Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn-Thực Trạng Và Các Giải Pháp.pdf (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HIỆN TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB) HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB)

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của SCB

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô) được thành lập vào năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH–GP, Giấy phép thành lập số: 308/GP – UB, Đăng ký kinh doanh số: 4103001562.

Trải qua 10 năm hoạt động không hiệu quả, đến cuối năm 2002, Ngân hàng Quế Đô hoạt động trong hiện trạng tài chính thua lỗ trên 20 tỷ chưa có nguồn bù đắp, bộ máy quản trị điều hành suy sụp hoàn toàn, khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ quá hạn hơn 20 tỷ không có khả năng thu hồi; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam duy trì chế độ thanh tra – giám sát thường xuyên và quy định hạn mức huy động chỉ 160 tỷ đồng, hoạt động kinh doanh nghèo nàn, không có hệ thống quy trình quy chế hoạt động nghiệp vụ, đội ngũ nhân sự yếu về trình độ chuyên môn…

Nhận thức rõ những khó khăn đó, khi tiếp nhận Ngân hàng, các cổ đông mới đã tin tưởng giao phó cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành tiến hành các biện pháp cải cách toàn diện để giải quyết những mâu thuẫn nội tại, kiện toàn bộ máy tổ chức, làm cơ sở để tháo gỡ những khó khăn trong hoạt động. Nhờ đó, Ngân hàng TMCP Quế Đô chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép đổi tên gọi, đi vào hoạt động với thương hiệu mới: Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB kể từ ngày 08/04/2003. Thương hiệu này đã dần định hình và ngày càng chiếm được sự tin tưởng của người dân và doanh nghiệp khắp cả nước.

Với quyết tâm đưa Ngân hàng đi lên, từ sự cố gắng phát triển kinh doanh đầy hiệu quả trong năm 2003 (SCB bắt đầu có lãi từ quý II/2003), SCB đã có những giải pháp rất thực tế, mang ý nghĩa đột phá, nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

SCB, củng cố hệ thống quy trình, quy chế chuyên môn nghiệp vụ trong toàn hàng.

Kết thúc năm 2014, SCB được NHNN đánh giá xếp thứ 5 trong hệ thống SCB có hội sở đóng trên địa bàn TP.HCM. Đến thời điểm 31/12/2014, Tổng tài sản của SCB đạt 242.222 Tỷ đồng.

Với những nỗ lực không ngừng, SCB tự hào khi đón nhận các giải thưởng, danh hiệu lớn nhỏ do cộng đồng trong nước và quốc tế ghi nhận, tiêu biểu như sau:

+ Cúp vàng thương hiệu Việt Nam năm 2012 và 2013 + Cúp vàng thương hiệu mạnh năm 2013

+ Ba Cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng năm 2013 dành cho 3 sản phẩm:

“Tiết kiệm tích lũy, tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi”; “Tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”; “Tín dụng tiêu dùng”.

+ Danh hiệu “Doanh nghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng năm 2013”.

+ Bằng khen do Hiệp hội Ngân hàng trao tặng năm 2012 và 2013.

+ “Cúp Cầu Vàng Việt Nam năm 2014” trong ngành Ngân hàng do NHNN VN, Hiệp hội DN vừa và nhỏ VN, Hiệp hội Bảo hiểm VN và Hiệp hội kinh doanh chứng khoán VN trao tặng…

Thương hiệu nổi tiếng ASEAN

-Top 100 nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam -Top 50 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam

-Top 08 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.

-Giải thưởng Hàng Việt tốt - Dịch vụ Hoàn hảo Thương hiệu vàng VN 2014 -Giải thưởng Thương hiệu Mạnh Việt Nam

-Thương hiệu Danh Tiếng Việt Nam -Thương hiệu Á Đông

-Sản phẩm, dịch vụ VN được tin dùng -Doanh nghiệp mạnh và phát triển bền vững

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012.

Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước và trình độ chuyên môn vượt bậc của tập thể CB-CNV.

Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, Ngân hàng hợp nhất đã có ngay lợi thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng và nằm trong nhóm 5 ngân hàng cổ phần lớn nhất tại Việt Nam. Cụ thể: Vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, Tổng tài sản ngân hàng đã đạt khoảng 154.000 tỷ đồng, Nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng, kinh tế và dân cư của ngân hàng đạt hơn 110.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lũy kế đạt trên 1.300 tỷ đồng. Hiện hệ thống của ngân hàng tính trên tổng số lượng trụ sở chính, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, và điểm giao dịch ước khoảng 230 đơn vị trên cả nước sẽ giúp khách hàng giao dịch một cách thuận lợi và tiết kiệm nhất.

Từ những thế mạnh sẵn có cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành và toàn thể CBNV, sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Khách hàng, Cổ đông, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chắc chắn sẽ phát huy được thế mạnh về năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng quản lý điều hành để nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam và mang tầm vóc quốc tế, đủ sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong và ngoài nước. Qua đó, cung cấp giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng Khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho Cổ đông.

III. Lịch sử các Ngân hàng thành viên trước khi hợp nhất 1/ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Tên tiếng Anh: SAIGON COMMERCIAL BANK (SCB)

Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB).

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 VNĐ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 tỷ đồng, tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.

Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”.

2/ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Tín Nghĩa

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM TÍN NGHĨA Tên tiếng Anh: VIETNAM TIN NGHIA COMMERCIAL JOINT STOCK BANK (VIETNAM TIN NGHIA BANK)

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa tiền thân là Ngân hàng TMCP Tân Việt được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0164/NH–GP ngày 22 tháng 08 năm 1992 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp. Ngày 18/01/2006, Ngân hàng TMCP Tân Việt được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương theo Quyết định số 75/QĐ-NHNN. Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2008, một lần nữa vào tháng 01/2009 Ngân hàng TMCP Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa theo Quyết định số 162/QĐ-NHNN nhằm cơ cấu lại tổ chức và phát triển theo kịp xu thế mới.

Tính đến cuối tháng 9/2011, TinNghiaBank có Vốn điều lệ đạt 3.399.000.000.000 VNĐ; tổng tài sản đạt 58.939 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2010, vượt 7,16 % kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 83 điểm giao dịch từ Nam ra Bắc.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa đã gặp không ít những khó khăn. Tuy nhiên với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, của các ngân hàng thương mại, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành đã nỗ lực không ngừng và cùng toàn thể cán bộ nhân viên chung sức đoàn kết khắc phục những khó khăn và từng bước đưa Ngân hàng phát triển một cách mạnh mẽ về lượng và chất trong những năm gần đây.

3/ Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đệ Nhất

Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐỆ NHẤT Tên tiếng Anh: FIRST JOINT STOCK BANK (FICOMBANK)

Ngân hàng TMCP Đệ nhất được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0033/NH–GP ngày 27 tháng 04 năm 1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp và giấy phép thành lập số 534/GP-UB do Uỷ ban nhân dân TP .HCM cấp ngày 13 tháng 5 năm 1993. Trong bối cảnh hoạt động theo khung pháp lý cho ngân hàng thương mai tại Việt Nam, ngày 02/8/1993 Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động.

Tính đến 30/09/2011, Ficombank có Vốn điều lệ đạt 3.000.000.000.000 VNĐ.

Kết quả hoạt động kinh doanh đã “phá” chỉ tiêu về tổng tài sản khi đạt hơn 17.100 tỷ đồng, vượt 128% so kế hoạch. Mạng lưới hoạt động gồm 26 điểm giao dịch tại TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số thành phố lớn.

Suốt quá trình hình thành và phát triển FICOMBANK trải qua nhiều khó khăn nhưng vẫn nỗ lực phấn đấu không ngừng phát triển.

Trải qua hơn hai mươi năm hoạt động và phát triển, đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã trở thành một trong những ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam. SCB là một thương hiệu quen thuộc, tin cậy của Khách hàng, là nơi cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa dạng, các giải pháp tài chính linh hoạt, chất lượng cao nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của Khách hàng cũng như nâng cao giá trị và quyền lợi cho Cổ đông.

SCB là một trong số ít các ngân hàng thương mại cổ phần cung cấp đầy đủ tất cả các dịch vụ liên quan đến tài chính, ngân hàng cho Khách hàng. Trong năm 2014,

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

SCB được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép bổ sung thêm hai nghiệp vụ là môi giới tiền tệ và đại lý bảo hiểm. Với những nghiệp vụ mới bổ sung trên, SCB mở rộng việc cung cấp dịch vụ cho Khách hàng về môi giới tiền tệ, bán chéo sản phẩm cho các công ty bảo hiểm nhân thọ/phi nhân thọ, góp phần gia tăng thu nhập ngoài lãi, giảm sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng theo đúng chiến lược kinh doanh mà SCB đã đề ra. Có thể nói, với việc mua lại thành công một công ty hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ, SCB đang từng bước hình thành một tập đoàn tài chính có khả năng cung cấp các giải pháp dịch vụ tài chính – ngân hàng – bảo hiểm – chứng khoán trọn gói cho Khách hàng.

Một phần của tài liệu Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Tmcp Sài Gòn-Thực Trạng Và Các Giải Pháp.pdf (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)