CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU VÀ THIẾT LẬP MÔ HÌNH MÔ HÌNH MIKE 11,
4.6. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH HAI CHIỀU MIKE 21FM XÁC ĐỊNH HÀNH LANG THOÁT LŨ CHO CÁC TUYẾN SÔNG THUỘC TỈNH HÀ NAM
4.6.5. Xác định hành lang thoát lũ
Việc xác định hành lang thoát lũ hay chỉ giới thoát lũ trên tuyến sông có đê phải đảm bảo:
- Phạm vi hành lang thoát lũ, hay chỉ giới thoát lũ phải đảm bảo thoát được lưu lượng lũ tối thiểu bằng lũ thiết kế mà không làm tăng cao mực nước lũ thiết kế đê tại các vị trí tương ứng.
- Chiều rộng tuyến thoát lũ phải đảm bảo đồng đều, bán kính cong hợp lý, trơn thuận dòng chảy (đối với những khu vực chiều rộng 2 tuyến đê không đảm bảo thoát lũ thì phải lăn đê về phía đồng để đảm bảo hành lang thoát lũ). Song song với đường chỉ giới thoát lũ xác định chỉ giới xây dựng đảm bảo khoảng lưu không (khu đệm) có chiều rộng khoảng 30-50m tạo hành lang xanh hoặc giao thông ven sông.
- Khu vực trong hành lang thoát lũ và khu đệm phải di dời nhà cửa, công trình kiến trúc để đảm bảo thông thoáng dòng chảy; khu vực bãi sông từ chỉ giới xây dựng đến chỉ giới phạm vi bảo vệ đê điều có thể khai thác quỹ đất để phát triển kinh tế xã hội, nhưng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến hành lang an toàn của đê điều, và các dự án ở bãi sông chỉ được thực hiện trong mùa khô.
4.4.6 Kết quả tính toán tuyến thoát lũ cho các tuyến sông c đê trên địa bàn tỉnh Hà Nam
4.4.6.1. ánh giá h n ng thoát lũ bằng mô hình hai chiều MIKE21FM theo các ph ơng án thoát lũ
Để đánh giá vấn đề thoát lũ cho các trường hợp thoát lũ hiện trạng, sau cải tạo theo các trận lũ VIII/1996, trận lũ chu kỳ tái diễn 300 năm dạng lũ VIII/1996 trên sông Hồng và lũ hiện trạng VIII/1985, lũ chu kỳ 500 năm dạng lũ 1996 trên sông Đáy (tính cho khu vực khác theo TCN 122-2002 và theo nghị đinh 04/2011NĐ-CP ngày 14/01/2011), có hồ Sơn La, hồ Hòa Bình, hồ Thác Bà và hồ Tuyên Quang tham gia cắt lũ cho hạ du, giữ mực nước tại Long Biên không vượt quá 13,4 m với các trường hợp tính toán như đã trình bày ở trên (PA1, PA2, PA3,
PA4, PA5, PA6, PA7, PA8). Trên cơ sở đó cần phân tích các đặc trưng cho thoát lũ bao gồm:
- Phân bố vận tốc dòng chảy lũ trên mặt cắt ngang gồm lòng sông và bãi sông.
- Phân bố lưu lượng thoát qua lòng sông và bãi sông.
- Đường mực nước thoát lũ.
Kết quả tính toán thủy lực bằng mô hình hai chiều MIKE21FM trên Đáy được trình bày trong các hình vẽ trong phần phụ lục.
