CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊNHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ
1.1. Khái quát về dòng tiền của doanh nghiệp
1.1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp
Theo Luật Doanh nghiệp ngày 26/11/2014, Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Nhìn chung doanh nghiệp là đơn vị kinh tế quy tụ các phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóa lợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồng thời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội.
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện một cách liên tục, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích để sinh lợi (Trên thực tế, một số tổ chức doanh nghiệp thành lập công ty cócác hoạt động không hoàn toàn nhằm mục tiêu lợi nhuận).
Các hoạt động cơ bản của doanh nghiệp gồm có: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Cụ thể:
Hoạt động sản xuất kinh doanh: bao gồm các giai đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Hoạt động đầu tư là các hoạt động mua bán tài sản, cho vay và thu hồi 6
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
nợ vay...
Hoạt động tài chính là các hoạt động như vay, trả nợ, trả lãi vay. Những hoạt động này ảnh hưởng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
1.1.1.2. Phân loại doanh nghiệp
- + Căn cứ vào hình thức pháp lý của doanh nghiệp, có thể phân thành:
Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên):
là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
Công ty cổ phần: là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
đầu tư nước ngoài 1996 chưa đăng kí lại hay chuyển đổi theo quy định.
Hiện nay các doanh nghiệp có vốn nhà nước đang tồn tại dưới các hình thức: công ty TNHH một thành viên có 100% vốn nhà nước, công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần có vốn nhà nước.
-+ Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế:
Doanh nghiệp nông nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, hướng vào việc sản xuất ra những sản phẩm là cây trồng, vật nuôi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Doanh nghiệp công nghiệp: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, nhằm tạo ra những sản phẩm bằng cách sử dụng những thiết bị máy móc để khai thác hoặc chế biến nguyên vật liệu thành thành phẩm. Trong công nghiệp có thể chia ra: công nghiệp xây dựng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp điện tử...
Doanh nghiệp thương mại: là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hướng vào việc khai thác các dịch vụ trong khâu phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng, tức là thực hiện những dịch vụ mua vào và bán ra để kiếm lời. Doanh nghiệp thương mại có thể tổ chức dưới hình thức buôn bán sỉ hoặc buôn bán lẻ và hoạt động của nó có thể hướng vào xuất nhập khẩu.
Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực dịch vụ càng được phát triển đa dạng, những doanh nghiệp trong ngành dịch vụ đã không ngừng phát triển nhanh chóng về mặt số lượng và doanh thu mà còn ở tính đa dạng và phong phú của lĩnh vực này
8
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
như: ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, vận tải, du lịch, khách sạn, y tế...
1.1.2. Dòng tiền của doanh nghiệp - Khái niệm
Dòng tiền được hiểu là một khái niệm chỉ là sự di chuyển vào/ra của tiền trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ở một giai đoạn cụ thể.
- Phân loại
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng thông tin mà dòng tiền có thể được chia thành hai loại:
+ Dòng tiền quá khứ: Dòng tiền này là dòng tiền đã thực sự xảy ra. Dòng tiền này được thể hiện trên Báo cáo tài chính định kỳ (tháng, quý, năm), cụ thể là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
+ Dòng tiền dự báo: Dòng tiền này chưa thực sự xảy ra. Dòng tiền trên báo cáo này chưa thực sự xảy ra, mọi con số chỉ là dự đoán.
- Sử dụng
Mọi hoạt động kinh doanh đều cần đến tiền. Doanh nghiệp cần tiền để nộp thuế, trả lương, mua hàng... Do đó, nhà quản trị phải luôn nắm được thông tin về việc sử dụng tiền trong doanh nghiệp để luôn biết được: Có đủ tiền cho kỳ kinh doanh tới hay không; có đủ tiền để đầu tư hay không; với lượng tiền dự kiến thu được từ dự án thì có nên đầu tư vào đó hay không; tiền sử dụng có hiệu quả hay không… để từ đó ra các quyết định phù hợp như đi vay, cho vay, đầu tư... để việc sử dụng tiền đạt hiệu quả cao nhất.
- Các nội dung cấu thành nên dòng tiền
Sự vận động của dòng tiền gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp.
Ba hoạt động chính trong doanh nghiệp là hoạt động sản xuất kinh doanh,
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Vì vậy, dòng tiền cũng được cấu thành từ các yếu tố sau:
+ Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (dòng tiền hoạt động)
Đây là nguồn cốt yếu sinh ra tiền mặt cho công ty. Trong phần này của báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thu nhập ròng (trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) sẽ được điều chỉnh theo các khoản phí không dùng tiền mặt và sự thay đổi của các tài khoản vốn lưu động - tài sản và nợ từ hoạt động trong bảng cân đối kế toán thời điểm hiện tại. Các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh bao gồm: thu từ bán hàng, thu từ các khoản có doanh thu khác như thu phí, thu hoa hồng… là dòng tiền của các hoạt động tạo doanh thu chính cho doanh nghiệp.
Có 2 cách để phản ánh dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp:theo phương pháp này, các dòng tiền vào và dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được xác định và trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ bằng cách phân tích và tổng hợp trực tiếp các khoản tiền thu vào và chi ra theo từng nội dung thu, chi từ các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của doanh nghiệp.
Phương pháp gián tiếp: Theo phương pháp này, các dòng tiền vào và các dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh được tính và xác định trước hết bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kỳ của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng là dòng tiền từ hoạt động đầu tư, gồm:
o Các khoản chi phí không bằng tiền như khấu hao TSCĐ, dự phòng…
10
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
o Các khoản lãi, lỗ không bằng tiền như lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái, góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ.
o Các khoản lãi, lỗ được phân loại là dòng tiền từ hoạt động đầu tư, như: lãi, lỗ về thanh lý, nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư, tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia…
o Chi phí lãi vay đã ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh tiếp tục với sự thay đổi vốn lưu động, chi phí trả trước dài hạn và các khoản phải thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh như: các thay đổi trong kỳ báo cáo của khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh;
các thay đổi của chi phí trả trước; lãi tiền vay đã trả; thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp; tiền thu khác hay chi khác từ hoạt động kinh doanh.
Tóm lại, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh được biểu diễn qua công thức sau:
Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh = lợi nhuận sau thuế + chi phí khấu hao và hao mòn +/- lãi/lỗ do thanh lý tài sản +/- số tiền tăng/giảm của tài sản lưu động và công nợ
Về nguyên tắc hai phương pháp này không khác nhau. Chỉ có sự khác biệt duy nhất trong cách trình bày các thay đổi trong tài sản thuần từ hoạt động kinh doanh. Cách trình bày về lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính không có sự khác biệt giữa hai phương pháp.
+ Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư là dòng tiền có liên quan đến việc mua sắm, xây dựng, nhượng bán, thanh lý tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
không thuộc các khoản tương đương tiền. Các dòng tiền chủ yếu từ hoạt động đầu tư, gồm:
Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là TSCĐ vô hình.
Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác.
Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và mua các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại.
Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho vay của ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính; tiền thu do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại.
Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại.
Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ bán lại cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại.
Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được.
+ Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Là dòng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô, kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp. Bao gồm: tiền thu do phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu hoặc đi vay ngắn và dài
12
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
hạn; tiền chi trả vốn góp của chủ sở hữu, trả gốc nợ vay và chi trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu.