CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2015-2017
2.3 Thực trạng quản lý cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng
2.3.3. Thực trạng kiểm soát, đánh giá quản lý cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
2.3.3.1 Kiểm soát trước giải ngân
Các quyết định cho vay được đưa ra chủ yếu là bởi lãnh đạo phòng khách hàng/phòng giao dịch sau khi đã thông qua phòng quản lý rủi ro, cán bộ tín dụng có nhiệm vụ là báo cáo và tham mưu cho lãnh đạo. Đối với những khoản vay có giá trị lớn (có giá trị từ 20 tỷ), sẽ được đưa ra xem xét bởi hội đồng tín dụng, gồm có ban giám đốc, trưởng phòng khách hàng, phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề. Việc
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
quyết định những khoản vay lớn thường chậm, dựa vào cấp trên, do đó đôi khi mất đi nhiều cơ hội kinh doanh cho chi nhánh.
Công tác thẩm định tại Chi nhánh chủ yếu là dựa vào năng lực và kinh nghiệm của cán bộ do đó không tránh khỏi những bất cập, hạn chế trong đánh giá và mang tính chủ quan là nhiều, thể hiện ở:
- Công tác thẩm định khách hàng:
Công tác thu thập hồ sơ, cán bộ tín dụng đôi khi vì chủ quan nhận những hồ sơ không đầy đủ những giấy tờ cần thiết, có những báo cáo tài chính độ tin cậy không cao. Mặt khác, ngân hàng cũng chưa thu thập những thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp làm cơ sở đánh giá cho tình hình khả thi của những phương án kinh doanh đưa ra, không thể đảm bảo tính an toàn cho vốn vay.
Việc thẩm định vốn tự có, tình hình tài chính của các các doanh nghiệp vay vốn chưa thực sự chính xác do gặp rất nhiều khó khăn do việc chấp hành pháp lệnh kế toán thống kê ở các doanh nghiệp chưa nghiêm nhất là đối với các DNVVN. Số liệu trên báo cáo tài chính của các DNVVN chưa phản ánh đầy đủ , chân thực về thực trạng tài chính của doanh nghiệp dẫn đến thông tin về năng lực tài chính, tình hình công nợ của khách hàng chưa chính xác. Đặc biệt là khi thẩm định vốn tự vó của khách hàng thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, Chi nhánh chưa có cơ sở để xác định chính xác vốn tự có, vốn vay vì thường xuyên xảy ra tình trạng là các doanh nghiệp này lập 2 bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập để đối phó với ngân hàng và cơ quan thuế. Trong khi đó cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lại không quản lý vốn điều lệ, các doanh nghiệp tự khai nên ngân hàng chưa có có sở chứng minh nguồn vốn tự có
Đứng trên phương diện kỹ thuật và công nghệ thì công tác thẩm định còn yếu kém. Vì hầu hết cán bộ thẩm định chỉ chuyên môn về lĩnh vực ngân hàng tài chính tiền tệ trong khi lĩnh vực đầu tư của khách hàng lại vô cùng phong phú. Phần lớn cán bộ tín dụng còn tin tưởng vào quan hệ thân quen, coi nhẹ quy trình tín dụng,
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
dụng làm phát sinh nợ quá hạn.
Khi thẩm định các dự án đầu tư có quy mô lớn, phức tạp về mặt kỹ thuật, công nghệ thị trường, ngân hàng cũng gặp nhiều hạn chế do hệ thống cơ quan dịch vụ tư vấn thẩm định phương án đầu tư chưa phát triển.
- Thẩm định tài sản thế chấp: Việc thẩm định tài sản thế chấp tại doanh nghiệp được tiến hành chủ yếu qua công tác thăm dò luồng tin trên thị trường về tình hình tài sản và cán bộ tín dụng trực tiếp thăm quan địa điểm, trụ sở làm việc nếu đó là đất đai, nhà cửa. Qua cảm tính và kinh nghiệm cán bộ tín dụng sẽ tiến hành đánh giá về trị giá của tài sản. Do đó không thể tránh khỏi những sai sót khi đánh giá tài sản của doanh nghiệp và đó cũng chính là nguyên nhân gây ra rủi ro cho ngân hàng.
Thực tế hoạt động cho vay tại chi nhánh đã cho thấy có rất nhiều DNVVN nộp hồ sơ vay vốn: hồ sơ vay vốn của DNNVV tại chi nhánh chủ yếu là 2 loại hình DN là DN tư nhân và công ty TNHH, còn số công ty cổ phần chiếm số lượng thấp hơn (Bảng 2.13).
Bảng 2.9: Số lượng hồ sơ vay vốn của DNVVN theo loại hình DN
(ĐVT: Bộ)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
- DN tư nhân - Công ty TNHH - Công ty cổ phần
38 160 14
51 167 19
62 194 25
Tổng 212 237 281
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp) Tuy nhiên không phải tất cả các hồ sơ vay vốn tại chi nhánh đều đáp ứng được các điều kiện cho vay của chi nhánh. Một số hồ sơ sau khi được thẩm định đã bị loại (bảng 2.14):
Bảng 2.10: Số lượng hồ sơ vay vốn của DNNVV bị loại
(ĐVT: Bộ)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
- DN tư nhân - Công ty TNHH
14 25
12 29
15 36
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
- Công ty CP 5 4 5
Tổng 44 45 56
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp)
2.3.3.2. Kiểm soát trong giải ngân
Mục đích giám sát khoản vay là đánh giá mức độ chấp hành của doanh nghiệp trong hợp đồng vay vốn, tính chính xác của các thông tin vay vốn. Nhằm phát hiện ra những bất cập, hạn chế rủi ro. Công tác kiểm tra của cán bộ tín dụng được tiến hành chủ yếu qua việc: kiểm tra tài khoản của doanh nghiệp hàng ngày. Những biến động bất thường trong tài khoản sẽ phản ánh phần nào những khó khăn của doanh nghiệp. Ngoài ra chi nhánh còn tiến hành giám sát qua các thông tin liên quan đến khách hàng: qua phương tiện thông tin đại chúng, ủy ban nhân dân, cơ quan thuế, bạn hàng.. qua đó chi nhánh sẽ có những thông tin kịp thời đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công tác xem xét, đánh giá các báo cáo tài chính theo định kỳ của cán bộ tín dụng thường gặp phải những khó khăn: các báo cáo được cung cấp không kịp thời. Đối với những khoản vay ngắn hạn, doanh nghiệp mang tâm lý chủ yếu là chỉ cần trả nợ, do đó việc cung cấp thông tin cho chi nhánh gặp khó khăn trong khâu kiểm soát khoản vay.
Do các khoản vay ngắn hạn chiếm đa phần trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, nên công tác thăm địa điểm sản xuất của doanh nghiệp ngay sau khi khoản vay được giải ngân thường không thường xuyên theo quy định.
Sau khi cho vay, cán bộ tín dụng kiểm tra mục đích sử dụng khoản vay và nhận thấy các DNVVN tại BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh hầu hết đều dùng vốn vay vào đúng mục đích, chủ yếu là vay vốn để bổ sung nhu cầu về vốn lưu động, còn nhu cầu đầu tư dài hạn như mua sắm mấy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ ít, mà vốn này lại rất quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp (bảng 2.11):
Bảng 2.11: Mục đích vay vốn của các DNVVN
Mục đích vay vốn Tỷ lệ (%)
2015 2016 2017
Bổ sung vốn lưu động 81,4 86,5 89,1
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Nhu cầu khác 7,5 12,5 5,2 (Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp) Tồn tại những doanh nghiệp sau khi đã vay được vốn rồi thì sử dụng vốn không đúng mục đích vay, khách hàng nhiều khi còn né tránh không muốn cho cán bộ tín dụng đến thăm cơ sở sản xuất, kinh doanh của mình.
2.3.3.3. Kiểm soát sau giải ngân
Trong việc thu hồi các khoản nợ, chi nhánh gặp một vài khó khăn: đến hạn trả nợ, trả lãi, doanh nghiệp thường ỷ lại, trả lãi chậm, cán bộ tín dụng phải gọi điện thúc giục hoặc trực tiếp tới doanh nghiệp đôn đốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của chi nhánh.
- Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn theo thời hạn đối với DNVVN tại chi nhánh những năm qua (Bảng 2.12):
Bảng 2.12: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN theo thời hạn
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
1. Tổng dư nợ (tỷ đồng) 754,265 902,334 1.058,449
2. Nợ quá hạn (tỷ đồng) 5,74 2,61 7,71
- Ngắn hạn 3,34 1,58 5,15
- Trung, dài hạn 2,40 1,03 2,56
3. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,76 0,29 0,73
- Ngắn hạn 0,44 0,18 0,49
- Trung, dài hạn 0,32 0,11 0,24
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp) Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN của chi nhánh là thấp, các năm tỷ lệ này đều thấp hơn 2% và được đánh giá là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt và chất lượng cho vay cao. Trong cơ cấu nợ quá hạn thì hầu hết các năm nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn nợ quá hạn trung và dài hạn. Tỷ trọng nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng chính là tăng dần qua các năm từ 51,9% tổng nợ quá hạn năm
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
2008 đã tăng lên 67,12% tổng nợ quá hạn năm 2012, điều này phù hợp với xu thế tỷ trọng nợ ngắn hạn so với tổng dư nợ tăng dần qua các năm.
- Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn theo nhóm nợ đối với DNVVN tại chi nhánh những năm qua (Bảng 2.13):
Bảng 2.13: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN theo nhóm nợ
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
1. Tổng dư nợ (tỷ đồng) 754,265 902,334 1.058,449
2. Nợ quá hạn (tỷ đồng) 5,74 2,61 7,71
- Nhóm 2 4,32 0,76 6,85
- Nợ xấu 1,42 1,85 0,86
3. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 0,76 0,29 0,73
- Nhóm 2 0,57 0,08 0,65
- Nợ xấu 0,19 0,21 0,08
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp) Bảng 2.13 cho thấy, nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2017 nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và không vượt quá 1% tổng dư nợ. Phần lớn các năm cơ cấu nợ quá hạn của chi nhánh tập trung chủ yếu là nợ nhóm II. Nợ nhóm II của chi nhánh đến năm 2016 giảm mạnh nhưng sang năm 2017 nợ nhóm II lại tăng trở lại. Nguyên nhân chính do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ, dẫn đến nhiều doanh nghiệp không mở rộng được sản xuất kinh doanh thậm chí có doanh nghiệp còn phải thu hẹp sản xuất. Và khi các doanh nghiệp gặp khó khăn thì cũng đồng nghĩa với việc họ không thể đảm bảo được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng nên nợ quá hạn đã tăng lên.
- Tình hình nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của DNVVN trong những năm qua tại BIDV- chi nhánh Hà Tĩnh rất thấp, nằm trong tầm kiểm soát của chi nhánh (bảng 2.14):
Bảng 2.14: Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu của DNVVN
(Đơn vị: Dư nợ, nợ xấu: tỷ đồng; tỷ lệ: %)
Chỉ tiêu 2015 2016 2017
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
2. Nợ xấu 1,42 1,85 0,86
3. Tỷ lệ nợ xấu 0,19 0,21 0,08
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp) - Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại chi nhánh: Việc trích lập dự phòng rủi ro có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nó giúp ngân hàng có được nguồn tài chính để xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Công việc trích lập dự phòng rủi ro đòi hỏi ngân hàng phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo đúng quy định. Trong 5 năm gần đây, BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định
- Xử lý những khoản vay có vấn đề:
Các khoản vay tại ngân hàng hầu hết là những khoản vay được đảm bảo bằng tài sản như: bất động sản như nhà đất, nhà xưởng, máy móc thiết bị, ô tô….
Vì thế, khi phát hiện ra những khoản vay có vấn đề, chi nhánh thường áp dụng biện pháp là tiến hành giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, liên lạc trực tiếp với khách hàng và đánh giá về thái độ hợp tác của doanh nghiệp, qua đó đề ra chương trình sữa chữa các khoản vay. Chương trình này bao gồm những biện pháp thay đổi cách quản lý, có thể là mở rộng hoặc thu hẹp doanh nghiệp. Có những trường hợp, ngân hàng buộc phải tiến hành thanh lý tài sản của doanh nghiệp. Việc theo dõi và xử lý khoản vay có vấn đề được chi nhánh tiến hành theo quy trình quy định.
- Thực trạng quản lý cho vay đối với Khách hàng DNNVV tại BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh qua góc nhìn của Ban Giám đốc:
Trao đổi với ông Kiều Đình Hoà – Giám đốc BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh, ông cho biết, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa BIDV chi nhánh Hà Tĩnh và các đối thủ khác trong cùng địa bàn như Vietcombank Hà Tĩnh, Vietinbank Hà Tĩnh, Ban lãnh đạo chi nhánh luôn chú trọng tới việc quản lý cho vay nói chung và đối với nhóm các khách hàng DNNVV nói riêng. Với định hướng phát triển nhanh, bền
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
vững, công tác quản lý cho vay luôn được Ban lãnh đạo đưa ra để thảo luận, đánh giá tình hình và xây dựng phương án phù hợp với tình hình hiện tại của hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng này. Chịu trách nhiệm chính về hoạt động quản lý cho vay đối với khách hàng DNNVV tại chi nhánh do chị Đặng Thị Tuyết Mai – Phó giám đốc kinh doanh phụ trách khối KHDN và trưởng phòng KHDN Lê Thị Vân Anh phụ trách. Chị Vân Anh cho biết, đặc điểm cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp có sự khác biệt khá lớn đối với cho vay đối tượng khách hàng cá nhân, riêng đối với các khách hàng DNNVV, đây là ‘’ khẩu vị khách hàng’’
ưa thích tại BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh, bởi mức độ rủi ro của các khách hàng này đem lại là không cao so với các khách hàng lớn, BIDV – Hà Tĩnh có thể chia nhỏ rủi ro của khoản vay trên nhiều đối tượng khách hàng, đảm bảo vừa tăng quy mô cho vay nhưng đồng thời việc kiểm soát rủi ro nợ xấu, nợ quá hạn vẫn phải được bảo đảm. Hơn nữa, các DNNVV ở BIDV – Hà Tĩnh được thẩm định rất kĩ càng, được đánh giá chính xác về hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng, cũng như lợi nhuận có thể đem lại từ khoản vay. Vì vậy, việc quản lý cho vay đối với BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh trong thời gian qua đã thể hiện được nhiều mặt tích cực, đem lại hiệu suất tốt về kinh doanh nói riêng đối với tập khách hàng DNNVV và đối với hoạt động kinh doanh nói chung của chi nhánh.
Phụ trách khối tác nghiệp – vận hành, chị Lê Thị Phương Thanh – Phó giám đốc cho biết, việc thúc đẩy phát triển cho vay và nâng cao công tác quản lý cho vay không chỉ là việc của một bộ phận tại BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh mà còn là trách nhiệm của đa số các cán bộ nhân viên, trong đó, khối tác nghiệp và vận hành chịu trách nhiệm lớn về việc thúc đẩy tốc độ và đưa ra các phương án kịp thời để can thiệp vào khoản vay. Khối tác nghiệp luôn tham mưu và đóng góp ý kiến cho anh Kiều Đình Hoà để xây dựng chính sách, điều kiện hoạt động phù hợp để quản lý hoạt động cho vay đối với KHDNVV nói riêng tại chi nhánh.
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
chi nhánh Hà Tĩnh
Nhìn chung, việc thực hiện các mục tiêu quản lý cho vay khách hàng DNNVV tại BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng dư nợ DNVVN ngày càng tăng.
Trong thời gian vừa qua, việc mở rộng mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch kết hợp với sự mở rộng về chính sách khách hàng, đặc biệt hướng tới các DNVVN đã đem đến cho BIDV – chi nhánh Hà Tĩnh thêm nhiều khách hàng là DNVVN. Dư nợ tín dụng của các DNVVN qua các năm đều tăng trưởng mạnh, từ 801,15 tỷ đồng năm 2015 lên 1.058,449 tỷ đồng vào năm 2017 với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 18-20%/năm.
Số lượng DNVVN không ngừng được tăng lên qua các năm, tại thời điểm năm 2015 số lượng DVVN có quan hệ tín dụng là 564 doanh nghiệp thì đến năm 2017 là 697 doanh nghiệp. Công tác tín dụng ngày càng mở rộng tới các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh doanh.
Hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ của Chi nhánh Ngân hàng là một hành động kịp thời để cứu các doanh nghiệp đang khó khăn. Trong thực tế có gần một nửa số doanh nghiệp là bị các ngân hàng quay lưng, tình hình hết sức cấp bách nếu như không có sự giúp đỡ của Ngân hàng. Triển khai cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ thể hiện một hướng đi đúng và hợp lý của Chi nhánh, đây là sẽ là một bước đệm giúp Chi nhánh đẩy mạnh phát triển kinh doanh.
Thứ hai, cùng với sự tăng trưởng về dư nợ, cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế, lĩnh vực kinh tế ngày càng đa dạng.
Đối tượng cho vay đối với DNVVN không chỉ giới hạn là các DNNN mà còn có xu hướng tập trung vào các khách hàng DNVVN là các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH. Từ đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh và định hướng của BIDV và cảnh báo xu hướng phát triển các lĩnh vực, ngành Chi nhánh chuyển hướng tập trung cho vay đối với các DNVVN thuộc các lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn…
Luận văn thạc sĩ Kinh tế