+ Kết quả xác định mực nước lớn nhất theo các phương án thoát lũ như sau:
Bảng 4.11: Mực nước lũ lớn nhất dọc sông Hồng theo các phương án thoát lũ (trường hợp tính toán có hồ Hòa Bình + Thác Bà + Tuyên Quang + Sơn a tham gia cắt lũ) Đơn vị: m
Trạm Sông Vị trí tính toán Km
PA1 (Lũ 1971)
PA1 (Lũ 1996 chu ỳ
300 n m)
Hmax
PA2_0 Hmax
PA3_0 Hmax
PA4_0 Hmax
PA5_0 Hmax
PA6_0 Hmax
PA7_0 Hmax
PA2_1 Hmax
PA3_1 Hmax
PA4_1 Hmax
PA5_1 Hmax
PA6_1 Hmax
PA7_1 Hmax
PA8_1
Hưng
Yên Hồng SHong_134 K125+356 hữu Hồng 8,90 8,27 8,53 8,44 8,39 8,58 8,49 8,41 8,49 8,4 8,36 8,55 8,44 8,39 8,23 Như
Trác Hồng SHong_141-1 K145+578 hữu Hồng 7,80 6,83 7,09 7,00 6,95 7,14 7,05 6,97 7,05 6,96 6,92 7,11 7,00 6,95 6,79
Bảng 4.12: Mực nước lũ lớn nhất dọc sông Đáy theo các phương án thoát lũ (phân lũ 2500 m3/s từ sông Hồng vào sông Đáy sau khi cải tạo đến cửa biển, trường hợp tính toán có hồ Hòa Bình + Thác Bà + Tuyên Quang + Sơn a tham gia cắt lũ). Đơn vị: m
Trạm Sông Vị trí tính toán Km
PA1 (Lũ 1985)
PA1 (Lũ 1996 chu ỳ 500
n m) Hmax
PA2_0 Hmax
PA3_0 Hmax
PA4_0 Hmax
PA5_0 Hmax
PA6_0 Hmax
PA7_0 Hmax
PA2_1 Hmax
PA3_1
Hmax
PA4_1
Hmax
PA5_1 Hmax
PA6_1 Hmax
PA7_1 Hmax
PA8_1
Quế Đáy Sday_54-1 K101+300 tả Đáy 4,49 5,21 5,27 5,23 5,21 5,48 5,43 5,39 5,25 5,21 5,2 5,47 5,42 5,38 5,15 Phủ Lý Đáy SDay_53 K95+450 tả Đáy 4,46 5,04 5,10 5,06 5,04 5,31 5,26 5,22 5,08 5,04 5,03 5,30 5,25 5,21 5,00
Bảng 4.13: Mực nước lũ lớn nhất tại m t số vị trí dọc sông Nhuệ theo các phương án thoát lũ (theo nghị định 04/2011 NĐCP, trường hợp tính toán có hồ Hòa Bình + Thác Bà + Tuyên Quang + Sơn a tham gia cắt lũ). Đơn vị: m
STT Km Sông Đê Vị trí tính
toán Địa danh PA_1
(Lũ 300 n m)
Hmax
PA2_0 Hmax
PA3_0 Hmax
PA4_0 Hmax
PA5_0 Hmax
PA6_0 Hmax
PA7_0 Hmax
PA2_1 Hmax
PA3_1 Hmax
PA4_1 Hmax
PA5_1 Hmax
PA6_1 Hmax
PA7_1 Hmax
PA8_1
1 K59+557 Nhuệ Tả X.Duy Hải 5,11 5,11 5,11 5,11 5,15 5,13 5,11 5,10 5,10 5,10 5,14 5,12 5,10 5,10 2 K61+670 Nhuệ Tả SNhue_36 X.Nhật Tựu 5,04 5,04 5,04 5,04 5,08 5,06 5,04 5,03 5,03 5,03 5,07 5,05 5,03 5,03
STT Km Sông Đê Vị trí tính
toán Địa danh PA_1
(Lũ 300 n m)
Hmax PA2_0
Hmax PA3_0
Hmax PA4_0
Hmax PA5_0
Hmax PA6_0
Hmax PA7_0
Hmax PA2_1
Hmax PA3_1
Hmax PA4_1
Hmax PA5_1
Hmax PA6_1
Hmax PA7_1
Hmax PA8_1
3 K65+855 Nhuệ Tả SNhue_38 X.Hoành
