CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2015-2017
2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh trong những năm gần đây
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn
Với phương châm “đi vay để cho vay” huy động vốn luôn là hoạt động được quan tâm hàng đầu, nó trực tiếp quyết định đến qui mô tín dụng và qui mô các dịch vụ khác. Mặt khác hiệu quả và chất lượng nguồn vốn huy động sẽ quyết định chi phí đầu vào và mức doanh lợi của chi nhánh, điều này được thể hiện ở cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý, phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn, tỷ trọng các loại nguồn vốn đặc biệt là tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi thanh toán vì đây là nguồn vốn giá rẻ và chi phí huy động thấp nó quyết định giá đầu vào của ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây BIDV Hà Tĩnh luôn coi huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm của toàn hệ thống, với việc đa dạng hoá các sản phẩm huy động, triển khai nhiều hình thức khuyến mại, áp dụng các mức lãi suất cạnh tranh, nguồn vốn huy động được của chi nhánh đã tăng liên tục qua nhiều năm, thể hiện ở bảng số liệu sau:
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn BIDV - chi nhánh Hà Tĩnh
Đơn vị: tỷ VND
Năm/Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
ST TT
(%) ST TT
(%) ST TT
(%) 1.Theo đối tượng
khách hàng
- Dân cư 2.407 84,3 2.763 81,0 2.931 85,3
- Doanh nghiệp 330 11,6 504 14,8 322 9,4
- Tổ chức tài chính, tín
dụng khác 117 4,1 145 4,2 183 5,3
2. Theo kỳ hạn
- Ngắn hạn 1.975 69,2 2.239 65,6 2.200 64,0
- Trung dài hạn 879 30,8 1.173 34,4 1.236 36,0
3. Theo loại tiền
- Nội tệ (VND) 2.668 93,5 3.266 95,7 3.361 97,8
-Ngoại tệ (quy đổi
VND) 186 6,5 146 4,3 75 2,2
Tổng dư nợ 2.854 100 3.412 100 3.436 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Hà Tĩnh) Qua Bảng số liệu trên cho ta thấy huy động vốn của BIDV Hà Tĩnh có xu hướng tăng dần qua các năm. Nhìn vào cơ cấu các loại huy động vốn ta có thể dễ dàng nhận thấy huy động vốn trên địa bàn Hà Tĩnh chủ yếu đang ở dạng Việt Nam đồng, chiếm trung bình giai đoạn 2015-2017 là 93,5%, tập trung chủ yếu ở thành phần dân cư 82,0% và thường gửi ngắn hạn 66,93%.
Để đạt được những kết quả trên, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh đã có những thay đối đáng kể trong phong cách giao dịch với khách hàng, đồng thời có sự linh hoạt trong vận dụng lãi suất phù hợp với cơ chế thị
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
gửi tiền tại chi nhánh. Do vậy, nguồn vốn dân cư tăng nhanh, từ đó tạo thế chủ động trong cân đối nguồn vốn vào đầu tư cho vay.
2.1.3.2 Hoạt động tín dụng
Đối với các NHTM thì cho vay và huy động vốn luôn là hai hoạt động chủ yếu và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định sự thành công hay thất bại trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Một khi hoạt động huy động vốn có hiệu quả thì việc sử dụng nguồn vốn huy động đó như thế nào, có phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động được hay không đó là điều hết sức quan trọng và luôn được các NHTM đặc biệt quan tâm, vì nó gắn liền với việc tạo ra nguồn lợi nhuận, doanh lợi ngân hàng, nó quyết định hiệu quả hoạt động của một ngân hàng.
Trong những năm gần đây với việc đa dạng hoá các sản phẩm cho vay, thực hiện chính sách khách hàng, chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ phát triển, chi nhánh Hà Tĩnh đã đạt được những thành tích nổi bật trong hoạt động cho vay.
