Trả lương cho lao động làm thêm giờ

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần sông cấm (Trang 52 - 58)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG CỤ TẠO ĐỘNG LỰC

3.2. Các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực tại Công ty cổ phần đóng tàu Sông Cấm

3.1.3. Trả lương cho lao động làm thêm giờ

Đối với các nhân viên văn phòng của Công ty, có những người có khổi lượng công việc lớn và có các công việc phát sinh ngoài kế hoạch, yêu cầu

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

phải giải quyết khẩn cấp thì công ty nên xây dựng chính sách thanh toán lương làm thêm giờ theo quy định của Bộ lao động và quy định của Công ty.

Tuy nhiên, có những trường hợp trong giờ thì không tập trung làm mà làm xao nhãng kéo dài thời gian làm việc không cần thiết, làm ngoài giờ nhưng trong phạm vi kế hoạch được giao nhưng chưa hoàn thành thì không được thanh toán tiền làm thêm giờ. Điều này sẽ tạo sự công bằng cho người lao động. Quy định đúng đắn này còn giúp người lao động làm việc có trách nhiệm và nỗ lực hơn với công việc được giao. Việc đánh giá cho nhân viên có được tính thêm giờ làm hay không cần được thực hiện một cách hợp lý, đồng đều với khả năng của nhân viên. Vì việc này có thể khiến người lao động không cảm thấy hứng thú với công việc, áp lực công việc quá lớn làm năng suất lao động giảm xuống. Do vậy, để công tác tạo động lực đạt hiệu quả cao thì cần xác định và tính toán định mức lao động một cách hợp lý phù hợp với khả năng của người lao động.

Công ty cần đưa ra các quy định cụ thể thời gian làm việc, thời gian làm thêm giờ và thời gian nghỉ ngơi như sau:

Quy định Thời gian làm

việc trong Công ty

- Người lao động không được làm việc riêng trong giờ làm việc

- Giờ làm việc hàng ngày, số ngày (giờ) làm việc trong tuần, những ngày nghỉ theo chế độ thực hiện theo qui định của Bộ luật Lao động. Cụ thể áp dụng cho bộ phận làm hành chính như sau:

-Thời giờ làm việc trong Công ty: 6 ngày/tuần, từ thứ Hai đến thứ Bẩy;

-Thời gian làm việc: 8giờ/ngày, tính từ khi bắt đầu công việc tại nơi làm việc đến khi kết thúc công việc tại nơi làm

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

việc

- Người lao động cần đến đúng giờ, đi muộn cần thông báo trước đến người quản lý, lãnh đạo để sắp xếp công việc

 - Người lao động vắng mặt trong thời gian làm việc vì lý do sức khoẻ phải được sự đồng ý của cấp trên trực tiếp quản lý.

Nếu vắng mặt vì những lý do cấp bách, phải thông báo với cấp trên trực tiếp ngay trước hoặc ngay sau khi vắng mặt, thời gian nghỉ được tính là nghỉ việc riêng. Lãnh đạo có quyền từ chối, không cho người lao động nghỉ nếu lý do không chính đáng và/ hoặc không cấp bách.

- Trường hợp phải giải quyết công việc ngoài văn phòng Công ty, người lao động phải thông báo cho cấp trên trực tiếp về địa điểm, thời gian, tên khách hàng và số điện thoại liên lạc.

- Phụ trách các bộ phận có trách nhiệm phối hợp cùng cấp trên và Phòng Tổ chức - Hành chính theo dõi việc chấp hành các quy định về thời giờ làm việc của người lao động.

Làm thêm giờ - Đáp ứng yêu cầu về tiến độ luôn là mục tiêu hàng đầu của Công ty. Vì vậy, người lao động có thể sẽ được huy động để làm thêm giờ. Người lao động có trách nhiệm thực hiện yêu cầu đó, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

- Trường hợp người lao động cần làm thêm ngoài giờ để hoàn thành công việc, giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn, xử lý kịp thời các công việc do tính chất, yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật, công nghệ không thể tự bỏ dở, phải thông báo với cấp lãnh đạo trực tiếp và Phòng Tổ chức

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Hành chính để theo dõi và phối hợp (nếu cần).

- Thời gian làm thêm là không quá 4 giờ/ngày hoặc 200 giờ/năm.

- Thời gian làm thêm hàng tuần phải có xác nhận của trưởng bộ phận và thông qua ban quản lý để nắm rõ tình hình.

Thời giờ nghỉ ngơi

- Nghỉ phép:

a) Người lao động muốn nghỉ phép phải có sự đồng ý của người đứng đầu bộ phận. Việc nghỉ phép phải được bố trí để không ảnh hưởng đến công việc.

b) Trước khi nghỉ phép, người lao động có trách nhiệm bàn giao công việc dở dang cho cấp trên trực tiếp hoặc người được cấp trên chỉ định để không ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.

d) Người nghỉ phép phải làm đơn thông báo trước. Đơn xin nghỉ phép phải được làm theo mẫu và trình cho Trưởng bộ phận duyệt trước 07 ngày (nếu số ngày nghỉ phép trên 3 ngày), trước 01 ngày (nếu xin nghỉ dưới 3 ngày).

e) Người lao động trong thời gian thử việc hoặc trong thời gian báo trước chuẩn bị rời khỏi Công ty không được nghỉ phép.

- Nghỉ việc riêng

a) Người lao động vẫn được hưởng lương đầy đủ nếu nghỉ trong các trường hợp sau:

- Kết hôn: được nghỉ 3 ngày;

- Con kết hôn: được nghỉ 1 ngày;

- Bố, mẹ, vợ (chồng), con mất: được nghỉ 03 ngày.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Trước khi nghỉ, người lao động có trách nhiệm bàn giao công việc cho cấp trên và đồng nghiệp của mình để không làm ảnh hưởng đến công việc, tiến độ sản xuất.

b) Đối với những trường hợp khẩn cấp khác có liên quan đến gia đình người lao động hoặc sự kiện bất khả kháng, thời hạn nghỉ sẽ do Tổng Giám đốc quyết định. Trường hợp đột xuất, phải báo cho cấp trên trong vòng 03 giờ tính từ khi giờ làm việc bắt đầu. Ngày đầu tiên trở lại làm việc, người xin nghỉ phải nộp đơn xin nghỉ kèm theo giấy tờ chứng minh về sự kiện khẩn cấp và/hoặc bất khả kháng.

c) Công ty có quyền không trả lương cho người lao động trong những trường hợp sau:

- Đi làm muộn;

- Vắng mặt trong thời gian làm việc không có lý do chính đáng.

Số ngày nghỉ việc riêng không hưởng lương không được phép quá 03 ngày/tháng.

- Nghỉ ốm

a) Người lao động được nghỉ ốm hưởng nguyên lương tối đa là 14 ngày/năm.

b) Nếu người lao động nghỉ ốm quá 02 ngày liên tục hoặc bị tai nạn thì cần có giấy xác nhận của bác sĩ và được hưởng các chế độ quy định về bảo hiểm. Trong trường hợp khác sẽ do Tổng Giám đốc quyết định. Quyết định này sẽ được chuyển cho Trưởng phòng điều hành/Trưởng các bộ phận phụ trách trực tiếp cùng với đơn xin nghỉ.

c) Trong trường hợp người lao động không thể làm việc do

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

bị ốm thì phải trực tiếp hoặc phải nhờ gia đình thông báo cho cán bộ quản lý trực tiếp biết chậm nhất sau 03 giờ tính từ khi giờ làm việc bắt đầu. Ngày đầu tiên trở lại làm việc, người lao động phải nộp đơn xin nghỉ ốm kèm theo giấy chứng nhận của bệnh viện để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội.

d)Nếu người lao động bị ốm hoặc tai nạn do lạm dụng các chất cồn hoặc có chất kích thích sẽ được coi là nghỉ không có lý do chính đáng và thời gian nghỉ sẽ được tính là nghỉ không lương.

- Nghỉ thai sản

a) Mọi chế độ đối với lao động nữ trong thời kỳ thai sản, sinh và nuôi con sẽ căn cứ theo Bộ luật Lao động, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội.

b) Trường hợp bình thường, người nghỉ phải nộp đơn trước 20 ngày. Trường hợp đột xuất, người nghỉ phải làm thủ tục như nghỉ ốm.

c) Sau khi sinh, người lao động phải nộp giấy chứng sinh của bệnh viện để làm thủ tục hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

d) Bất kỳ một ngày nghỉ lễ, Tết nào trùng vào thời gian nghỉ thai sản cũng được tính chung vào thời gian nghỉ thai sản, không được nghỉ bù trong thời gian nghỉ thai sản.

- Nghỉ không lương

a) Công ty cho phép nghỉ không lương trong một số trường hợp sau:

- Bị ốm hoặc tai nạn do lạm dụng các chất cồn hoặc chất

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

kích thích;

- Đi học không theo sự phân công của Công ty;

- Nghỉ vì lý do khác, do Tổng Giám đốc quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.

b) Thời gian nghỉ không lương tối đa trong một tháng là 05 ngày liên tiếp (trừ trưởng hợp đặc biệt do Giám đốc Công ty quyết định).

c) Nếu người lao động nghỉ không lương quá 03 tháng thì hợp đồng lao động sẽ bị huỷ bỏ. Tuỳ theo vị trí của người lao động và hoàn cảnh lúc đó, Công ty sẽ xem xét duy trì vị trí và tính liên tục của thời gian lao động nếu người lao động đó quay trở lại Công ty trong quãng thời gian thích hợp; hoặc sẽ xem xét việc người lao động xin trở lại Công ty.

Một phần của tài liệu Tạo động lực làm việc cho người lao động tại công ty cổ phần sông cấm (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)