Tây 4,91 4,91 4,91 4,91 4,95 4,93 4,91 4,90 4,90 4,90 4,94 4,92 4,90 4,90 4 K68+720 Nhuệ Tả SNhue_40 X.Tiên Tân 4,83 4,83 4,83 4,83 4,87 4,85 4,83 4,82 4,82 4,82 4,86 4,84 4,82 4,82 5 K70+720 Nhuệ Tả SNhue_42 X.Tiên
Hiệp 4,76 4,76 4,76 4,76 4,80 4,78 4,76 4,75 4,75 4,75 4,79 4,77 4,75 4,75
Bảng 4.14: Mực nước lũ lớn nhất tại m t số vị trí dọc sông Châu Giang theo các phương án thoát lũ (theo nghị định 04/2011 NĐCP, trường hợp tính toán có hồ Hòa Bình + Thác Bà + Tuyên Quang + Sơn a tham gia cắt lũ). Đơn vị: m
STT Km Sông Đê Vị trí tính toán Địa danh
PA_1 (Lũ 300
n m) Hmax
PA2_0 Hmax
PA3_0 Hmax
PA4_0 Hmax
PA5_0 Hmax
PA6_0 Hmax
PA7_0 Hmax
PA2_1 Hmax
PA3_1 Hmax
PA4_1 Hmax
PA5_1 Hmax
PA6_1 Hmax
PA7_1 Hmax
PA8_1
1 K0+250 Châu Giang Nam SChauGiang_01 X.Hợp Lý 5,10 5,14 5,12 5,14 5,15 5,14 5,13 5,14 5,12 5,14 5,15 5,14 5,13 5,00 2 K6+960 Châu Giang Nam SChauGiang_04 X.Văn Lý 4,98 5,02 5,00 5,02 5,03 5,02 5,01 5,02 5 5,02 5,03 5,02 5,01 4,96 3 K14+170 Châu Giang Nam SChauGiang_06 X.Đinh Xá 4,92 4,96 4,94 4,96 4,97 4,96 4,95 4,96 4,94 4,96 4,97 4,96 4,95 4,87 4 K17+860 Châu Giang Nam SChauGiang_08 X.Liêm
Tuyền 4,82 4,86 4,84 4,86 4,87 4,86 4,85 4,86 4,84 4,86 4,87 4,86 4,85 4,78 5 K22+990 Châu Giang Nam SChauGiang_10 X.Liêm Chính 4,74 4,78 4,76 4,78 4,79 4,78 4,77 4,78 4,76 4,78 4,79 4,78 4,77 4,68
Ghi chú: - PAi _0 là ph ơng án thứ i hi các v t c n nằm trong hành lang hông ph i di dời - PAi_1 là ph ơng án thứ i hi các v t c n nằm trong hành lang đã đ c di dời
Qua phân tích tính toán kết quả chạy mô hình MIKE11 và MIKE21FM rút ra một số nhận xét như sau:
+ Bước thời gian: ∆t=10s, hệ số Manning cho lòng sông là 32 m1/3/s và hệ số Manning cho bãi sông có vật cản là 20 m1/3/s cho ta kết quả hợp lý, sai số nằm trong khoảng cho phép. Từ đó có thể dùng bộ thông số này để nghiên cứu về tuyến thoát lũ và diễn biến hình thái của đoạn sông nghiên cứu.
+ Với phương án hiện trạng, ở đoạn sông Hồng qua tỉnh Hà Nam, đoạn phía thượng lưu cửa sông Luộc do có bãi rộng nên lưu lượng thoát qua đây khá lớn dòng chảy tràn bãi và không bị co hẹp, lưu tốc dòng chảy bình quân mặt cắt theo phương án lũ hiện trạng 8/1996 từ 1,3-1,7m/s t lệ phân lưu từ sông Hồng cho sông Luộc khoảng 19,3%. Đoạn hạ lưu sau cửa Luộc lưu lượng thoát qua có xu hướng giảm do phân lưu cho sông Luộc và bề rộng thoát lũ giảm, lưu lượng tiếp tục được phân cho sông Trà Lý với t lệ khoảng 11,1% nên lưu lượng thoát về hạ lưu trên sông Hồng đã giảm đáng kể.