Bảng 2.2: Cơ cấu dự nợ cho vay tại BIDV Hà Tĩnh
Đơn vị: tỷ VND Năm/Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
ST TT
(%) ST TT
(%) ST TT
(%) 1.Theo đối tượng khách hàng
- Doanh nghiệp 1.634 72,4 2.250 68,1 2.868 75,2
- Cá nhân 623 27,6 1.056 31,9 944 24,8
2. Theo kỳ hạn
- Ngắn hạn 1.512 67,0 1.951 59,0 2.116 55,5
- Trung dài hạn 745 33,0 1.355 41,0 1.696 44,5
Tổng dư nợ 2.257 100 3.306 100 3.812 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV Hà Tĩnh)
Năm 2016 dư nợ cuối kỳ đạt 3.306 tỷ đồng, tăng 1.049 tỷ đồng so với năm 2015, tỷ lệ tăng 46,5%, năm 2017 tổng dư nợ cho vay là 3.812 tỷ đồng tăng 506 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó cho vay doanh nghiệp
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
chiếm tỷ trọng trung bình là 70%, và tập trung vào kỳ hạn dưới 12 tháng, chiếm trung bình 63% trong tổng dư nợ.
Tổng dư nợ cho vay tăng chủ yếu là do tăng cho vay doanh nghiệp nếu xét theo đối tượng vay, theo kỳ hạn thì trung dài hạn là chủ yếu. Cụ thể, năm 2016 vay doanh nghiệp tăng 20,7%, năm 2017 tăng 27,4%; vay trung dài hạn năm 2016 tăng 27,9%, năm 2017 tăng 15,1%. Sỡ dĩ có sự tăng về doanh nghiệp và về kỳ hạn dài là do từ quý 3/2015 đến năm 2017 giải ngân mới dự án Bò thịt của Công ty CP chăn nuôi Bình Hà, tổng doanh số cho vay lên đến 834 tỷ đồng, đồng thời giảm bán lẻ do sự tách ra của PGD Kỳ Anh thành chi nhánh BIDV Kỳ Anh.
Như vậy, trong giai đoạn 2015-2017 chi nhánh luôn có tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay ở mức cao, đó là do sự nỗ lực trong việc phát triển các khách hàng mới của các cán bộ tín dụng cũng như tập thể BIDV Hà Tĩnh. Điều này phù hợp với định hướng của hội sở chính về danh mục cho vay mà HĐQT đã đề ra, tốc độ tăng trưởng luôn nằm trong giới hạn được giao.
Với mục tiêu phát triển bền vững, BIDV Hà Tĩnh không chỉ chú trọng việc mở rộng qui mô hoạt động cho vay mà còn quan tâm đến chất lượng trong hoạt động cho vay, điều này được thể hiện ở tỷ lệ nợ xấu qua các năm luôn nằm trong giới hạn an toàn, và luôn đạt kế hoạch mà trung ương giao. Cụ thể, năm 2015 tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 0.4%, năm 2016 là 0.24% và năm 2017 là 0.2%, trong khi kế hoạch đề ra từ 2-3%. Điều này cho thấy, chi nhánh đã có thành công trong việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu, luôn tuân thủ tuyệt đối các quy định về hoạt động tín dụng và các chế độ NHNN ban hành cho vay, công tác phân loại và đánh giá khách hàng luôn được chi nhánh quan tâm.
2.1.3.3 Kết quả kinh doanh
Trong những năm qua nhờ sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên, BIDV Hà Tĩnh đã luôn đạt được những kết quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, luôn được thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện, thể hiện qua số liệu:
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Đơn vị: Tỷ VND
Chỉ tiêu
Nă m 201
4
Nă m 201
5
Nă m 201
6
Nă m 201
7
So sánh 2015/2014
So sánh 2016/2015
So sánh 2017/2016
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiề n
Tỷ lệ (%) 1. Lợi nhuận
trước thuế
76, 2
83, 4
88, 0
92,
5 7,2 8,6 4,6 5,5 4,5 5,1
2. LN trước thuế bình quân đầu người
0,6 0,6 2
0,6 3
0,7 2
0,0
2 3,5 0,0
1 1,77 0,0 9
13,7 4
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Hà Tĩnh) Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Qua bảng trên ta thấy mặc dù tăng trưởng không cao nhưng lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2015-2017 tăng dần đều 72,1 tỷ đồng đến 92,5 tỷ đồng, qua đó dẫn đến lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người cũng tăng, từ 570 triệu đồng trên người năm 2015 lên đến 720 triệu đồng trên người năm 2017, có sự tăng trưởng 13,74% so với năm 2016. Đây là một con số rất đáng kể đối với một tỉnh đang phát triển như ở Hà Tĩnh. Điều này tạo thành động lực to lớn để thúc đẩy sự hăng say trong công việc đối với các cán bộ công nhân viên BIDV Hà Tĩnh.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế