CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2015-2017
2.2. Thực trạng quản lý cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2017
2.2.1. Các hình thức cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh36
2.2.1.1. Căn cứ vào phương thức cho vay Cho vay theo hạn mức
Với hình thức cho vay này, ngân hàng thỏa thuận cấp cho khách hàng DNNVV một hạn mức tín dụng và dư nợ cho vay không được vượt quá hạn mức cho vay đã thỏa thuận này. Hạn mức tín dụng được cấp dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Cho vay theo dự án đầu tư
Hình thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng DNNVV vay vốn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Khoản cho vay này thường nhằm bù đắp nguồn vốn huy động tạm thời mà khách hàng đã sử dụng để thanh toán các chi phí của dự án trên cơ sở các chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Thời hạn cho vay thường là trung, dài hạn và không quá thời gian hoạt động của dự án.
Cho vay trả góp
Đây là hình thức cho vay thường được áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lâu bền, theo đó ngân hàng cho phép khách hang là các DNNVV trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng như đã thoả thuận.
Cho vay luân chuyển
DNNVV khi mua hàng có thể bị thiếu vốn, khi đó ngân hàng có thể cho doanh nghiệp vay vốn để mua hàng và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng. Hình thức cho vay này rất thuận tiện cho các khách hàng vì thủ tục vay chi cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay và khách hàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho người cung cấp sẽ nhanh gọn.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Cho vay ngắn hạn
Là những khoản cho vay có thời hạn tối đa 12 tháng. Đây thường là khoản tài trợ nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động và các mục đích chi tiêu trong ngắn hạn khác của cá nhân và doanh nghiệp, bao gồm cả DNNVV.
Cho vay trung hạn
Là những khoản cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng. Đây thường là các khoản vay vốn để tài trợ cho đầu tư vào tài sản cố định, chủ yếu là trang bị mấy móc, thiết bị, đầu tư cải tiến công nghệ và sản phẩm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Cho vay dài hạn
Là những khoản vay có thời hạn từ 60 tháng trở lên. Đây thường là các khoản vay để doanh nghiệp phục vụ cho việc thực hiện các dự án đổi mới, mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản mới. Vì thời hạn dài nên loại tín dụng này chứa đựng mức rủi ro cao, kể cả rủi ro hệ thống. Các hình thức cho vay trung – dài hạn bao gồm: cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho thuê tài chính…
2.2.2. Kết quả cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh
2.2.2.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn
Bảng 2.4: Cơ cấu khách hàng vay của BIDV Hà Tĩnh
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số lượng
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
Tỷ trọng (%)
Số lượng
Tỷ trọng
(%) Khách hàng
DNNVV 243 15,29 251 10,24 260 11,66
Khách hàng khác 1.346 84,71 2.200 89,76 1.970 88,34
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Tổng cộng khách
hàng vay 1.589 100 2.451 100 2.230 100
(Nguồn: Phòng KHDN - BIDV chi nhánh Hà Tĩnh)
Những năm vừa qua, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa có quan hệ vay vốn với BIDV Hà Tĩnh có xu hướng tăng, cụ thể qua Bảng 2.4 ta thấy năm 2015 là 243 khách, năm 2016 là 251 khách, năm 2017 là 260 khách, chiếm tỷ trọng lần lượt là 15,29%, 10,24%, 11,66% so với toàn bộ số khách hàng vay tại chi nhánh. Nếu như năm 2016 tăng 8 khách thì con số này đã tăng thêm 9 khách hàng vào năm 2017 khách. Như vậy đã có sự tăng quy mô về số khách hàng vay. Tuy nhiên cơ cấu khách hàng nhỏ và vừa vay vốn trong tổng khách hàng vay còn khá khiêm tốn. Nhiệm vụ đề ra trước mắt là phải gia tăng tìm kiếm phát triển khách hàng mới bằng nhiều con đường, trong đó các chi nhánh khác tiếp cận khá hiệu quả là thông qua các cơ quan thuế. Đơn vị nào nộp thuế nhiều chứng tỏ đơn vị đó doanh thu cao, hoạt động tốt, vì vậy đây là một kênh có tiềm năng. Ngoài ra còn có sự giới thiệu của các khách hàng thân thiết của chi nhánh, các bạn hàng của khách hàng….
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
Khách hàng DNNVV Khách hàng khác
Hinh 2.2: Cơ cấu khách hàng cho vay của BIDV Hà Tĩnh
(Nguồn: Phòng quản trị tín dụng - BIDV Hà Tĩnh) 2.2.2.2. Tổng dư nợ cho vay DNNVV
Bảng 2.5: Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ vay DNNVV
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền Số tiền Số tiền
Dư nợ DNVVV 642 1.156 859
Dư nợ DN lớn 992 1.094 2.009
Dư nợ cá nhân 623 1.056 944
Tổng dư nợ 2.257 3.306 3.812
(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV Hà Tĩnh) Mặc dù số lượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại BIDV Hà Tĩnh không nhiều nhưng dư nợ mà khối khách hàng này tạo ra lại
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
tương đối tốt. Dư nợ giai đoạn 2015-2017 khối này lần lượt 642 tỷ, 1156 tỷ, 859 tỷ, lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ số lượng khách hàng (gấp khoảng 3 lần).
Điều này cho thấy số lượng khách hàng không phải là chỉ tiêu chính xác trong việc xác định quy mô. Năm 2017 mặc dù rất chịu khó tìm kiếm khách hàng cũng như tăng trưởng cho vay nhưng không thể đủ bù cho số dư nợ mất đi do tách chi nhánh và sự chuyển lên nhóm khách hàng doanh nghiệp lớn vì vậy năm 2017 dư nợ của khách hàng DNNVV giảm 297 tỷ đồng.
Năm 2015 Năm 2016 năm 2017
0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500
Dư nợ DNNVV Dư nợ DN lớn Dư nợ cá nhân Tổng dư nợ
Hình 2.3: Dư n ợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ vay DNNVV tại BIDV chi nhánh Hà Tĩnh
(Nguồn : Phòng Quản trị tín dụng - BIDV chi nhánh Hà Tĩnh) 2.2.2.3 Hiệu quả cho vay DNNVV
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cho vay của DNNVV sẽ được cụ thể bằng các con số trong bảng sau:
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Lợi nhuận cho vay DNNVV (tỷ
đồng) 10,98 15,92 13,43
Tỷ trọng đóng góp của lợi nhuận cho vay DNNVV trong tổng lợi nhuận (%)
13,17 18,09 14,63
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Tỷ lệ thu lãi (%) 31,17 30,77 21,58
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm của BIDV Hà Tĩnh) Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt nhưng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Và sản phẩm tạo ra lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng là cho vay. Phát triển cho vay thì sẽ phát triển lợi nhuận. Trong những năm qua, do dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa không lớn nên lợi nhuận đưa lại cho chi nhánh cũng không cao. Tuy nhiên xu hướng lợi nhuận cho vay DNNVV tăng dần lên qua các năm, chỉ giảm ở năm 2017 là do đưa Công ty CP Gang thép Hà Tĩnh ra ngoại bảng nên giảm lợi nhuận (2,49 tỷ đồng chiếm 18,54% tổng lợi nhuận). Về cơ bản nếu không có những yếu tố bất ngờ dẫn đến lợi nhuận cho vay DNNVV giảm thì nhìn chung xu hướng lợi nhuận cho vay đối tượng này giai đoạn 2015-2017 là tăng dần đều.