Trên sông Đáy, đánh giá theo trường hợp lấy lũ tháng 9/1985 là trận lũ đã xảy ra thực tế khi không có phân lũ từ sông Hồng, mực nước tại Phủ Lý Hmax đạt 4,46 m. Do đặc điểm dòng chảy sông Đáy phức tạp, hình thế sông có nhiều đoạn cong và co hẹp nên lưu tốc dòng chảy trong sông lớn. Tại các vị trí lòng dẫn hẹp như đoạn qua vùng núi Tân Sơn, Thanh Thủy.. lưu tốc bình quân mặt cắt từ 1,4-1,6 m/s. Đoạn hạ lưu cầu Đoan Vĩ bị ảnh hưởng của dòng nhập lưu từ sông Hoàng Long đã gây ra hiện tượng nước dềnh tại đây và làm giảm khả năng thoát lũ cho đoạn sông này.
Trên sông Nhuệ và sông Châu Giang do không chịu tác động của lũ trên hệ thống sông, dòng chảy trong sông chỉ đảm bảo tiêu thoát nước cho Hà Nội, Hà Nam, khống chế mực nước trên các tuyến đê không vượt quá mực nước thiết kế. Trục tiêu sông Nhuệ vào sông Đáy khống chế mực nước bởi cống âu thuyền Phủ Lý tại thành phố Phủ Lý đảm bảo năng lực chống lũ cho khu vực sông Nhuệ và bản thân công trình, dòng chảy trên sông nhuệ có xu hướng xuôi thuận do có bề rộng lòng sông khá đồng đều trung bình khoảng 120 m. Lũ trên sông Châu giang được tiêu về trạm bơm tiêu Hữu Bị và cống Phủ Lý Lớn.
+ Ở phương án PA2_0, PA3_0, PA4_0, PA5_0, PA6_0, PA7_0, nếu để nguyên, chỉ dịch hành lang thoát lũ vào trong thì mực nước tính toán theo phương án thoát lũ lớn hơn so với phương án hiện trạng, tại một số vị trí cục bộ thì hạ thấp hơn so với hiện trạng. Đặc biệt có những đoạn tuyến hành lang thoát lũ được co hẹp lại do đê quá rộng như đoạn từ mặt cắt từ SHong_134 đến SHong_136, SHong_129 đến SHong_132 trên sông Hồng, đoạn từ SDay_54 đến trước SDay_55 trên sông Đáy, độ dâng cao mực nước khi thiết lập hành lang thoát lũ trên sông Hồng và sông Đáy lần lượt là 15 và 21 cm. Nếu theo luật đê điều, các vật cản nằm trong tuyến hành lang thoát lũ phải di dời, khi tính toán đã coi các vật cản nằm trong tuyến thoát lũ đều phải di dời, thì nhìn chung mực nước theo các phương án thoát lũ lớn hơn so với thoát lũ hiện trạng. Tuy nhiên với phương án PA5, giới hạn mực nước gia tăng một số đoạn cục bộ lớn hơn giá trị cho phép theo công nghệ của FEMA, do đó chúng tôi chọn phương án PA6 là phương án chọn để xác định tuyến hành lang thoát lũ. Kết quả đạt được của tuyến thoát lũ là đường mực nước trên toàn đoạn sông có đê thuộc Hà Nam như sông Hồng, Đáy, Châu Giang, Nhuệ…
+ Với giai đoạn đến năm 2020, khi mực nước biển dâng thêm 12cm và lượng mưa gây lũ tăng thêm trung bình khoảng 7% thì ảnh hưởng của BĐKH đến chế độ lũ trên hệ thống trong trường hợp chống lũ nội tại trên hệ thống cho thấy tại Phủ Lý mực nước lũ tăng khoảng từ 18-20cm, tại Ninh Bình cũng là không đáng kể. Lưu lượng đỉnh lũ tại các điểm trên hệ thống tằng từ 5-10% so với trường hợp không xét đến ảnh hưởng của BĐKH. Trường hợp phân lũ, ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đến chế độ lũ trên hệ thống là không đáng kể. Mực nước tại Phủ Lý tăng 1 cm, tại Như Tân tăng thêm 6cm.
- Đánh giá ổn định lòng dẫn theo các phương án thoát lũ PA1, PA2, PA3, PA4, PA5, PA6, PA7:
Qua kết quả tính toán cho thấy, tại các thời điểm trích kết quả: thời đoạn bắt đầu, thời đoạn đỉnh lũ và thời đoạn kết thúc lũ nhận thấy, trường vận tốc thay đổi rõ rệt và có ảnh hưởng lớn của địa hình:
+ Thời đoạn đầu: Vận tốc chảy thuận dòng, không thể hiện sự tác động của nó đến 2 bãi, lòng sông tương đối ổn định.
+ Thời đoạn đỉnh lũ: Ở thời đoạn này thấy rõ sự thay đổi của vận tốc, dòng chảy mạnh hơn và tác động mạnh đến bờ trái, gây xói lở ở đoạn cong gấp và bồi lắng ở bờ phải. Tại những vị trí có khả năng gây xói bờ và lòng sông là những đoạn có vận tốc lớn hơn vận tốc giới hạn của bùn cát là từ 0,25 m/s đến 0,52 m/s.
+ Khi di dời các vật cản trong tuyến hành lang thoát lũ, lưu tốc bãi sông tăng lên, lưu lượng chảy trên bãi cũng tăng lên, lưu lượng chảy trong lòng giảm đi và đường mực nước hạ xuống.
+) Đoạn sông Hồng:
Đoạn thượng lưu cầu Yên Lệnh từ mặt cắt SHong_129 đến SHong_132 do tuyến đê rộng và có vùng bãi lớn nên dòng chảy qua khu vực này ít bị ảnh hưởng bởi vật cản của các công trình nằm trong hành lang thoát lũ. Dòng chủ lưu vẫn có xu hướng ép sát bờ hữu theo tuyến kè Phú Hùng Cường. Do mực nước trong sông lớn nên dòng chảy tràn lên bãi sông phía bờ tả làm tăng bề rộng thoát lũ, lưu tốc bình quân mặt cắt đoạn này giảm chỉ từ 1,3-1,65 m/s, bờ hữu được bảo vệ nên khả năng gây xói lở bờ giảm nhưng phía thượng lưu và hạ lưu kè vẫn có nguy cơ sạt lở cao do đó cần có biện pháp gia cố thêm phần thượng lưu kè.
Về phía hạ lưu cầu Yên Lệnh thuộc địa phận khu vực Yên Ninh (từ K125 tới K129) sau khi tràn bãi dòng chảy trong sông bị đổi hướng gặp hệ thống kè mỏ hàn bảo vệ trên cả đoạn dài của vùng bối Chuyên Ngoại nên có xu hướng xuôi thuận theo tuyến kè, cao độ đáy sông ở thượng lưu kè thấp chỉ khoảng -13,8 m nên dòng chảy có khả năng xói sâu lòng dẫn khu vực này và gây ra nguy mất ổn định, hệ thống kè, hiện nay đang có một số kè bị sạt trượt, bong xô, do đó cần theo dõi chặt chẽ diễn biến hệ thống kè mỏ hàn trước trong và sau mùa lũ đảm bảo an toàn cho dân cư vùng bối. Đoạn qua xã Nguyên Lý lòng dẫn chính do bị tác động tự nhiên của bãi Hồng Phong, Quảng Châu lấn sang nên dòng chủ lưu có xu hướng ép sát phía bờ hữu gậy sạt lở mạnh tại một số vị trí chưa có kè bảo vệ. Về phía Vũ Diện và Hồng Lý dòng chảy ở đây có diễn biến phức tạp do co hẹp lòng dẫn và thay đổi hướng nên dòng chủ lưu vẫn có xu hướng ép sát bờ hữu, tuy có tuyến kè bảo vệ nhưng hiện tượng sạt trượt mái kè ở đây vẫn có xu hướng tăng lên nên cần có biện pháp sửa chữa, gia cố lại chân kè đảm bảo an toàn tuyến kè.
Do có phân lưu cho sông Luộc nên dòng chảy sau khi qua ngã 3 sông thuộc địa phận xã Chân Lý mực nước trên sông giảm đáng kể. Dòng chảy trong sông đoạn từ sau ngã 3 sông Luộc ép sát phía bờ hữu sông thuộc khu vực Như Trác, cao độ đáy sông khu vực này khoảng -10 m, hiện nay khu vực này đã có hệ thống kè mỏ hàn và kè lát mái bảo vệ tuy nhiên phía thượng lưu và hạ lưu kè vẫn có hiện tượng xói lở mạnh. Đoạn sau khu vực Như Trác đến ngã 3 sông Trà Lý dòng chảy có xu hướng xuôi thuận và ổn định nên sau khi thiết lập hành lang thoát lũ chiều của động lực dòng chảy không có sự thay đổi lớn đảm bảo mức độ ổn định tuyến HLTL.
+) Đoạn sông Đáy:
Theo các phương án này, ở đoạn sông Đáy chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam là đoạn sông có dòng chảy và chế độ thủy lực biến đổi phức tạp, lòng dẫn bị co hẹp và uốn khúc, một số đoạn cong gấp. Tại một số đoạn như: đoạn qua khu vực kè Gốm xã Thụy Lôi, đoạn cong gấp qua khu vực kè Đanh Xuyên thuộc xã Ngọc Sơn, đoạn qua TT Kiện Khê, đoạn Trung Thứ xã Thanh Thủy lưu tốc dòng chảy qua các khu vực này khá lớn và hướng của dòng chủ lưu cũng thay đổi theo xu thế đặc trưng của sông cong. Do lưu tốc dòng chảy trên các đoạn sông khác nhau đặc biệt ở các khu vực sông bị co hẹp và đổi dòng nên mực nước dọc sông thay đổi không thực sự xuôi thuận đã ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thoát lũ trong sông. Lưu lượng đỉnh lũ thoát qua mặt cắt tại trạm Phủ Lý khoảng 1352 m3/s khi mực nước đỉnh lũ là 5,21 m theo PA1 ứng với lũ chu lỳ 500 năm khi có phân lũ từ sông Hồng và sau khi lòng dẫn được cải tạo đến cửa biển. Tại các vị trí bối Thụy Xuyên, Phù Vân, Lại Xá mực nước trong sông đều thấp hơn cao trình mặt bối tuy nhiên chênh lệch cao trình mực nước ngoài sông và cao trình mặt bối nhỏ khoảng < 0,3 m.
Phía bờ tả sông Đáy: Đoạn giáp vùng núi qua xã Tân Sơn, dòng chủ lưu ép sát bờ trái lưu, cao độ đáy sông thấp nhất tại đây khoảng -5,8 m có khả năng gây sạt lở bờ tại khu vực này. Đoạn qua làng Gốm thuộc xã Thụy Lôi do lòng dẫn thay đổi, dòng chảy đi sát chân đê tả Đáy nên chủ lưu có xu thế ép sát bờ trái, cao độ đáy sông ở đây lớn khoảng -9,02 m, hiện nay tại đây đã có tuyến kè lát mái dài 210 m bảo vệ nhưng do lưu tốc dòng chảy lớn và ép sát chân đê nên cần theo dõi chặt chẽ diễn biến dòng chảy
qua đây. Đoạn qua TT Quế do có sự co hẹp lòng dẫn khu vực cầu Quế nên lưu tốc dòng chảy qua khu vực cầu tăng từ 0,15-0,17 m/s, dòng chủ lưu ép sát bờ trái, ở đây cao độ đáy sông phía thượng lưu cầu khoảng -6,37 m. Kết quả tính toán mực nước đỉnh lũ tại các vị trí dọc sông cho thấy đường mực nước có độ dốc lớn đoạn từ K92+250 đến TP Phủ lý. Nguyên nhân do dòng chảy qua đoạn sông này có nhiều nơi cong và cong gấp đã làm tăng chiều dài dòng chảy nên gây ra chênh lệch mực nước phía đầu và phía cuối đoạn sông lớn. Mực nước tại phủ lý thời điểm đỉnh lũ là 5,04 m cao hơn cấp báo động 3 là 0,94 m lưu lượng lũ tương ứng khoảng 1970 m3/s. Đoạn từ sau TP Phủ Lý đến cầu kiên khê dòng chảy vẫn có xu hướng ép sát bở tả ở khu vực qua xã Thanh Châu và đoạn qua bối Đọ Xá. cuối tỉnh thuộc khu vực hạ lưu cầu Đoan Vĩ mực nước thay đổi chậm do ảnh hưởng của dòng chảy nhập lưu từ sông Hoàng Long làm mực nước tại khu vực này có xu hướng bị nghẽn lại làm giảm lưu lượng thoát về hạ lưu.
Phía bờ hữu sông Đáy: Do không có đê bao bảo vệ, địa hình chủ yếu là đồi, núi tập trung nhiều ở phía tây huyện Kim Bảng và phía tây huyện Thanh Liêm. Tuyến tỉnh lộ 978, 977, Quốc lộ 21 đóng vai trò là tuyến đê phụ bảo vệ dân cư vùng hữu sông Đáy, cao độ đê phụ ở đây từ +6 m tại Ba Sao đến +5 m tại Phủ Lý. Theo kết quả tính toán cho thấy có rất nhiều vị trí bờ hữu sông Đáy bị ngập như một số khu vực thuộc xã Thanh Thủy, Thanh Tân, khu vực cầu Đoan Vĩ.
Tại các vị trí bối: Thời điểm đỉnh lũ theo phương án thoát lũ hiện trạng, đoạn qua bối Thụy Xuyên ở K95+450 mực nước đỉnh lũ sông Đáy ở đây khoảng 5,39 m thấp hơn cao trình mặt bối là 0,11 m như vậy mực nước đã xấp xỉ cao trình mặt bối nên trên toàn chiều dài bối tuy không bị tràn nhưng do ảnh hưởng co hẹp dòng chảy đoạn qua bối nên có khả năng gây mất an toàn bối và có thể gây ra vỡ bối la rất cao do đó cần theo dõi, kiểm tra tình hình diễn biến dòng chảy và mức độ an toàn tại các vị trí tuyến bối, sơ tán toàn bộ dân cư phía ngoài bối . Đoạn qua bối Phù Vân ở K103+270 mực nước đỉnh lũ sông Đáy đạt 5,14 m, cao trình mặt bối là 5,5 m dòng chảy chủ lưu có xu hướng lệch sang phía bờ hữu cùng với ảnh hưởng co hẹp do ảnh hưởng của bối qua đoạn này nên khi thiết lập hành lang thoát lũ việc sử dụng tuyến bối làm ranh giới thoát lũ có thể gây ra biến đổi lớn mực nước đoạn này do đó cần có quy hoạch sử dụng bối hợp lý đảm bảo