc bảo vệ môi trường như trồng cây gây rừng, cải tạo hệ thống thoát nước của khu dân cư, ủng hộ kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường …
- Năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức thuộc các cơ quan có thẩm quyền về quản lý tài nguyên môi trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã có những đóng góp rất lớn trong việc đưa chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh tại địa phương. Từ đó, giúp cho các doanh nghiệp, nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột khoai mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh có được những sự hiểu biết kịp thời và cập nhật được những quy định của pháp luật về vấn đề phát triển ngành đi đôi với bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngày càng được chú trọng. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Tây Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan khác tổ chức nhiều hình thức tuyên
28
22
10
0 5 10 15 20 25 30
Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện thanh tra, kiểm tra
h
truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường đến đông đảo doanh nghiệp và người dân. Các hình thức tuyên truyền pháp luật được thực hiện đa dạng như: truyền hình, phát thanh, báo chí, hội thảo, tiếp xúc cử tri, các cuộc thi phong trào … đã nâng cao được ý thức pháp luật, giúp cho các doanh nghiệp và người dân thấy rõ được tầm quan trọng của vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
2.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong thời gian qua, việc phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững tại tỉnh Tây Ninh còn tồn tại một số nhũng hạn chế nhất định. Với đặc tính của ngành chế biến tinh bột khoai mì là ngành gây nhiều ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước, điều này đã kéo theo nhiều hệ luỵ, đặc biệt là ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân những khu vực xung quanh. Khi được hỏi, Theo Anh/chị hoạt động chế biến tinh bột khoai mì có ảnh hưởng đến môi trường hay không? Tác giả thu được kết quả như sau: 90% người dân được hỏi cho rằng, hoạt động của các nhà máy chế biến, cơ sở chế biến tinh bột khoai mì gây ảnh hưởng “rất nghiêm trọng” và “nghiêm trọng” đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, với đặc điểm sử dụng lượng nước rất lớn trong quy trình chế biến, cộng thêm việc tinh bột tồn dư trong nước thải nếu không được xử lý kỹ càng khi thải ra môi trường sinh hoạt sẽ gây nên ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt và với những nhà máy, cơ sở chế biến nằm trong khu dân cư.
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của hoạt động chế biến tinh bột khoai mì đến môi trường
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
40%
50%
10%
0%
ĐVT: %
Ảnh hưởng rất nghiêm trọng Ảnh hưởng nghiêm trọng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng
h
- Quy định về đánh giá tác động môi trường đối với ngành chế biến tinh bột khoai mì là bắt buộc, tuy nhiên, số lượng các nhà máy, cơ sở chế biến chưa hoàn thiện việc đánh giá tác động môi trường còn tồn tại.
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát chất lượng công tác ĐTM tại các nhà máy mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
STT Nội dung Đơn vị tính Kết quả
1 Số phiếu điều tra Phiếu 50
Số phiếu phát ra Phiếu 50
Số phiếu thu về Phiếu 50
Tỷ lệ % 100.0
2 Ý kiến về chất lượng công tác ĐTM Phiếu 50
- Tốt Phiếu 8
Tỷ lệ Tốt % 16.0
- Trung bình Phiếu 31
Tỷ lệ Trung bình % 62.0
- Kém Phiếu 11
Tỷ lệ Kém % 22.0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra) Tuy đã có những cải cách nhất định nhưng chất lượng công tác ĐTM tại tỉnh Tây Ninh vẫn chưa được đánh giá cao. Chỉ có 16% đối tượng được khảo sát đánh giá chất lượng công tác này ở mức “Tốt” (8/50 phiếu), 62% đánh giá “Trung bình” (31/50 phiếu), và 22% đánh giá “Kém” (11/50 phiếu). Có thể thấy tỷ lệ đánh giá chất lượng công tác ĐTM ở mức “Kém” còn tương đối cao. Thực tế cho thấy, công tác ĐTM tại Tây Ninh trong một số trường hợp vẫn bị chi phối bởi những “mệnh lệnh hành chính ngầm”. Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM đã bị thiên lệch vì lợi ích của các cơ sở sản xuất, kinh doanh hơn là lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Quan điểm và phương pháp luận về “Đánh đổi giữa môi trường và phát triển” chưa được vận dụng sâu sắc trong quá trình thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐTM. Trong bối cảnh phát triển, chắc chắn phải có sự đánh đổi giữa lợi ích kinh tế với lợi ích môi trường, nhưng có một số trường hợp, sự cân nhắc đánh đổi này không được chú trọng và thường bị
“bỏ qua”.
h
- Chất lượng báo cáo ĐTM của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn một số hạn chế.
Kết quả khảo sát về chất lượng báo cáo ĐTM của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về chất lượng báo cáo ĐTM của các nhà máy mì trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
STT Nội dung Đơn vị tính Kết quả
1 Số phiếu điều tra Phiếu 50
Số phiếu phát ra Phiếu 50
Số phiếu thu về Phiếu 50
Tỷ lệ % 100.0
2 Ý kiến về chất lượng báo cáo ĐTM của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh Phiếu 50
- Cao Phiếu 10
Tỷ lệ Cao % 20.0
- Trung bình Phiếu 23
Tỷ lệ Trung bình % 46.0
- Kém Phiếu 17
Tỷ lệ Kém % 34.0
(Nguồn: Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra) Chất lượng báo cáo ĐTM của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời gian gần đây đã từng bước được cải thiện, nhưng nhiều báo cáo ĐTM được thẩm định, phê duyệt có chất lượng không cao, còn nặng về hình thức. Phần lớn đối tượng tham gia khảo sát đánh giá chất lượng của các báo cáo ở mức độ Trung bình chiếm tỷ lệ 46%. Tuy nhiên, ở mức độ Kém thì tỷ lệ đánh giá vẫn rất cao với 34%.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do ý thức của nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa cao, có tâm lý xem nhẹ việc ĐTM, chưa đầu tư cho việc xây dựng báo cáo ĐTM.
- Các cơ sở chế biến không có điều kiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng nguồn nước trước khi xả thải ra môi trường. Với đặc tính là ngành chế biến có nhiều tồn dư chất độc hại trong nguồn nước thải ra môi trường, việc xử lý nước thải tốt sẽ góp phần quan trọng
h
cho việc hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh. Tuy nhiên, với quy mô sản xuất nhỏ và vừa, các cơ sở chế biến không có nguồn lực và điều kiện trang bị những hệ thống lọc nước tiên tiến.
Thêm vào đó, với những khó khăn do dịch bệnh Covid-19 gây ra đã khiến cho các cơ sở chế biến gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn nguyên liệu, đảm bảo công việc và lương cho người lao động và các chi phí duy trì sản xuất kinh doanh khác
- Việc thực hiện nghĩa vụ phục hồi môi trường tại các nhà máy chế biến và cơ sở chế biến tinh bột khoai mì chưa thực sự rõ ràng. Việc phát triển ngành theo hướng bền vững về môi trường đòi hỏi các nhà máy, cơ sở chế biến bên cạnh việc chú trọng đến lợi nhuận về kinh tế thì cần gắn kết với các hoạt động bảo vệ môi trường, đặc biệt là khắc phục những tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt đọng chế biến của cơ sở mình gây ra. Tuy nhiên, hoạt động này chưa được các cơ sở chế biến quan tâm và đầu tư đúng mức.
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
- Hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung chưa cao;
- Chưa xây dựng được kế hoạch phát triển ngành một cách cụ thể, chi tiết dựa trên những lợi thế sẵn có của địa phương;
- Ý thức pháp luật của người dân và doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường chưa cao.
- Hoạt động thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động chế biến tinh bột khoai mì chưa thường xuyên.
- Vai trò giám sát xã hội của người dân chưa được chú trọng;
- Chế tài chưa nghiêm đối với các doanh nghiệp chưa chấp hành tốt về bảo vệ môi trường.
h
Tiểu kết chương 2
Với những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển bền vững trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, UBND tỉnh Tây Ninh đã triển khai các nội dung phát triển kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành chế biến tinh bột khoai mì. Với vị trí là ngành mũi nhọn của tỉnh, trong những năm qua, ngành chế biến tinh bột khoai mì đã đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế và ổn định xã hội của các địa phương có cơ sở chế biến tinh bột khoai mì hoạt động. Các doanh nghiệp, nhà máy chế biến bên cạnh chú trọng tăng năng suất sản xuất cũng chú trọng việc bảo vệ môi trường hướng đến phát triển bền vững.
Trong chương 2, tác giả đã khái quát được điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Tây Ninh ảnh hưởng đến phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì; phân tích, đánh giá được thực trạng tình hình phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững về môi trường trong những năm gần đây tại tỉnh Tây Ninh.
Những đánh giá về hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong ngành chế biến tinh bột khoai mì ở Tây Ninh là tiền đề để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành chế biến tinh bột khoai mì theo hướng bền vững về môi trường tại tỉnh Tây Ninh trong chương 3.
h
Chương 3