Một số điều kiện liên quan đến lựa chọn HTTN

Một phần của tài liệu (Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Đánh Giá Khả Năng Điều Tiết Của Hệ Thống Hồ Sinh Thái Và Đề Xuất Quy Mô Hợp Lý Của Hệ Thống Thoát Nước Mưa Khu Đô Thị Ecopark, Hưng Yên.pdf (Trang 46 - 50)

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐIỀU TIẾT CỦA HỆ THỐNG HỒ SINH THÁI VÀ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC HIỆN TRẠNG

2.1. Cơ sở lý thuyết về hệ thống thoát nước

2.1.6. Một số điều kiện liên quan đến lựa chọn HTTN

* Mục tiêu và căn cứ lựa chọn hệ thống thoát nước.

• Mục tiêu lựa chọn HTTN:

39

- Thu gom được nước mưa, nước thải từ bề mặt với thời gian nhanh nhất và giá thành thấp nhất để đưa nó ra khỏi khu vực đô thị.

- Tôn trọng các điều kiện vệ sinh môi trường.

• Căn cứ lựa chọn HTTN:

- Những điều kiện kỹ thuật và điều kiện cụ thể của từng địa phương ( địa hình, khí tượng, thủy văn, mạng lưới thoát nước hiện có, mật độ dân cư, tập quán…

- Những điều kiện kinh tế: chi phí đầu tư, chi phí bảo trì, khai thác, vận hành thiết bị bơm, trạm làm sạch,….

• Quy hoạch phát triển đô thị:

- Đôi khi việc lựa chọn hệ thống thoát nước chỉ phụ thuộc vào một điều kiện duy nhất, bất khả kháng. Chẳng hạn như đối với một số đô thị ven biển, vì lý do vệ sinh không cho phép xả nước mưa trong hệ thống cống chung vào môi trường tự nhiên ( nuôi thủy sản đặc biệt, bãi tắm…)thì áp dụng hệ thống cống riêng là cần thiết.

- Việc lựa chọn hợp lý hệ thống thoát nước có ý nghĩa kinh tế - kỹ thuật rất lớn cần phải được nghiên cứu và phân tích kỹ dựa vào các điều kiện cụ thể của từng đô thị.

* Định hướng phát triển của hệ thống thoát nước đô thị

- Sự phát triển của đô thị đã kéo theo yêu cầu phát triển hệ thống thoát nước. Do đó, hệ thống thoát nước thường được phát triển theo hướng phát triển của đô thị, tức là đầu tiên HTTN được xây dựng cho các đô thị trung tâm và phát triển, sau đó hệ thống được phát triển, mở rộng theo mức độ đô thị hóa cho các khu vực đô thị, dân cư mới phát triển rồi đến các khu vực ngoại ô lân cận.

- Chế độ hoạt động chủ yếu của hệ thống thoát nước mưa là thoát nước tự chảy (cần kết hợp với chế độ tiêu động lực tại những thời điểm cần thiết).

- Hệ thống thoát nước mưa của đô thị phải tuân thủ theo quy hoạch thoát nước vùng và phải phù hợp với quy hoạch thuỷ lợi về tiêu nước của vùng.

40

- Hệ thống thoát nước mưa phải phù hợp với cao độ khống chế xây dựng của đô thị.

Các đô thị phải được bảo vệ khỏi bị ngập lụt bằng các giải pháp: tôn nền, đắp đê hoặc cải tạo công trình...

- Cần tính toán đến ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong tính toán hệ thống thoát nước mưa (lượng mưa trận cao đột biến hoặc mực nước biển dâng đối với vùng ảnh hưởng của thủy triều)

- Cao độ đỉnh đê phải phù hợp với chuyên ngành thủy lợi và tiêu chuẩn ngành thủy lợi.

- Mực nước tính toán (MNTT- là mực nước lũ cao nhất ứng với tần suất bảo vệ có các chu kỳ lặp- phù hợp với loại đô thị và đặc thù của các điểm dân cư nông thôn).

Bảng 2.1- Chu kỳ lặp-thời gian xuất hiện lại trận lũ có mực nước lũ lớn nhất (đơn vị- năm)

Loại đô thị Khu chức năng

Đặc

biệt Loại I Loại II Loại III Loại IV Loại V

Khu trung tâm 100 100 50 40 20 10

Khu công nghiệp, kho tàng 100 100 50 40 20 10

Khu ở 100 100 50 40 20 10

Khu cây xanh, TDTT 20 10 10 10 10 2

Điểm dân cư nông thôn Cao độ xây dựng(khu dân dụng) ≥ H max TB năm

Cao độ xây dựng khu công cộng > H max TB năm + 0,3-0,5 m

* Yêu cầu về đường cống thoát nước mưa:

+ Đối với đường nội thị: 100% đường nội thị phải có cống thoát nước mưa.

+ Đối với đường ngoại thị: phải đạt tối thiểu 70% đường có hệ thống thoát nước mưa.

41

- Khi thiết kế thoát nước mưa cho đô thị cần phải dựa vào đồ án quy hoạch dài hạn và phân đợt xây dựng, đồng thời phải tính toán về kinh tế kỹ thuật, vệ sinh môi trường để bảo đảm sử dụng có hiệu quả nhất vốn đầu tư xây dựng và vệ sinh đô thị.

- Đối với hệ thống thoát nước cải tạo tuỳ theo tình hình thực tế, tận dụng tối đa hiệu quả của các công trình hiện có.

- Lựa chọn hệ thống thoát nước như hệ thống chung, hệ thống riêng và nửa riêng cần căn cứ vào cấp đô thị, quy mô xây dựng, dân số, điều kiện địa hình, khí hậu, thuỷ văn, hệ thống thoát nước đã có và yêu cầu vệ sinh của đô thị.

- Tiến tới đạt chuẩn: 100% các tuyến đường đều có hệ thống thoát nước mưa, (các thềm dốc của địa hình đều có rãnh thoát hở, thu lũ núi, bậc tiêu năng với các sườn dốc lớn nhằm tránh xói lở mặt phủ hoặc đường cống, đường giao thông).

* Các nguyên tắc phát triển hệ thống thoát nước mưa:

- Con người và chất lượng cuộc sống của họ được đặt vào trọng tâm của bất kỳ hệ thống vệ sinh môi trường nào.

- Giải pháp bền vững: nguyên tắc muốn nhấn mạnh giải pháp lựa chọn không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn biến đổi của đời sống đô thị trong tương lai do thay đổi về mức sống xã hội gắn với những quan điểm mới, kỹ thuật mới.

- Môi trường vừa là đầu vào, vừa là đầu ra của hệ thống. Nguyên tắc này muốn nhấn mạnh đến việc khai thác và bảo vệ hợp lý môi trường tự nhiên.

- Hệ thống quản lý đa dạng và nhiều cấp độ.

- Mức độ vệ sinh đạt được là quá trình nâng dần từ thấp đến cao.

* Các vấn đề cần quan tâm trong HTTN mưa:

- Cốt san nền: vấn đề cốt san nền lâu nay bị buông lỏng, không ai quản cốt san nền, người dân tự ý xây nhà với nền cao thấp khác nhau, như vậy bất kể đất cao thấp thế nào đều xây được nhà. Trên thế giới hiện nay và ngay cả từ thời Pháp thuộc cũng đã có

42

quy định rõ ràng: không ai được phép xây dựng nhà nếu như chưa được Sở Công chính cấp giấy về cốt nền. Nền của cốt nhà phải đảm bảo bằng hoặc cao hơn cốt được cấp. Như vậy, ở khu vực thấp hơn cốt quy định thì không được phép xây nhà.

- Cây xanh, bãi cỏ, vườn hoa: ai cũng biết cây xanh có nhiều lợi ích, giảm lượng bụi, cung cấp oxy, hấp thụ tiếng ồn…Đặc biệt là, cây xanh có khả năng lưu trữ một phần nước mưa trên cây, giữ cho mặt đất xốp cùng với hệ thống rễ cây đâm sâu xuống đất, giúp cho nước mưa thấm nhanh xuống đất, làm giảm là làm chậm tốc độ nước chảy tràn, giảm lượng nước úng ngập trong đô thị.

- Mặt hè: mặt hè bị bê tông hóa gần hết nên không còn khả năng tự thấm nước, thêm vào đó, mật độ xây dựng dày đặc làm cho nước mưa tự ngấm rất khó khăn. Người ta dự tính nếu mật độ xây dựng và lượng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ đảm bảo tiêu chuẩn thì lượng nước mưa tự ngấm ở các đô thị có thể đạt đến 50% - 60% , còn lại mới chảy ra cống thoát. Nếu sử dụng loại gạch lát viwar vè không có mạch vữa cũng sẽ tăng hiệu quả tự thoát nước. Nước mưa ngấm tự nhiên xuống lòng đất làm tăng lượng nước ngầm, bổ sung cho các giếng khoan của nhà máy nước một lượng nước hữu ích. - Sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch: đây là những công trình được hình thành từ bao đời, được tạo ra bởi thiên nhiên và con người. Chúng có chức năng không thể phủ nhận, chẳng những là chỗ dựa cho con người mà còn là chỗ dựa cho các loại sinh vật. Trong nhiều năm trở lại đây, trước tình hình đô thị phát triển, chúng bị lấp dần, mất dần…vì thế chức năng thoát nước đã bị hạn chế.

Một phần của tài liệu (Luận Văn Thạc Sĩ) Nghiên Cứu Đánh Giá Khả Năng Điều Tiết Của Hệ Thống Hồ Sinh Thái Và Đề Xuất Quy Mô Hợp Lý Của Hệ Thống Thoát Nước Mưa Khu Đô Thị Ecopark, Hưng Yên.pdf (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)