Nhìn chung trong tất cả các nhóm đối tượng vay vốn tại BIDV Hà Tĩnh bao gồm Doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn và cá nhân thì lợi nhuận mà doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa lại luôn ở mức thấp nhất. Sở dĩ như thế là vì chênh lệch cho vay doanh nghiệp bao giờ cũng nhỏ hơn cá nhân, mà dư nợ cá nhân tương đương dư nợ DNNVV, dư nợ doanh nghiệp lớn thì lớn hơn dư nợ DNNVV. Vì vậy DNNVV muốn đưa lại lợi nhuận lớn hơn thì phải phát triển cho vay
- Về an toàn nợ vay DNNVV
Bảng 2.7: Chỉ tiêu phản ánh an toàn nợ vay DNNVV
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Nợ quá hạn (tỷ đồng) 0 0 0
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0 0 0
Nợ xấu (tỷ đồng) 4,15 3,28 3,18
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,65 0,28 0,37
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Tỷ trọng cho vay có TSĐB (%) 87,5 58,4 82,5 Dự phòng rủi ro tín dụng (tỷ
đồng) 3,96 1,97 1,97
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm của BIDV Hà Tĩnh) - Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay DNNVV:
Tại thời điểm cuối năm giai đoạn 2015 - 2017 BIDV Hà Tĩnh không có nợ quá hạn xảy ra đối với cho vay DNNVV. Điều này có được là do sự giám sát, chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo chi nhánh trong việc không để xảy ra nợ quá hạn vào thời điểm cuối năm, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Đây cũng là chỉ tiêu mang tính thời điểm do đó cũng chưa thực sự đánh giá được hết chất lượng cho vay. Tuy nhiên qua đây cũng có thể phần nào thấy được chất lượng các khoản vay cho đối tượng DNNVV tại chi nhánh tương đối tốt.
- Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV:
Trong những năm vừa qua với sự nỗ lực và cố gắng của tập thể BIDV Hà Tĩnh, chi nhánh đã thực hiện được nhiều kế hoạch kinh doanh trong đó phải kể đến việc kiểm soát nợ xấu nói chung cũng như nợ xấu cho vay DNNVV nói riêng.
Nhìn vào bảng trên ta thấy nợ xấu giảm dần qua các năm, từ 4,15 tỷ đồng năm 2015 xuống 3,18 tỷ đồng năm 2017 (giảm 0,97 tỷ). Nợ xấu các năm qua của nhóm DNNVV tập trung ở một số khách hàng như DNTN Thanh Nhàn trung bình 1.739 triệu đồng, Công ty TNHH Hùng Hưng 997 triệu đồng, Công ty CP xây dựng Hoàng Anh 351 triệu đồng. Những doanh nghiệp này kinh doanh phá sản, Ngân hàng tiến hành xử lý tài sản để thu hồi nợ, một số không còn tài sản thì trình xử lý rủi ro sử dụng quỹ dự phòng của Chi nhánh. Những đơn vị này trích lập dự phòng rủi ro từ 20-100% do đó rất
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
xấu, có thể thì xử lý rủi ro đề giảm số dự phòng cần trích.
Tỷ lệ nợ xấu các năm 2015-2017 lần lượt là 0,65%, 0,28%, 0,37%. Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2017 tăng so với 2016 là do dư nợ cho vay DNNVV giảm chứ không phải do nợ xấu tăng. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ở mức tốt, hoàn thành kế hoạch của BIDV cũng như Ngân hàng nhà nước Hà Tĩnh đề ra là dưới 3%. So sánh với các Ngân hàng trên cùng địa bàn thì BIDV Hà Tĩnh là một trong những Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cho vay DNNVV thấp nhất, điều này cũng chứng tỏ năng lực quản lý cho vay cũng như chất lượng khách hàng DNNVV của chi nhánh tương đối tốt. Tuy nhiên con số này cũng nói lên một số vấn đề đáng ngại là vẫn còn cho vay thiếu cẩn trọng, tài sản đảm bảo không đủ dẫn đến trích lập dự phòng nhiều, giảm lợi nhuận … Điều cần làm sắp tới là giảm nợ xấu cũng như tỷ lệ nợ xấu xuống thấp hơn nữa, kế hoạch phấn đấu dưới 0,5% để tối đa hóa lợi nhuận cho vay DNNVV.
2.2.2.4. Những mặt đạt được
Giai đoạn 2015- 2017, BIDV Hà Tĩnh đã đạt được một số thành tựu trong phát triển cho vay DNNVV như sau:
- Gia tăng quy mô thể hiện qua Dư nợ cho vay DNNVV ở mức tương đối khoảng 850 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng cao trung bình 25-27%,
- Cơ cấu cho vay theo xu hướng tăng ngắn hạn, giảm trung dài hạn và tăng cường cho vay các công ty cổ phần, công ty TNHH là đang đúng hướng với sự phát triển của DNNVV;
- Hiệu quả trong cho vay DNNVV:
+ Nợ quá hạn tại thời điểm cuối năm không có, điều này thể hiện sự quyết tâm to lớn của các cán bộ quản lý khách hàng cũng như chất lượng của nền khách hàng DNNVV tương đối tốt.
+ Tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức thấp (<0,65%), trong khi chỉ tiêu đặt ra là <2%.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Mặc dù ở mức thấp nhưng vẫn tương đối 4,15 tỷ năm 2015 và 3,28 tỷ năm 2016. Nếu không có nợ xấu thì lợi nhuận chi nhánh sẽ cao hơn do đó mục tiêu của Chi nhánh là giảm đến tối đa nợ xấu có thể.
+ Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo cao: trung bình khoảng 75%-80%. Mặc dù BIDV có chủ trương áp dụng chính sách khách hàng về mặt tài sản bảo đảm cho khách hàng khi cho vay nhưng tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm của BIDV Hà Tĩnh vẫn ở mức tương đối. Điều này một mặt thể hiện sự vận động tốt của cán bộ quản lý khách hàng đối với khách hàng, mặt khác đảm bảo hơn cho những khoản vay của khách hàng đó tại BIDV. Những tài sản mà BIDV Hà Tĩnh nhận chủ yếu là bất động sản và động sản có tính thanh khoản cao, dễ phát mại trong tình huống xảy ra rủi ro
+ Trích lập dự phòng rủi ro cụ thể cũng như dự phòng chung một cách đầy đủ.
Mặc dù trích lập dự phòng sẽ làm giảm lợi nhuận cho vay nhưng không vì thế mà BIDV Hà Tĩnh giảm trích lập dự phòng. Công tác trích lập dự phòng ở chi nhánh luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo từ phòng đến Ban giám đốc.
Việc trích lập dự phòng đầy đủ sẽ là cơ hội tốt để xử lý những khoản cho vay không có khả năng thu hồi.
2.2.2.5. Những hạn chế
Bên cạnh những mặt đạt được thì công tác phát triển cho vay DNNVV còn có nhiều hạn chế như:
- Thứ nhất: Số lượng khách hàng DNNVV vay vốn tại BIDV Hà Tĩnh còn thấp, trung bình chiếm khoảng 11-13% số lượng DNNVV vay vốn trên địa bàn. Vì vậy trong thời gian tới BIDV Hà Tĩnh cần có những chiến lược cụ thể để thu hút được ngày càng nhiều DNNVV về vay vốn.
- Thứ hai: cơ cấu cho vay chưa thực sự hợp lý nhất là qua cơ cấu theo sản phẩm, không đồng đều trong triển khai các sản phẩm, có những sản phẩm không hề có khách hàng sử dụng mặc dù vẫn có nhu cầu.
- Thứ ba: Tỷ lệ thu lãi trong hoạt động cho vay DNNVV còn thấp, chưa tương xứng với dư nợ hiện có. Tỷ lệ thu lãi trung bình giai đoạn 2015-2017 của cho vay DNNVV là 15,5%, trong khi dư nợ trung bình là 26,7%, điều này cho thấy lãi
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
- Thứ tư: Lợi nhuận từ hoạt động cho vay DNNVV đưa lại cho BIDV Hà Tĩnh chưa cao. Điều này có thể do chi phí bỏ ra để trang trải hoạt động cho vay DNNVV chiếm tỷ trọng tương đối với thu nhập mà hoạt động này mang lại. Đây cũng là một bài toán khó đặt ra cho BIDV Hà Tĩnh vì cho vay trước hết là để tăng lợi nhuận.
- Thứ năm: Tỷ lệ thu nhập thuần còn thấp, chỉ từ 5-7% và có xu hướng giảm.
