1.2. Tổng quan của khu vực nghiên cứu
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Hình 1.3 Vị trí dự án trên bản đồ tỉnh Hưng Yên và trên Quy hoạch tổng thể của Hà Nội - Vị trí:
Khu đất xây dựng khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (khu đô thị Ecopark) nằm ở phía Đông Nam TP. Hà Nội, ở phía Bắc của tỉnh Hưng Yên và thuộc địa giới các xã Xuân Quan, xã Cửu Cao, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
Khu đất nằm dọc 2 bên tuyến đường liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên đoạn từ xã Xuân Quan – huyện Gia Lâm đến thị trấn Văn Giang – huyện Văn Giang.
- Giới hạn khu đất:
Phía Bắc giáp xã Đa Tốn, xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội;
Phía Nam giáp thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;
Phía Đông giáp xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên;
Phía Tây giáp xã Xuân Quan, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
19
Hình 1.4 Vị trí dự án 1.2.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình khu vực dự án khá bằng phẳng và thấp hơn các khu vực dân cư xung quanh.
Cao độ địa hình hiện trạng khoảng 1,5m đến 3,5m, không có sự thay đổi cao độ đặc biệt nào. Nhìn chung, địa hình có hướng thấp dần từ phía Nam lên phía Bắc.
Đây là khu đất nông nghiệp, trồng cây cảnh và hoa màu của địa phương.
1.2.1.3. Khí hậu
Dự án nằm trong vùng khí hậu đặc trưng của khu vực đồng bằng Bắc Bộ là nhiệt đới gió mùa với 2 mùa khác biệt trong năm. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Tổng lượng mưa trung bình năm theo số liệu của trạm khí tượng Hưng Yên là 1562mm và phân bố không đều.
Nhìn về tổng thể điều kiện khí hậu rất thuận lợi trong phần lớn thời gian trong năm; tuy nhiên nó cũng có thể bị ảnh hưởng nhỏ bởi gió mùa Đông Bắc trong suốt mùa đông và
20
gió Đông Nam với bão và áp thấp trong suốt mùa hè. Tốc độ gió trung bình cấp 7 hoặc 8, đôi khi lên đến cấp 10.
Nhiệt độ ban ngày trong khoảng 10-25ºC vào mùa đông và 25-35ºC vào mùa hè.
1.2.1.4. Thủy văn
Khu vực dự án thuộc lưu vực của 2 con sông là sông Hồng và sông Bắc Hưng Hải. Tuy nhiên ảnh hưởng của 2 con sông này đến dự án là không lớn do chúng đều có hệ thống đê bao quanh.
Sông Hồng: Là sông lớn thứ 2 ở Việt nam, đoạn chảy qua Hà Nội như cánh cung ôm lấy phần phía Nam Hà Nội. Theo tài liệu quan trắc từ năm 1990 đến nay thì lưu lượng trung bình tháng thấp nhất là 959 m3/s (tháng 2) và cao nhất là 7147 m3/s (tháng 7), bình quân cả năm là 2640 m3/s. Mực nước sông Hồng cao nhất vào mùa lũ, thay đổi từ +10,15m đến 11,94m và thấp nhất vào mùa khô là 2,07m.
Bảng 1.1. Đỉnh lũ năm cao nhất của sông Hồng đo tại trạm thủy văn Hưng Yên
STT Năm Hđỉnh (m) Ngày Tháng
1 2006 6,22 20 7
2 2007 6,15 6 8
3 2008 6,51 11 8
4 2009 5,54 9 7
5 2010 3,70 28 8
6 2011 2,70 30 7
21
Bảng 1.2. Mực nước cao nhất tại hạ lưu cống Xuân Quan trên sông Bắc Hưng Hải
STT Năm Hmax (m) Giờ Ngày Tháng
1 2006 4,33 7 21 4
2 2007 5,52 7 14 8
3 2008 5,18 13 22 6
4 2009 3,82 13 4 8
5 2010 3,72 19 3 8
6 2011 3,44 19 7 7
1.2.1.5. Địa chất công trình
Theo tài liệu khảo sát địa chất dự án tuyến đường Hà Nội – Hưng Yên dọc theo khu vực nghiên cứu lập quy hoạch, đất nền tại khu vực dự kiến xây dựng có thể chia thành các lớp từ trên xuống dưới như sau:
Lớp số 1: Đất lấp, đất thổ nhưỡng, bùn ruộng.
Lớp số 2: Thành phần chủ yếu là Sét pha màu xám vàng xám ghi, xám nâu trạng thái dẻo cứng.
Lớp số 3: Thành phần chủ yếu là Bùn sét pha màu xám đen lẫn nhiều hữu cơ, đất yếu.
Lớp số 4: Thành phần chủ yếu đặc trưng cho lớp là Cát Pha màu xám nâu.
Lớp số 5: Thành phần chủ yếu là Sét pha màu xám nâu, xám ghi, xám xanh.
Lớp số 6: Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám nâu, xám vàng, xám ghi.
Lớp số 7: Thành phần chủ yếu là sét pha màu xám đen, xám xanh, xám nâu, xám vàng, xám ghi.
Lớp số 8: Thành phần chủ yếu là cát pha màu nâu vàng.
22
Lớp số 9: Thành phần chủ yếu là Cát hạt trung màu xám vàng, vàng nhạt trạng thái chặt vừa đến chặt.
1.2.1.6. Địa chất thủy văn
Theo số liệu địa chất thủy văn do Viện Địa chất và Môi trường (năm 2010), điều kiện địa chất thủy văn trong khu vực như sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Holocen (qh): Chiều dày tầng trung bình khoảng 9,31m. Tầng có độ giàu nước thuộc loại trung bình, lưu lượng trung bình 2 – 2,2l/s.
Chiều sâu mực nước của tầng vào mùa khô thường <1m, trung bình 0,85 – 1,0m, còn mùa mưa mực nước dâng sát mặt đất.
Tầng chứa nước trong trầm tích Pleistocen trên (qp2): Chiều dày trung bình khoảng 14,25m. Tầng có độ giàu nước thuộc loại trung bình. Chiều sâu mực nước của tầng nằm nông, từ 0,8 – 2,0m.
Tầng chứa nước lỗ hổng trong trầm tích Pleistocen (qp1): Chiều dày trung bình 34,66m.
Độ giàu nước của tầng từ giàu đến rất giàu.
Các tầng chứa nước khe nứt, lỗ hổng Neogen (m): Chiều sâu tầng từ 5 – 13m và có loại giàu nước trung bình.