ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch phòng chống lũ chi tiết trên các tuyến sông (Trang 46 - 66)

CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÕNG CHỐNG LŨ TỈNH HÀ NAM

2.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

Tính đến cuối năm 2013, Hà Nam bao gồm 1 thành phố Phủ Lý và 5 huyện (gồm 116 xã, phường và thị trấn):

Bảng 2.20: Số đơn vị hành chính phân theo huyện, thành phố thu c tỉnh Hà Nam

Đơn vị hành chính Tổng số Chia ra

Thị trấn Phường

Thành phố Phủ Lý 12 6 - 6

Huyện Duy Tiên 21 19 2 -

Huyện Kim Bảng 19 17 2 -

Huyện Thanh Liêm 20 19 1 -

Huyện Lý Nhân 23 22 1 -

Huyện Bình Lục 21 20 1 -

Tổng số 116 103 7 6

Nguồn: Niên giám thống ê tỉnh Hà Nam n m 2013 2.3.2. Dân cƣ, lao đ ng

Theo thống kê mới nhất, dân số của Hà Nam 2013 là 786.860 người, với mật độ dân số là 914 người/km2, t lệ tăng tự nhiên là 7,79 ‰/năm. Trong đó dân số nông thôn là 704.476 người, dân số sinh sống ở khu vực đô thị là 82.384 người (chiếm 10,5%).

Số lao động tham gia thường xuyên trong nền kinh tế quốc dân là 454.310 người (niên giám thống kê năm 2013), chiếm gần 92% nguồn lao động toàn tỉnh.

Phần đông lao động có trình độ văn hóa, có khả năng tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ.

Hàng năm, nguồn lao động được bổ sung từ 1 đến 1,5 vạn người, vừa tốt nghiệp phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường dạy nghề. Nguồn lao động có trình độ văn hoá được bổ sung hàng năm là nguồn lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảng 2.21: Diện tích và mật đ dân số năm 2013 phân theo huyện, thành phố thu c tỉnh Hà Nam

Huyện/ Thành phố Diện tích (km2)

Dân số bình quân (người)

Mật đ dân số (người/km2)

Tổng số 860,5 786.860 914

Thành phố Phủ Lý 34,3 83.448 2.433

Huyện Duy Tiên 137,7 127.069 923

Huyện Kim Bảng 186,6 126.560 678

Huyện Thanh Liêm 178,3 128.309 720

Huyện Bình Lục 156,4 145.430 930

Huyện Lý Nhân 167,2 176.044 1.053

Nguồn: Niên giám thống ê tỉnh Hà Nam n m 2013 2.3.3. Hiện trạng kinh tế

Hà Nam là một tỉnh nông nghiệp mang nặng tính thuần nông, chủ yếu trồng lúa và chăn nuôi. Quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, t suất hàng hoá thấp và có thu nhập chính bằng nông nghiệp. Các ngành nghề tiểu thủ công là chế biến nông lâm sản, mây tre đan, dệt, thêu, làm dũa. Một số làng nghề truyền thống như làm sừng, làm trống. Các làng nghề thu hút 17.815 lao động chiếm 4,9% lực lượng lao động nông thôn.

Trong những năm gần đây Hà Nam đã có những bước phát triển lớn trong sản xuất lương thực và phát triển nông thôn đảm bảo đời sống nhân dân từ chỗ thiếu ăn nay đã đủ ăn và còn dư thừa dự trữ, đóng góp xây dựng nông thôn, góp phần tích cực cải thiện đời sông nhân dân về vật chất và tinh thần, bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới. Đồng thời các khu công nghiệp cũng hình thành và phát triển tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Nhận xét chung

a) Những điểm mạnh cơ bản của Hà Nam

- Hà Nam là tỉnh nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) và là địa bàn trọng yếu về quốc phòng- an ninh (QP-AN).

- Hà Nam là một trong những tỉnh đồng bằng có các điều kiện kết cấu hạ tầng tương đối hoàn thiện và thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội.

- Hà Nam nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội, nằm trên các trục giao thông quan trọng, trong đó có trục xuyên Bắc – Nam, có lợi thế về du lịch, sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm – thủy sản, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp.

b) Những hạn chế

- Quy mô nền kinh tế của tỉnh Hà Nam còn nhỏ bé, thu nhập bình quân đầu người thấp so với bình quân chung của cả nước; đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn; hạ tầng KT-XH chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của Tỉnh.

- Vấn đề tiêu thụ nông sản cho nông dân chưa được giải quyết hiệu quả; quy mô sản xuất công nghiệp chưa lớn, còn phụ thuộc nhiều vào một số sản phẩm như:

điện, xi măng, ôtô lắp ráp.

- Thiên tai, dịch bệnh; giá cả thị trường có xu hướng diễn biến phức tạp, khó lường có khả năng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

- Một số vấn đề xã hội bức xúc đòi hỏi phải giành nhiều nguồn lực để giải quyết như: giải quyết việc làm, cải thiện môi trường, nâng cao đời sống cho nông dân, đấu tranh đẩy lùi tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông

- Hiện trạng phòng chống lũ trên các tuyến sông tỉnh Hà Nam.

2.4.. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN THIÊN TAI VÀ THIỆT HẠI 2.4.1. Về bão và áp thấp nhiệt đới

Theo số liệu thống kê trong 30 năm gần đây, trong tổng số các cơn bão ảnh hưởng tới bờ biển nước ta có khoảng 13 % gây ra gió mạnh từ 40 m/s trở lên (trên cấp 12), 16% gió mạnh từ 30 - 40 m/s (cấp 12) và khoảng 28% chỉ gây ra gió dưới 20 m/s (cấp 7- cấp 8). Trong một năm lượng mưa bão chiếm từ 30- 40% lượng mưa từ tháng VII đến tháng XI. Vùng Hà Nam cũng chịu ảnh hưởng của bão khi đổ bộ vào Bắc Bộ.

Trong 101 trận bão thống kê được thì có tới 14 trận gây nước dâng thấp hơn 50 cm, 32 trận gây nước dâng từ 50-100 cm, 25 trận gây nước dâng từ 100-150 cm, 19 trận gây nước dâng từ 150- 200 cm, 8 trận gây nước dâng từ 200-250 cm, và có 3 trận gây nước dâng cao hơn 250 cm. Thời gian nước dâng từ 12- 30 giờ, thời gian duy trì mực nước cao nhất khoảng 3 giờ. Nước dâng gây ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thoát nước vùng châu thổ sông Hồng và có khi gây tràn và vỡ đê biển làm hàng vạn ha vùng biển bị ngập nước mặn.

Bão là nhiễu động mạnh nhất gây mưa lớn, sông tác động của bão ảnh hưởng đến vùng ven biển và Đông - Bắc nhiều hơn là các vùng thượng lưu vực và phân lưu vực phía Tây. Ngoài tác động trực tiếp bão còn có tác động gián tiếp kích thích các loại hình thời tiết khác, hoặc tạo thành các loại hình thời tiết khác thường hình thành và hoạt động trên lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình:

+ Áp thấp nhiệt đới, tương tự như bão nhưng chênh lệch khí áp nhỏ nên tốc độ gió nhỏ 60 km/giờ. Nhiều trường hợp áp thấp nhiệt đới phát triển thành bão và ngược lại bão có thể chuyển thành áp thấp nhiệt đới. Hoạt động của áp thấp nhiệt đới giống như bão nhưng quy mô và cường độ thấp hơn.

+ Rãnh thấp Tây Nam hình thành từ khối khí ẩm nhiệt đới Bắc ấn Độ Dương và hoạt động ở phía Tây lưu vực hoặc lấn sâu vào lưu vực sông Đà thành lưỡi áp thấp. Nếu gặp không khí lạnh trên cao sẽ gây mưa lớn.

+ Vùng áp thấp thường hình thành sau khi bão đổ bộ vào đất liền và suy yếu.

+ Vùng áp thấp có thể gây mưa lớn và kéo dài, trên một vùng rộng, có thể gây lũ lớn.

+ Xoáy thấp thường do áp thấp suy yếu tạo thành, xoáy thấp hoạt động trong phạm vi hẹp hơn áp thấp.

+ Không khí lạnh hình thành từ vùng cao áp phía Bắc hoặc cao áp Thái Bình Dương. Không khí di chuyển xuống phía Nam nếu gặp áp thấp hoặc rãnh thấp sẽ gây mưa lớn.

+ Hội tụ Đông Nam và Tây Nam hình thành khi có gió Tây Nam mạnh đồng thời với sự phát triển mạnh của lưới áp cao Thái Bình Dương sang phía Tây.

+ Gió Nam - Đông Nam của hệ thống rãnh hình thành hướng phía Tây tạo nên sự hội tụ gió ở Bắc Bộ. Hội tụ gió Đông Nam - Tây Nam cũng là nhiễu động thời tiết cũng có thể gây mưa lớn ở trung và hạ du các lưu vực sông Đà, Thao, Lô.

+ Hoàn lưu bão xa khi xuất hiện những trận bão xa cũng gây những nhiễu động thời tiết.

Năm 2012, có 4 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, 1 cơn bão và 2 ATNĐ ảnh hưởng gián tiếp, gây mưa cho các tỉnh Bắc Bộ và các tỉnh ven biển Trung Bộ. Dưới đây là diễn biến của các cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến nước ta trong năm 2011:

Hình 2.7: Đường đi của bão và ATNĐ trên Biển Đông trong năm 2012 2.4.2. Tình hình ngập úng

Địa phận Hà Nam bao gồm sông Hồng, sông Đáy, Sông Tích, sông Châu Giang, lũ Hà Nam là sự tổ hợp lũ sông Hồng, Sông Đáy – sông Tích, sông Bùi và chịu ảnh hưởng nước dềnh khi có lũ lớn trên sông Hoàng Long, trong thực tế đã xuất hiện rất nhiều trận lũ lớn trên địa bàn tỉnh phá hoại rất nhiều tuyến đê gây thiệt hại to lớn về người và tài sản. Thống kê một số trận lũ gây ngập úng trên lưu vực:

- Trận lũ tháng 8/1913: Tháng 8, trên hệ thống sông Hồng, Thái Bình, xảy ra lũ lớn cả miền núi, trung du và đồng bằng, gây vỡ đê ngập lụt trên diện rộng ở đồng bằng Bắc Bộ. Ngày 9/VIII/1913, khi lũ tại Hà Nội là 11,35 m đã vỡ đê sông Hồng, đoạn ở tỉnh Vĩnh Phúc trên 2 đoạn phía tả ngạn tại Nhật Chiên, Cẩm Viên và Hải Bối, Yên Hoa thuộc Phúc Yên; vỡ đê Phu Chu thuộc tỉnh Thái Bình. Ngày 14/VIII, khi lũ Hà Nội xuống mức 10,69 m vẫn vỡ đê Lương Cổ, tả ngạn sông Đáy thuộc tỉnh Hà Nam. Ngày 17/VIII, vỡ đê Phương Độ, Sơn Tây phía hữu ngạn sông Hồng khi mực nước Hà Nội là 11,11m. Ngày 18/VIII, vỡ đê Nghĩa Lộ phía hữu ngạn thuộc tỉnh Hà Nam, khi mực nước Hà Nội 11,03 m. Ngày 19/VIII, vỡ đê

Quang Thừa, Lỗ Xá sông Đáy phía hữu ngạn thuộc tỉnh Hà Nam, khi mực nước Hà Nội 10,99 m. Nước lũ làm ngập gần hết tỉnh Vĩnh Phúc (cũ), một phần Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình và Bắc Ninh. Tổng diện tích lúa bị ngập là 307.670 ha, trong đó mất trắng 118.640 ha. Lụt đã gây tổn thất nhiều tài sản và nhà cửa, hầu hết các đường giao thông 1A, 2, 3, 10, 11A, 13A, 18…

- Trận lũ tháng VIII/1945: Lũ to với mực nước thực đo tại Hà Nội là 12,68 m và mực nước hoàn nguyên là 14,05 m. Ngày 16/VIII, khi mực nước Hà Nội lên tới mức 11,45 m thì đê phía hữu ngạn sông Thao bị vỡ ở khu vực huyện Lâm Thao.

Đến 13/IX, hầu hết các tuyến đê sông Đà, Thao, Lô, Hồng, Phó Đáy, Đáy, Đuống, Cầu, Thái Bình và đê sông Hoá đều bị vỡ. Tổng cộng có 52 chỗ vỡ, gây ngập lụt 11 tỉnh, không kể các tỉnh trung du và miền núi. Tổng diện tích đất canh tác bị ngập lụt là 312.000 ha. Hàng triệu dân vùng đồng bằng bị ảnh hưởng trực tiếp của ngập lụt.

Thiệt hại tương đương với 14,3 triệu tấn thóc.

- Trận ngập lũ, úng tháng VIII/1969 . Do tác động tổ hợp liên tiếp và đan xen các hình thái thời tiết như dải hội tụ nhiệt đới, không khí lạnh nén rãnh thấp nóng phía tây hoặc rìa lưỡi cao Thái Bình Dương phát triển mạnh sang phía tây, từ ngày 6á17/VIII, mưa lớn từ 400-500 mm ở thượng nguồn sụng Đà, Thao, Lụ, mưa giảm dần ở vùng trung du đồng bằng Bắc Bộ, từ 400-200mm; tại Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, mưa 100mm hoặc dưới 100mm. Tổng lượng mưa cả đợt từ ngày 6á17/VIII, bỡnh quõn trờn lưu vực sụng Hồng 318mm, Thỏi Bỡnh 237mm, vùng đồng bằng Bắc bộ khoảng 150mm. Trên sông Hồng - Thái Bình xảy ra lũ rất lớn, trên mức BĐIII. Mực nước đỉnh lũ tại Hà Nội là 13,22m (13h/18) vượt BĐIII 1,72m, thời gian duy trì trên BĐIII tới 10 ngày. Đỉnh lũ tại Phả Lại là 6,48 m (5h/20), vượt BĐIII 0,98m, thời gian duy trì mức lũ trên BĐIII là 11 ngày. Lũ hệ thống sông Đáy chỉ lên trên mức BĐI. Thời gian lũ cao trên mức BĐIII ở hạ lưu sông Hồng - Thái Bình là trùng với thời kỳ triều kém và không có bão. Tình hình vỡ đê bối, phân lũ sông Đáy và diện ngập lụt. Khi mực nước Hà Nội lên 13,1 m, đã mở cống Vân Cốc phân lũ vào sông Đáy, lưu lượng ban đầu là 600 m3/s, lưu lượng phân lũ lớn nhất đạt 1700 m3/s. Ngừng phân lũ vào 16h40’ ngày 21/VIII. Lũ lớn đã

làm tràn vỡ hầu hết các đê bối hạ lưu sông Thao, Hồng và Thái Bình. Lúc 13h ngày 14, vỡ đê bối Cự Khối, Tầm Xá phía đê tả, dưới Hà Nội; lúc 1h ngày 16, vỡ đê bối Thanh Trì; lúc 2h ngày 18, vỡ đê bối Văn Giang, Hưng Yên; lúc 17h ngày 17, vỡ đê Châu Cầu gần cửa ra sông Đuống. Vỡ đê bối kết hợp với mưa lớn nội đồng làm tổng diện tích ngập lũ và úng ở đồng bằng Bắc Bộ lên đến 95.782 ha, trong đó Hà Nội 12.170 ha, Hà Tây và Hòa Bình 19.912 ha, Hải Dương và Hưng Yên 32.260 ha và Hà-Nam-Ninh 31.440 ha.

- Trận úng lụt cuối tháng IX/1978 : Bắc Bộ chịu tác động của không khí lạnh nén vùng thấp (tàn dư bão số 8 đổ bộ vào Thừa Thiên-Huế sáng ngày 20/IX sau sang Lào, Thái Lan) hình thành một vùng hội tụ gió ở bắc khu 4 cũ và nam đồng bằng Bắc Bộ, gây mưa lớn trong 2 ngày 21,22/IX. Lượng mưa 100-200mm bao trùm hầu hết các tỉnh đồng bằng trung du Bắc Bộ và khu 4 cũ, mưa lớn 300- 400mm ở các tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình và một phần tỉnh Nam Định, Hà Nội, Hưng Yên và Hoà Bình. Lượng mưa bình quân trên lưu vực sông Hoàng Long là 486 mm; tại Bến Đế mưa 718mm, Chi Nê 581mm, An Bình 550mm, Hưng Thi 475mm. Trên hệ thống sông Nhuệ, Đáy mưa 400-500mm. Lũ sông Hồng, Thái Bình nhỏ; mực nước đỉnh lũ tại Hà Nội và Phả Lại chỉ trên dưới BĐI. Lũ sông Hoàng Long rất lớn, đỉnh lũ sông Đáy đoạn Phủ Lý-Ninh Bình đều trên BĐIII, tại Phủ Lý là 4,44 m (1h/24), cao hơn đỉnh lũ năm 1971 khi có phân lũ sông Đáy, tại Bến Đế là 5,42 m (16h/22) cao hơn BĐIII 1,42 m và duy trì trên BĐIII trong 5 ngày. Lũ đặc biệt lớn trên sông Hoàng Long, lũ sông Nhuệ, Đáy, Châu Giang dâng cao đột ngột, kộo dài 4á5 ngày và trựng với thời kỳ triều cường kết hợp với mưa lớn trong đồng nên gây tràn vỡ nhiều đoạn đê hạ lưu sông Hoàng Long và uy hiếp đê sông Đáy, Nhuệ. Đê hữu sông Hoàng Long bị tràn vỡ 5 đoạn: ở làng Sui, làng Môi, Đồi 94, Đập Lạc Khoái, Văn Trình với tổng chiều dài 565m, sâu từ 1,3-1,8 m. Đê tả Hoàng Long bị vỡ đoạn Đầm Cút, dài 240 m, sâu1,2 m. Lụt, úng gây thiệt hại nghiêm trọng Hà Tây, Hà Nội, Nam Định và đặc biệt là Ninh Bình và Hà Nam: 21 xã bị ngập; 3 người chết, 50.000 người phải sơ tán khỏi vùng ngập sâu; ngập và hư

hại 13.000 ngôi nhà,.... Tổng diện tích ngập lụt úng là 96.000 ha, trong đó lúa bị mất trắng là 48.000 ha

- Trận lũ tháng VII/1986: Lũ đặc biệt lớn đã gây sạt lở, tràn, vỡ nhiều đê bối, đê địa phương thuộc các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hưng Yên,... Mưa, lũ gây thiệt hại nhiều cho các tỉnh miền núi và trung du như: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình, Hà Tây. Hàng chục ngàn hecta lúa và hoa màu bị ngập và mất trắng. Nhiều đoạn đường quốc lộ bị ngập, sạt lở và trôi đá. Nhiều hồ chứa, đập đất địa phương bị tràn, vỡ do lũ cao. Lũ lụt làm chết 121 người; sập, trôi 491 nhà; ngập 12.571 nhà.

- Trận ngập úng lụt cuối tháng VIII/1994: Do tác động trực tiếp của bão số 6 (HARRY 9418) đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng đêm 28/III, sau đó tiếp tục đi theo hướng tây và suy yếu dần, từ ngày 28-31/VIII ở Bắc Bộ và khu 4 cũ có mưa ở nhiều nơi, khu vực Quảng Ninh và đồng bằng trung du Bắc bộ có mưa to, rất to, từ 100-300mm, nhiều nơi mưa trên 300mm như Phủ Liễn 385 mm, Nam Định 385mm, Thái Nguyên 331mm, Nho Quan 330mm, Hải Dương 323mm, Hà Nội 320mm.

Mưa lớn tập trung vào ngày 29 và 30/VIII. Một trận lũ nhỏ đã xảy ra trên sông Hồng, Thái Bình và lũ lớn trên các sông khác. Mực nước sông Hồng tại Hà Nội lên đến 9,11m (13h/1/IX), tại Hưng Yên, lên đến 5,65m (1h/1/IX) cao hơn BĐI; tại Phả Lại lên đến 4,73m (19h/31), cao hơn BĐII. Do lũ sông Bùi, sông Tích, mực nước tại Ba Thá trên sông Đáy lên đến 6,00m (13h/I/IX), tại Phủ Lý lên đến 4,41m (19h/I/IX) vượt báo động III 0,31m và cao hơn mức nước 1971 - năm có phân lũ qua đập Đáy, là 39 cm. Mực nước Hưng Thi trên sông Hoàng Long lên đến 13,46 m (13h/30), tại Bến Đế lên đến 4,09 m (19h/31), vượt báo động III là 9 cm. Trong khi đó, thu triều vịnh Bắc bộ đang ở giai đoạn triều cường. Do mưa lớn, cường độ lớn trong đồng với lũ trên hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Đáy (sông Bùi, sông Tích, sông Nhuệ, sông Hoàng Long có lũ lớn) lại gặp triều cường nên đã gây úng lụt nghiêm trọng ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên,... Nội thành Hà Nội nhiều nơi ngập sâu 0,5-1,0 m, thậm chí trên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy hoạch phòng chống lũ chi tiết trên các tuyến sông (Trang 46 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)