Điều này cho thấy chất lượng cho vay DNNVV giảm dần.
2.2.2.6. Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân từ phía Ngân hàng nhà nước và BIDV Chính sách của Ngân hàng nhà nước:
- Các văn bản pháp lý của NHNN không chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn quy trình pháp luật mà còn can thiệp chi tiết vào cả quy trình nghiệp vụ của các NHTM như tín dụng, sử dụng quỹ dự phòng … Điều này hạn chế đáng kể tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các NHTM
- Các văn bản pháp lý vẫn còn thiếu đồng bộ, các khung pháp lý để đảm bảo cho hệ thống NHTM hoạt động an toàn chưa đầy đủ,
- Hệ thống thông tin tín dụng CIC do Ngân hàng nhà nước quản lý hoạt động chưa hiệu quả, thông tin đưa ra chưa đầy đủ, nhiều lúc chưa kịp thời dẫn đến những nhận định sai của cán bộ cho vay.
- Các chính sách về trần lãi suất, về tài sản đảm bảo tác động trực tiếp đến việc cho vay, làm giảm hiệu quả trong cho vay khách hàng.
Chính sách của BIDV:
- BIDV luôn có những định hướng, giới hạn cho các chi nhánh trong việc cho vay các ngành kinh doanh do đó làm giảm sự chủ động của chi nhánh trong nhiều trường hợp,
- BIDV quy định tỷ lệ tài sản đảm bảo tối thiểu đối với từng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ dẫn đến nhiều khó khăn khi muốn tạo điều kiện cho khách hàng được vay tín chấp nhiều để sản xuất kinh doanh,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
- BIDV mua vốn thì thấp, bán vốn cao dẫn đến lãi suất của chi nhánh áp dụng cho khách hàng còn cao, chưa mang tính cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn, làm cho việc thu hút khách hàng mới cũng như phát triển khách hàng cũ gặp nhiều khó khăn,
- Văn bản chế độ thay đổi liên tục nhiều lúc còn chồng chéo gây khó khăn cho cán bộ trong quá trình xử lý công việc cũng như xử lý nợ xấu, nợ quá hạn,
- Chưa thực sự hỗ trợ chi nhánh nhiều trong công tác tư vấn, tham mưu những khách hàng có tính phức tạp về pháp lý, tài sản, phương án kinh doanh/dự án,
- Thường xuyên yêu cầu các loại báo cáo khiến cho thời gian của các cán bộ cho vay đã eo hẹp lại càng eo hẹp hơn, làm giảm thời gian tiếp xúc, quan tâm đến khách hàng.
- Hồ sơ thủ tục còn nhiều gây mất thời gian cho cán bộ cho vay cũng như tạo nên sự khó chịu tới khách hàng vay.
Nguyên nhân từ phía đối thủ cạnh tranh
Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện nhiều Ngân hàng với nhiều cơ chế, chính sách hấp dẫn khách hàng, đặc biệt là khách hàng DNNVV, như:
- Ngân hàng Ngoại thương thành lập phòng DNNVV chuyên cho vay khách hàng DNNVV, có cơ chế chính sách riêng cho nhóm đối tượng này. Qua đó lãi suất cho DNNVV khá thấp do có sự hỗ trợ của hội sở chính đồng thời có sự chuyên nghiệp trong quá trình cho vay, giải ngân nên rất thu hút được khách hàng. Số lượng khách hàng DNNVV vay vốn tại NH Ngoại thương Hà Tĩnh chiếm hơn 20% số lượng toàn tỉnh.
- Ngân hàng Công thương với cơ chế thoáng trong cho vay DNNVV mà cũng lôi kéo được khá nhiều khách hàng. Nổi trội trong số cơ chế đó là chính sách cho vay tín chấp, tài sản bảo đảm thấp, tài sản đảm bảo là hàng tồn kho…. Đây là những điểm hợp lý đánh vào tâm lý của các khách hàng DNNVV vốn thiếu tài sản đảm bảo mà lại khát vốn kinh doanh.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế