CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦATHỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN CỦA
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An
Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 100% vốn nhà nước, do Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Tiền thân của Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An là Liên hiệp các Xí nghiệp Chè Nghệ Tĩnh thành lập vào tháng 10/1986. Năm 1992, công ty được đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Chè Nghệ An, là thành viên chính thức của Hiệp hội Chè Việt Nam(VITAS). Sau đó, công ty đổi tên thành Công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An như hiện nay.
Trụ sở chính đặt tại: Số 376 - Nguyễn Trãi - TP Vinh - Nghệ An.
Sau gần 30 năm thành lập và phát triển, Công ty đã đầu tư xây dựng được vùng chè nguyên liệu gần 10.000 ha, trong đó có gần 7.000 ha chè kinh doanh. Sản lượng chè tươi hàng năm đạt trên 40.000 tấn với sản lượng chè khô đạt trên 8.000 tấn, trong đó: 5.000 tấn chè đen và 3.000 tấn chè xanh các loại. Quy mô vốn chủ sở hữu hiện nay của công ty là 26 tỷ đồng, quy mô tổng vốn là 79 tỷ đồng.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức, sản xuất kinh doanh - Ngành nghề kinh doanh
Trồng, chế biến, kinh doanh chè (xuất khẩu và tiêu thụ trong nước), kinh doanh vật tư, thiết bị, phụ tùng, nông sản cho sản xuất chế biến chè, đầu tư phát triển sản xuất, chỉ đạo vùng quy hoạch trồng chè của tỉnh Nghệ An.
28
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Công ty bán sản phẩm tại cả thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, chủ yếu tại các quốc gia: Đài Loan, Trung Quốc, Pakistan, Anh.
- Tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty Chú thích:
Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Quan hệ phối hợp
(Nguồn: Điều lệ của của công ty)
Xí nghiệp chè Bãi
Phủ
Xí nghiệp
chè Hạnh
Lâm
Xí nghiệp
chè Thanh
Mai
Xí nghiệp
chè Ngọc
Lâm
Xí nghiệp
chè Anh Sơn
Xí nghiệp
chè Vinh
Xí nghiệp
chè Hùng
Sơn GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Phòng kế hoạch và đầu
tư
Phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu
Phòng kỹ thuật
công nghệ
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế toán
tài chính
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
+ Tại công ty TNHH MTV ĐT&PT Chè Nghệ An, Giám đốc là người đứng đầu Công ty và trực tiếp chỉ đạo phó Giám đốc, những người tham mưu, giúp việc về chuyên môn cho Giám đốc. Mỗi phòng ban, mỗi bộ phận có trách nhiệm và quyền hạn riêng đồng thời có mối liên hệ chức năng với các phòng ban khác, đảm bảo hoạt động của Công ty cân đối và thông suốt trong toàn bộ hoạt động của Công ty.
+ Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên: Là người điều hành mọi phương thức hoạt động của Công ty, là người quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn cũng như mối quan hệ với các xí nghiệp trực thuộc Công ty, thực hiện chế độ quản lý của cán bộ công nhân viên theo quy định của nhà nước.
+ Phó Giám đốc kiêm thành viên hội đồng: Là người giúp cho Giám đốc điều hành các hoạt động về đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty, thu nhận và tổng hợp các thông tin từ các phòng ban chức năng cũng như các đơn vị trực thuộc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc được giao.
+ Phòng Tổ chức hành chính: Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ và các chế độ chính sách, bảo đảm đời sống cho người lao động, bố trí tuyển dụng và đào tạo lao động sao cho phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty.
+ Phòng Thị trường: Có trách nhiệm nghiên cứu thị trường, mở rộng thị phần, tìm kiếm các bạn hàng, chịu trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về các hoạt động xuất khẩu chè.
+ Phòng Kinh doanh: có trách nhiệm cung ứng vật tư cho các xí nghiệp, thu mua các sản phẩm chè từ bên ngoài để kinh doanh và tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước.
30
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
+ Phòng Kỹ thuật công nghệ: Phụ trách về vấn đề kỹ thuật, chỉ đạo hướng dẫn cho đơn vị thành viên về kỹ thuật trong công nghệ chế biến và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
+ Phòng Kế hoạch và đầu tư: Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về việc lập kế hoạch sản xuất cụ thể, lập kế hoạch trong việc đầu tư mở rộng phát triển sản xuất. Đồng thời, phụ trách kỹ thuât nông nghiệp cho các đơn vị thành viên trong việc trồng, chăm sóc và hái chè.
+ Phòng Kế toán tài chính: Có trách nhiệm thực hiện các phần hành kế toán phát sinh ở văn phòng Công ty, công tác tài chính và công tác thống kê trong toàn Công ty; Hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán ở các xí nghiệp;
Thu nhận, kiểm tra các báo cáo kế toán, thống kê của các xí nghiệp gửi lên và lập báo cáo kế toán, thống kê tổng hợp cho toàn Công ty.
+ Các xí nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp sản xuất, chế biến ra chè thành phẩm là chè xanh và chè đen, cung cấp sản phẩm nội tiêu trực tiếp và chủ yếu là cung ứng sản phẩm cho văn phòng Công ty để tiêu thụ.
2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của Công ty
Bảng 2.1: Khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2010-2014
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
ROA (khả năng sinh lời trên tài sản) 0,83% 0,94% 1,14% 0,93% 0,00%
ROE (kn sinh lời trên VCSH) 3,31% 3,90% 3,98% 2,76% 0,00%
ROCE (kn sinh lời trên vốn sử dụng) 8,50% 14,23% 9,60% 6,39% 3,05%
Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh 3,87% 4,47% 2,79% 2,03% 1,59%
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế 1,06% 0,89% 0,97% 0,88% 0,00%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế 0,80% 0,73% 0,80% 0,69% 0,00%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Biểu đồ 2.1: Khả năng sinh lời của công ty giai đoạn 2010-2014 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Từ bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010-2012 theo chiều phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế. ROA tăng từ 0,83% năm 2010 lên 1,14% năm 2012. Tuy nhiên, đến năm 2013, 2014, kết quả kinh doanh chững lại và suy giảm. Cụ thể, ROA năm 2013 chỉ đạt mức 0,93% và đến năm 2014 công ty không có lợi nhuận. Lý giải cho điều này, lãnh đạo công ty cho hay vài năm trở lại đây khả năng sinh lời và tỷ suất lợi nhuận của công ty suy giảm do giá nhiều nguyên liệu đầu vào tăng cao, hơn nữa thời tiết không thuận lợi đã khiến sản lượng chè suy giảm rõ rệt và thị trường gặp nhiều khó khăn do sự cạnh tranh mạnh mẽ từ phía các đối thủ khác.
32
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Bảng 2.2: Doanh thu của công ty giai đoạn 2010-2014 Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Doanh thu 86.430 110.989 111.884 95.899 64.736
Doanh thu nội địa 24.246 20.519 19.843 13.079 20.661 Doanh thu xuất khẩu 42.184 60.470 62.041 58.820 30.075
Tỷ trọng DT nội địa 28% 18% 18% 14% 32%
Tỷ trọng DT xuất khẩu 49% 54% 55% 61% 46%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)
Biểu đồ 2.2: Doanh thu của công ty giai đoạn 2010-2014
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Nhìn vào biểu tỷ trọng doanh thu nội địa và xuất khẩu trên tổng doanh thu cho thấy công ty có tỷ trọng doanh thu xuất khẩu chiếm từ 46-55% trong giai đoạn 2010-2014. Năm 2014 tỷ trọng doanh thu xuất khẩu giảm rõ rệt từ
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
61% năm 2013 xuống còn 46% do công ty gặp khó khăn tại các thị trường nước ngoài. Mặc dù sản phẩm của công ty có lợi thế về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, được ưa chuộng tại các quốc gia mà công ty xuất khẩu tới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, mức tiêu thụ tại các quốc gia này suy giảm dẫn tới công ty không đạt được doanh số tại các thị trường nước ngoài như mong đợi (năm 2014 đạt 30.075 triệu - giảm chỉ còn bằng hơn 50% so với năm 2013 là 58.820 triệu).
- Chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn của công ty Bảng 2.3: Khả năng cân đối vốn của công ty
Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014
Nợ ngắn hạn/Tổng vốn 0,52 0,60 0,59 0,58 0,57 Nợ phải trả/Tổng vốn 0,75 0,76 0,71 0,66 0,67 Nợ phải trả/VCSH 2,98 3,16 2,51 1,98 2,03 Nợ ngắn hạn/Nợ phải trả 0,70 0,79 0,82 0,87 0,85
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Từ bảng trên thấy rằng, công ty sử dụng nợ trên tổng vốn khá lớn, trong khoảng từ 66% đến năm cao nhất là 76% (năm 2011). Sử dụng đòn bẩy tài chính lớn như trên có thể khiến công ty gặp rủi ro lớn. Đặc biệt nếu kinh doanh thua lỗ, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cao sẽ khiến chủ sở hữu thiệt hại nặng nề. Tuy vậy vài năm trở lại đây, tỷ lệ nợ trên tổng vốn đã có xu hướng giảm, công ty chú trọng hơn vào an toàn tài chính.
Ngoài ra, từ bảng trên có thể thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả, dao động trong khoảng 70-87%. Điều này lý giải bởi đặc thù ngành sản xuất chế biến cần vay nhiều vốn ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì nợ ngắn hạn lớn, công ty sẽ phải đối diện áp lực khả
34
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
năng hoàn trả các khoản nợ thường xuyên hơn song giảm thiểu được rủi ro thanh toán trong dài hạn.
- Cơ cấu tài sản
Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2010-2014
Khoản mục 2010 2011 2012 2013 2014
I. TSNH/TS 47% 53% 52% 51% 56%
1. Tiền và tương đương
tiền/TS 4% 2% 5% 3% 9%
2. Đầu tư ngắn hạn/TS 0% 0% 0% 0% 0%
3. Phải thu/TS 16% 20% 22% 14% 16%
4. Hàng tồn kho/TS 25% 29% 24% 31% 28%
5. TSNH khác/TS 1% 2% 2% 3% 3%
II. TSDH/TS 53% 47% 48% 49% 44%
Tổng tài sản 100% 100% 100% 100% 100%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả) Tỷ lệ tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trên tổng tài sản là xấp xỉ 50%.
Như vậy, công ty không đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn như nhiều công ty sản xuất chế biến khác.
Về cơ cấu tài sản của công ty, từ bảng trên có thể thấy: công ty không đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn hạn. Điều này cho thấy, công ty không ưa thích rủi ro khi đầu tư vào các khoản đầu tư ngắn hạn.
Tỷ lệ tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng tài sản, có năm 2011 chỉ chiếm 2%. Tuy nhiên, đến năm 2014, tỷ số này đã cải thiện đáng kể lên 9%.
Khoản phải thu và tỷ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản biến động khá mạnh trong giai đoạn 2010-2014, mức dao động 6-7%. Đặc biệt là năm 2012
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
khoản phải thu đạt 22%, năm 2013 hàng tồn kho đạt 31%. Tỷ lệ hàng tồn kho và khoản phải thu cao cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa tồn kho và luân chuyển vốn, ảnh hưởng tiêu cực đến dòng tiền của công ty. Sự biến động mạnh không ổn định của khoản phải thu cũng cho thấy doanh nghiệp quản lý dòng tiền chưa ổn định, chưa có chiến lược về chính sách tín dụng thương mại. Theo dõi sổ công nợ của công ty cho thấy công ty đang phải theo dõi nhiều khoản nợ xấu, thậm chí có một số khoản nợ đã tồn đọng từ 5 năm nay mà vẫn chưa giải quyết. Các khoản nợ xấu tồn đọng bắt nguồn từ khó khăn chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế những năm gần đây.