Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ hợp tác thương mại việtnam liên bang nga (Trang 70 - 73)

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA TRONG THỜI GIAN QUA

2.3 Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Nam-Liên bang Nga

2.3.3 Một số giải pháp khác

Để khắc phục những khó khăn và sớm đưa quan hệ kinh tế Việt - Nga tương xứng với quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, hai bên cần có quyết tâm cao hơn trong hợp tác với nhau. Về phía Việt Nam, cần có các chương trình hành động cụ thể, sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ và các bộ, ngành, nhất là trong việc sớm thông qua và triển khai, cụ thể hóa

"Danh mục kiểm tra các nhiệm vụ ưu tiên" trong quan hệ giữa hai nước năm 2008 và trong những năm tiếp theo.

Trong hợp tác kinh tế với LB Nga, Việt Nam cần tập trung vào bốn lĩnh vực quan trọng là dầu khí, năng lượng, điện và đầu tư, thương mại, coi đây là nền tảng vật chất của quan hệ đối tác chiến lược, là động lực quan trọng để thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác; có cơ chế nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam sang đầu tư và buôn bán với các đối tác Nga, kể cả với các doanh nghiệp người Việt Nam đang làm ăn tại Nga, phát huy hơn nữa tiềm năng và kinh nghiệm hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư của cộng

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Chuyên đề thực tập - Kinh tế Quốc tế

GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bình

đồng người Việt Nam tại Nga; có chính sách thích đáng để thu hút doanh nghiệp ta ở Nga đầu tư về trong nước...

Hai bên cần kiện toàn cơ chế hợp tác, trước mắt là Ủy ban liên chính phủ, tăng cường hơn nữa vai trò của các Phòng Thương mại và Công nghiệp của hai nước trong việc tổ chức các hội thảo, xúc tiến và thúc đẩy quan hệ giữa các doanh nghiệp hai nước. Tăng cường tuyên truyền về đất nước và con người, tiềm năng của mỗi nước để tăng thêm hiểu biết lẫn nhau, tạo cơ sở cho việc mở rộng quan hệ hợp tác.

2.3.3.1Nâng cao kỹ năng xuất khẩu và văn hóa xuất khẩu, thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp

Khuyến khích các mối liên kết ngang (hiệp hội ngành hàng); Khuyến khích các mối liên kết dọc trong xuất khẩu(phát triển liên kết dọc là phát triển sự phân công trong dây chuyền tạo giá trị của hàng hóa); Đẩy mạnh việc hình thành các mối liên kết ngược(mối liên kết tiêu thụ sản phẩm); áp dụng kĩ năng xuất khẩu tiên tiến(sàn giao dịch hàng hóa, thương mại điện tử, xây dựng tên miền cho hàng hóa…)

2.3.3.2 Giảm nhập siêu

Về nhập khẩu hàng hóa từ Liên Bang Nga: Bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Liên Bang Nga, Việt Nam nên áp dụng hình thức nhập khẩu những hàng hóa cần thiết như dầu khí, năng lượng, quốc phòng…của Liên Bang Nga và thực hiện thanh toán bằng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam; trả nợ bằng hàng hóa xuất sang Liên Bang Nga: Nhà nước Việt Nam cần đàm phán để giao hàng trả nợ sang Liên Bang Nga, góp phần tăng kim ngạch hàng xuất khẩu vào Liên Bang Nga và thúc đẩy công tác xúc tiền thương mại; về xuất khẩu hàng hóa: Kết hợp tăng cường xuất khẩu đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, cần tăng cường hợp tác sản xuất tại thị trường Liên Bang Nga thông qua việc thành lập các nhà máy chế biến, công nghiệp

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Chuyên đề thực tập - Kinh tế Quốc tế

GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bình

nhẹ, trên cơ sở tận dụng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và nắm bắt nhu cầu tại chỗ của họ để tăng cường xuất khẩu sang Liên Bang Nga và quốc gia lân cận.

2.3.3.3Phát huy tiềm năng cộng đồng người Việt Nam ở Liên Bang Nga trong phát triển quan hệ thương mại hai nước

Cộng đồng người Việt Nam tại Liên Bang Nga tương đối đông đảo, phần lớn trong số họ tham gia vào hoạt động thương mại và đã thiệt lập được các mối quan hệ buôn bán với nhiều bạn hàng tại Liên bang Nga, góp phần vào hoạt động nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa giữa hai nước. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách và biện pháp để một mặt bảo vệ được quyền lợi và tạo điều kiện cho người Việt đang sinh sống và làm việc tại Liên bang Nga, mặt khác, thu hút được sự đóng góp nhiều nhất của họ vào quá trình phát triển thương mại giữa hai nước.

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Chuyên đề thực tập - Kinh tế Quốc tế

GVHD: GS.TS Đỗ Đức Bình

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ hợp tác thương mại việtnam liên bang nga (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)