CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Liên bang Nga trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang mở ra những khả năng to lớn cho XK của Việt Nam.Sau một năm gia nhập WTO, hoạt động xuất khẩu đã có những chuyển biến tích cực đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu. Một ví dụ cụ thể là thị trường, bên cạnh việc mở rộng sang các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản thì cần đặc biệt chú ý giữ chân hàng và bạn hàng châu Âu. Tuy nhiên cần lưu ý thị trường châu ÂU ngày nay đã khác xa với thị trường châu Âu trước đây. Mặt khác trong châu Âu vẫn còn những thị trường lớn có các nhu cầu riêng biệt và những quy định riêng biệt và “khó tính” hơn như thị trường Nga và một số nước thuộc Liên Xô trước đây. Tuy nhiên, nhờ sự nỗ lực và hợp tác giữa chính phủ hai nước cả về chính trị lẫn kinh tế nên hoạt động trao đổi thương mại luôn luôn được coi trọng và tạo điều kiện để phát triển tốt nhất tương ứng tiềm năng của hai quôc gia
Do Cộng Hòa Liên bang Xô Viết trước đây mà nòng cốt là liên bang Nga đã từng là bạn hàng lớn của Việt Nam, mặc dù quan hệ kinh tế thời kỳ đó mới chỉ bó hẹp trong các Nghị định thư song phương. Liên Xô luôn dành cho Việt Nam những ưu đãi nhất định trong quan hệ kinh tế.Điều đó đã tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào thị trường Nga và người dân Nga đã có những tình cảm nhất định với hàng hóa của chúng ta.
Trong những năm gần đây, chế độ chính trị của Nga đã ổn định, nước Nga quyết tâm khôi phục vị trí siêu cường nên đã đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế hiệu quả. Nga cũng đã xác định những đối tác chiến lược.Thị
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Chuyên đề thực tập - Kinh tế Quốc tế
GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bình
trường chiến lược trong phát triển kinh tế.Hiện nay, Nga đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế. Chuyến thăm chính thức Việt Nam của tổng thống Nga V. Putin năm 2001 đã đưa mối quan hệ thương mại giữa hai nước lên một tầm cao mới. Các hoạt động thương mại giữa hai nước từ đó tới nay có nhiều khởi sắc, kim ngạch buôn bán song phương tăng lên đáng kể.
Việt Nam đang là một trong những bạn hàng chính của Nga ở khu vực Đông Nam Á và Asean.
Cũng như các thị trường khác.khi muốn đưa hàng hóa Việt Nam vào thị trương Nga cần tạo dựng được một hệ thống phân phối. Bên cạnh con đường thông qua hệ thống phân phối của nước sở tại, doanh nghiệp Việt Nam cần dựa vào sức mạnh của cộng đồng người Việt Nam đang có mặt rất đông tại Nga. Trước đây cộng đồng người Việt Nam chủ yếu là buôn bán nhỏ, nay nhiều cơ sở kinh tế, hệ thống phân phối đã được thành lập với quy mô không nhỏ hoạt động theo luật pháp nước sở tại. Đó chính là cánh tay nối dài của DN Việt Nam để đưa hàng hóa vào thị trường này.
Một lợi thế quan trọng nữa đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Nga đó là Nga đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào tháng 12/2011. Theo đó, Nga cam kết triển khai lộ trình giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như nông – thủy – hải sản, may mặc, giầy da. Trong vòng 3 đến 4 năm tới, một số mặt hàng của Việt Nam vào Nga sẽ chỉ bị áp mức thuế nhập khẩu thấp hơn từ 30 – 50% so với mức hiện hành.
Theo các chuyên gia, con số 7 tỷ và 10 tỷ kim ngạch thương mại song phương vào năm 2015 và 2020 sẽ đạt được do thương mại hai nước đang có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển.
Hiện Nga đang trong tiến trình hiện đại hóa đất nước ở tất cả các lĩnh vực, nên sẽ tăng quan hệ thương mại, đầu tư với khu vực châu Á - Thái Bình
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Chuyên đề thực tập - Kinh tế Quốc tế
GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bình
Dương qua chính sách hướng Đông, trong đó xem Việt Nam là đối tác chiến lược then chốt trong khu vực Đông Nam Á.
Nga xem Việt Nam là đối tác chiến lược trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt quan tâm đến Việt Nam ở các lĩnh vực dầu khí, chế tạo máy, viễn thông, đào tạo, thương mại. Hiện Moscow đang tiến hành lựa chọn vài địa điểm thành lập các trung tâm kho vận tại các vùng của Nga để thu mua và phân phối hàng lương thực - thực phẩm Việt Nam.
Bên cạnh đó, Việt Nam và Nga đang trong quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do, dự kiến trong khoảng 2 năm nữa hiệp định sẽ được ký kết.
Đây cũng là một lợi thế giúp hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nga thuận lợi hơn. Sau khi Nga gia nhập WTO, Việt Nam và Nga sẽ có điều kiện đẩy nhanh quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh thuế quan, bởi nhân sự đàm phán WTO của Nga chính là nhân sự phụ trách đàm phán FTA.
Nga coi FTA với Việt Nam là khâu đột phá ở ASEAN, coi Việt Nam là cửa ngõ để Nga tiếp cận thị trường ASEAN. Với Việt Nam, việc ký kết FTA không chỉ thúc đẩy quan hệ thương mại với Nga và Liên minh thuế quan, mà còn là cơ hội để mở rộng quan hệ thương mại với các nước thuộc Liên Xô cũ (Nga và 7 nước thuộc Liên Xô cũ vừa ký hiệp ước thành lập khu vực tự do thương mại).
Nếu Hiệp định này được ký kết, hàng hóa Việt Nam sẽ được miễn thuế hoàn toàn hoặc hạ xuống mức tối thiểu.Đây chính là cơ hội cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh bình đẳng về giá và chất lượng, cũng như chiếm thị phần xứng đáng hơn trên thị trường Nga.
2.1.2 Khó khăn và hạn chế trong hợp tác chiến lược Việt-Nga
Bên cạnh thành tựu như đã trình bày ở trên, trong quan hệ vẫn còn không ít vấn đề.Quan hệ kinh tế chưa xứng với tiềm năng, sức mạnh cũng như
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Chuyên đề thực tập - Kinh tế Quốc tế
GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bình
truyền thống quan hệhữu nghị, hợp tác.Kim ngạch buôn bán hai chiều nhỏ bé:
xuất khẩu của Việt Nam sang Nga mới chiếm 0,3% tổng kim ngạch ngoại thương của Nga, còn xuất khẩu của Nga sang Việt Nam mới chiếm 1,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Đầu tưcủa Nga sang Việt Nam còn khiêm tốn và có rất nhiều dự ánđã bị giải thể. Nga thiếu kinh nghiệm lobby.
Hợp tác văn hoá giữa hai nước còn nhiều hạn chế và do khó khăn về tài chính nên việc trao đổi các đoàn nghệ thuật theo đường nhà nước còn chưa thực hiện đựợc. Nga là thị trường du lịch lớn và rất triển vọng song khách du lịch sang Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng, so với Thái Lan thì chúng ta còn có 1 khoảng cách khá xa. Năm 2006 có hơn 30.000 lượt khách du lịch Nga đến Việt Nam, trong khi đó đến Thái Lan là 100.000 lượt. Thậm chí buôn bán hai chiều giữa Thái và Nga là 1.8 tỷ USD còn Nga và Việt Nam có hơn 800 triệu USD
Nguyên nhân: có rất nhiều nguyên nhân gây khó khăn trong quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Liên bang Nga, trong đó có cả những nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, là do nhận thức. Mặc dù là đối tác chiến lược, song cả hai bên chưa thực sự coi nhau là ưu tiên trong chiến lược đối ngoại của mình, vẫn chỉ dành cho nhau sự ưu đãi rất thấp.Đây là nguyên nhân chủ yếu.
Thứ hai, hai nước chưa có tầm nhìn dài hạn, chưa có một chiến lược phát triển quan hệ cho một giai đoạn dài, ví dụ 5-10 năm; chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể phát triển quan hệ. Vừa rồi tháng 3/2007, Nga mới chuyển cho Việt Nam “Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược Việt –Nga”.
Thứ ba, cơ chế hợp tác đã có bước chuyển nhất định sang nguyên tắc kinh tế thị trường, song chưa hoàn chỉnh, còn nhiều bất cập, chưa phát huy tác
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Chuyên đề thực tập - Kinh tế Quốc tế
GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bình
dụng. Ví dụ cơ chế hàng đổi hàng mà không sử dụng L/C thì gây ra rất nhiều khó khăn trong việc thúc đẩy trao đổi thương mại.
Thứ tư, trong thời gian dài các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự coi trọng thị trường Nga vì sợ rủi ro vì luật pháp chưa rõ ràng, môi trường kinh doanh chưa tốt, tình trạng mafia, kinh tếngầm…Mặt khác hàng hoá của Việt Nam chất lượng chưa cao, chưa có thương hiệu và chưa phong phú.Ngoài ra còn bị cạnh tranh của hàng Trung Quốc và các nước khác…
Thứ năm,Nga cũng chưa coi trọng thích đáng hợp tác với Việt Nam, chậm chuyển đổi cơ chế, lãisuất cho vay tín dụng cao, hạn chế về công nghệ cao, thiếu nhậy bén, thiếu linh hoạt trong làm ăn và thiếu kỹ năng lobby.
Đồng thời Nga còn có một số chính sách tăng cường bảo hộ mậu dịch gây cản trở cho hàng xuất khẩu của Việt Nam như hạn chếnhập khẩu gạo, tăng hàng rào kiểm tra an toàn thực phẩm hàng thuỷ sản, cấm người nước ngoài bán lẻ tại các chợ ảnh hưởng đến mạng lưới tiêu thụ và tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu hàng từ Việt Nam.
Thứ sáu, cả hai bên, trong đó có các Bộ, ngành vàdoanh nghiệp đều chưa thật sự năng động, khắc phục khó khăn, tìm cách làm ăn mới.Hoạt động của Uỷ ban liên Chính phủ cũng chưa thật sự hiệu quả.Các doanh nghiệp Việt Nam chưa thấy hết tiềm năng của thị trường Nga, còn thiếu hàng hóa có số lượng lớn và chất lượng cao, một số mặt hàng ta xuất sang Nga mẫu mã, nhãn mác chưa phù hợp, chưa xây dựng được thương hiệu hàng hóa trên thị trường Nga, cơ chế hợp tác, khung pháp lý, cơ chế thanh toán cũng chưa hoàn thiện.
Các chuyên gia khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu vào Nga cần đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực cả về vốn, thời gian và nhân sự. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng kế hoạch dài hạn và kiên trì theo đuổi các mục tiêu của mình. Các doanh nghiệp khi bước đầu tìm đối tác nhập khẩu cần tham khảo Đại sứ quán, đại
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
Chuyên đề thực tập - Kinh tế Quốc tế
GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bình
diện thương mại của Việt Nam tại Nga để cung cấp thông tin cần thiết, thẩm định năng lực, uy tín của đối tác; Hợp tác chặt chẽ trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tìm kiếm đối tác và phương thức kinh doanh tại Nga; Tuân thủ pháp luật của Việt Nam và Nga trong hoạt động sản xuất kinh doanh; Tích cực tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại của Chính phủ cũng như của các Hiệp hội ngành hàng tổ chức tại Nga; Phát triển mạng lưới các mối quan hệ với chính quyền, doanh nghiệp và người dân địa phương; Khi đã thiết lập được quan hệ, các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng duy trì liên lạc thường xuyên với đối tác của mình để tạo ra sự tin tưởng, yên tâm làm ăn lâu dài.