CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “POLYMER” HÓA HỌC 12 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO CUỘC SỐNG CHO HỌC SINH
2.4. Thiết kế chủ đề dạy học STEM “Polymer – Giảm thiểu rác thải nhựa”
2.4.6. Sản phẩm các nhóm đã hoàn thành
- Sản phẩm tái chế từ chất dẻo
- Tác hại của chất dẻo
Chất dẻo là những chất khó tan, khó phân hu , chính vì vậy một lƣợng rác khổng lồ đƣợc thải ra hàng ngày nhƣ: bao nilon, xăm lốp xe,… các vật dụng làm từ chất dẻo đã làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hình ảnh rác thải sinh hoạt tại một số đại phương
Sự tồn tại của chất dẻo trong đất và nước sẻ ngăn cản oxi đi qua đất. Gây xói mòn đất, làm đất không giữ được nước, dinh dưỡng từ đó làm cây trồng chậm tăng trưởng, các sinh vật biển có thể bị chết do ăn hoặc nuốt phải rác thải từ chất dẻo bị vứt xuống đại dương.
56
Khí đốt rác thải polime làm ô nhiễm môi trường
Trong quá trình sản xuất polime sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy biến đổi khí hậu toàn cầu, làm cho mực nước biển dâng cao nắng nóng, bão lụt, hạn hán, phá hu hệ sinh thái.
- Trách nhiệm bản thân trong quá trình sử dụng chất dẻo
Vì vậy hãy thu gom, phân loại, xử lý, tái chế rác thải và sử dụng chúng vào những việc có ích.
o Nhóm 2:
- Sản phẩm tái chế từ cao su.
- Tác hại của cao su
▪ Cao su thiên nhiên
* Trong cao su có chất 2-mercaptobenzothiazole, gọi tắt là MBT là tác nhân có thể gây ung thƣ.
57
* Mủ cao su là một chất độc có thể gây ô nhiễm nguồn nước khu vực rừng đang khai thác
* Chi phí bỏ ra để xử lý nước thải cao su cũng cao vì mức độ ô nhiễm cao, chủ yếu là tổng nitơ và các chất hữu cơ.
* Mất nhiều thời gian để phân hủy (500-1000 năm)
▪ Cao su tổng hợp
* Được tổng hợp từ nhiều chất độc hại nên dễ gây ung thư cho người sử dụng
* Khi đốt, tạo ra nhiều khí thải đioxin độc hại dễ gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hóa và các dị tật ở trẻ nhỏ.
Ví dụ : đốt lốp, vỏ bánh xe. Khi hít phải khí dioxin bay lên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
* Mất nhiều thời gian để phân hủy (500-1000 năm)
* Làm xấu cảnh quan
* Khó khăn để tái chế
* Khi tồn tại trong đất sẽ ngăn cản oxi đi qua đất, gây xói mòn, làm đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
58 o Nhóm 3:
- Sản phẩm tái chế từ nilon.
- Tác hại của nion
Tác hại của túi nilon với môi trường
Để sản xuất đƣợc túi nilon, nhà sản xuất phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt cùng với các chất phụ gia. Các chất phụ gia này chủ yếu là các chất hóa dẻo, phẩm màu, kim loại nặng. Chính vì vậy, quá trình sản xuất túi nilon sẽ tạo ra khí C02, làm tăng hiệu ứng nhà kính, tăng nguy cơ biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo nhiều nghiên cứu, túi nilon khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới có thể phân hủy hoàn toàn nếu không chịu tác động của ánh sáng mặt trời.
Khi túi nilon được thải ra môi trường, chúng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, chúng sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
Khi túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông, ngòi, chúng sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh và gây nên ứ đọng nước thải, dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
Tác hại của túi nilon đối với sức khỏe con người
59
Vì túi nilon đƣợc làm từ dầu mỏ nên khi đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc và ảnh hưởng tới tuyến nội tiết, gây ung thư và giảm khả năng miễn dịch…
Hiện nay, nhiều người có thói quen sử dụng túi nilon để đựng thực phẩm tươi sống và cả thực phẩm còn nóng mà không hề biết rằng túi nilon khi gặp nhiệt độ nóng sẽ thôi nhiễm các kim loại nặng nhƣ cadimi, chì gây ung thƣ não và phổi.
Chính vì vậy, nếu chúng ta sử dụng túi nilon để đựng đồ ăn nóng thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Theo thống kê, trung bình một hộ gia đình Việt Nam sử dụng 5-7 túi nilon/ngày. Nhƣ vậy, mỗi ngày sẽ có hàng triệu túi nilon đƣợc sử dụng và thải ra môi trường. Chỉ tính riêng Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, trung bình mỗi ngày 2 thành phố này sẽ thải ra khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. Với riêng Hà Nội, trung bình mỗi ngày Hà Nội sẽ thải ra từ 4.000-5.000 tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm đến 7-8%. Nguy hại hơn là lƣợng túi nilon này đang tăng dần theo từng năm.