Giải pháp đầu tiên tác giả đưa ra là quản trị ngân quỹ theo mô hình Miller-Orr. Trước tiên tác giả xây dựng mô hình Miller-Orr cho Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An.
Dựa vào số dư của tài khoản tiền và tương đương tiền cuối kỳ của 20 quý (từ quý I/2010 đến quý IV/2014) và thông tin phỏng vấn kế toán trưởng của công ty, xác định được số dư ngân quỹ tối thiểu để đảm bảo an toàn cho công ty là Mmin=1.743 triệu đồng
Khoảng dao động ngân quỹ d xác định theo công thức:
i được xác định bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm, kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng mà công ty đang giao dịch , lấy i = 7,2%.
Chỉ tiêu Cb được tính bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm bị mất đi khi công ty rút tiền trước hạn. Tính được Cb = 6,2%.
Phương sai thu chi ngân quỹ (Vb) tính được Vb= 742.518 Áp dụng công thức tính d ta được d = 235
Mức tồn quỹ tối ưu M* = Mmin + d/3 = 1.821 triệu.
Mmax = Mmin+d = 1.978 triệu.
Để thấy rõ hơn cơ chế xử lý ngân quỹ và tác động của mô hình Miller-Orr đến tình hình tài chính của công ty, tác giả áp dụng mô hình Miller-Orr cho số liệu dòng tiền của năm 2014 và đưa ra các biện pháp xử lý. Sau khi áp dụng các biện pháp điều chỉnh, số dư ngân quỹ cuối 4 quý về mức tối ưu là 1.821 triệu đồng.
Để đánh giá tác dụng của việc áp dụng mô hình Miller-Orr, cần xét một số chỉ tiêu tài chính về khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của công ty trong năm 2014 trước và sau khi áp dụng mô hình Miller-Orr.
Về khả năng thanh toán ngắn hạn, sau khi ứng dụng mô hình Miller-Orr, khả năng thanh toán ngắn hạn tăng từ 0,97756 lên 0,97773. Hệ số nợ giảm từ
ix
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
0,66958 xuống còn 0,64618. ROA và ROE của công ty tăng lần lượt từ 0 lên 0,00127 và từ 0 lên 0,00359. như sau:
Tỷ số tài chính của công ty trước và sau khi
áp dụng mô hình Miller-Orr
Khoản mục
Trước khi ứng dụng Mô hình Miller-Orr
Sau khi ứng dụng
mô hình Miller-Orr
Chênh lệch
Khả năng thanh toán ngắn hạn 0,97756 0,97773 0,00017
Hệ số nợ 0,66958 0,64618 -0,02340
ROA 0 0,00127 0,00127
ROE 0 0,00359 0,00359
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Dựa vào bảng trên thấy rằng,Như vậy, việc áp dụng mô hình Miller-Orr có tác dụng tích cực đối với tình hình tài chính của công ty: tỷ lệ khả năng thanh toán ngắn hạn và các tỷ lệ sinh lời ROA, ROE đều tăng. Bên cạnh đó, hệ số nợ của công ty giảm, công ty giảm được rủi ro về tài chính.
Ngoài giải pháp nêu trên, tác giả đưa ra một số giải pháp khác như:
Tăng cường quản trị công nợ:. Đối với công nợ phải thu, cần thường xuyên theo dõi, đôn đốc để có thể thu hồi các khoản nợ đúng hạn đồng thời đưa ra các biện pháp để phòng ngừa rủi ro. Công ty cũng cần phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân để đưa ra cách thức xử lý phù hợp. Đối với công nợ phải trả, công ty cần kiểm tra và đối chiếu thường xuyên các khoản phải trả và tình hình dòng tiền, ngân quỹ của công ty để chủ động xử lý các tình huống khi đến hạn, . Công ty nên tìm cách trì hoãn các khoản phải trả, đặc biệt trong những tình huống gặp khó khăn về ngân quỹ để giảm áp lực chi trả cho công ty.
Quản trị vốn lưu động: để cân nhắc lựa chọn mô hình tài trợ cho vốn lưu động thì công ty cần xác định được nhu cầu vốn lưu động vừa đủ để tránh ứ đọng vốn khi thừa hay tránh gây gián đoạn cho quá trình sản xuất kinh doanh khi vốn lưu động bị thiếu hụt.
Quản trị hàng tồn kho: Để giải phóng dòng tiền, doanh nghiệp cần tối
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
ưu quy trình quản lý hàng hóa thành phẩm và hàng tồn kho. Yếu tố quyết định trong việc quản trị hàng tồn kho là dự báo được chính xác khối lượng hàng hóa cần dự trữ thông qua một mô hình quản trị hàng tồn kho hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp: để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, công ty phải nghiên cứu và dự báo tốt về thị trường hiện tại và trong tương lai. Cụ thể, phải xem xét nhu cầu và xu thế tiêu dùng trên thị trường, xu hướng phát triển của các đối thủ cạnh tranh; phân khúc thị trường tiêu thụ thành nhiều đối tượng, vùng miền để xây dựng kế hoạch kinh doanh cho từng phân khúc đó.
Xây dựng chính sách bán hàng hợp lý: củng cố hệ thống phân phối, đại lý trong nước, phát triển thêm các nước đối tác. Phát triển công tác marketing, quảng bá sản phẩm.
Phát triển nguồn nhân lực: thay đổi nhận thức của lãnh đạo công ty và các cán bộ kế toán về tầm quan trọng của quản trị dòng tiền. Cùng với việc tăng cường nhận thức, công ty cần chú trọng hơn công tác đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, cán bộ phòng kế toán của công ty, cán bộ kho và cán bộ bán hàng về các vấn đề quản trị dòng tiền.
Sử dụng các dịch vụ của ngân hàng và phần mềm công nghệ thông tin:
Hiện nay trên thị trường dịch vụ tài chính có nhiều hình thức dịch vụ hỗ trợ quản trị dòng tiền để công ty lựa chọn. Công ty có thể tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính hiện hành để lựa chọn các gói dịch vụ phù hợp. Ngoài ra, công ty cũng cần chú trọng hơn việc áp dụng các phần mềm công nghệ thông tin tiên tiến vào quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị dòng tiền nói riêng.
Tác giả đưa ra kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và các ngân hàng thương mại. Đối với Bộ Tài chính, Bộ Tài chính cần có thêm những thông tư, văn bản hướng dẫn và yêu cầu báo cáo về quản trị tài chính nói chung và quản trị dòng tiền nói riêng tại các doanh nghiệp TNHH MTV 100% vốn nhà nước; cần có những chính sách tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu. Đồng thời cần đẩy mạnh cải cách hành
xi
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
chính thuế, hải quan, tiếp tục giảm các thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian nộp thuế.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An – với tư cách là chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước trên địa bàn tình Nghệ An cần thường xuyên thực hiện giám sát tình hình hoạt động và tình hình tài chính của các công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước, trong đó có Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An để kịp thời đưa ra những giải pháp hỗ trợ giúp doanh nghiệp phát triển thuận lợi.
Dựa vào tình hình cụ thể, Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An có thể xem xét cấp hỗ trợ vốn kinh doanh cho doanh nghiệp; xem xét các giải pháp sắp xếp, tái cơ cấu để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn;
thường xuyên theo dõi tình hình tài chính để chỉ đạo công tác điều hành doanh nghiệp.
Các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề quản trị dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, để các doanh nghiệp có cơ hội quản lý tốt hơn dòng tiền của doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại cần chú ý một số nội dung sau: pPhát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến hoạt động thanh toán, quản lý vốn lưu động;
p. Phát triển các dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp;
h Hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục, điều kiện nhận vay vốn.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp