CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG GAS CỦA TỔNG CÔNG TY GAS PETROLIMEX
2.2. Thực trạng hoạt động bán hàng của tổng công ty gas petrolimex
2.2.2. Doanh số và chỉ tiêu sản lượng xuất bán
2.2.2.4. Khối lượng gas tiêu thụ trên thị trường theo khu vực
Bảng 2.3. Khối lượng gas tiêu thụ trên thị trường theo khu vực
đvt: tấn
Thị trường 2010 2011 2012
Sản lượng Tỷ trọng Sản lượng Tỷ trọng
Sản lượng Tỷ trọng
Miền Bắc 71105,47 54,75% 64560,65 55% 67946,58 54%
Miền Nam 43143,81 33,22% 36388,73 31,75% 40264,64 32%
Miền Trung 15623,72 12,03% 16434,02 13,25% 17615,78 14%
(Nguồn: Tổng công ty gas petrolimex)
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy miền bắc là thị trường tiêu thụ chủ yếu, tiếp theo là miền nam và tiêu thụ thấp nhất ở miền trung. Nguyên nhân vì miền bắc có thì khối văn phòng công ty và PGC hải phòng có khối lượng tiêu thụ lớn , ở miền nam cũng có hai khối tiêu thụ là PGC Cần Thơ và PGC Sài Gòn, còn ở miền trung chỉ có khối tiêu thụ PGC Đà Nẵng. Lượng tiêu thụ ở miền trung còn thấp cũng do mức sống của người dân ở đây còn nghèo, chịu nhiều khó khăn do thiên tai bão lụt. Ngoài ra, qua bảng số liệu ta nhận thấy lượng tiêu thụ ở miền trung cũng đang dần tăng lên nhưng mức tăng vẫn còn chậm, chỉ tăng 1992,06 tấn so với năm 2010.
Phân phối gas ở một số thị trường
Tổng công ty gas petrolimex có hệ thống đại lý phân phối rộng khắp cả nước.
Với số lượng hơn 45 đại lý, tổng đại lý trên khắp cả nước, sản phẩm gas petrolimex đã thâm nhập hầu hết tất cả các thị trường trên cả nước. Dưới đây, ta sẽ xét đến 1 vài thị trường tiêu biểu:
Thị trường Hà Nội
Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn nhất ở khu vực phía Bắc, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Có khoảng 70-80% các hộ gia đình ở hà nội sử dụng LPG để đun nấu.
Tổng nhu cầu LPG tại Hà Nội ước tính khoảng 75.000 tấn/năm, bao gồm các lĩnh vực công nghiệp và dân dụng. Trong đó Gas hóa lỏng sử dụng trong dân dụng và dịch vụ 55.000 tấn/năm.
Công ty cổ phần Gas Petrolimex cung cấp Gas hóa lỏng ra thị trường thông qua hai kênh chính là hệ thống các cửa hàng bán lẻ và hệ thống các đại lý.
- Hệ thống đại lý bao gồm: 5 tổng đại lý lớn và một số đại lý nhỏ lẻ + Thành Tâm Gas: sản lượng ~ 170 tấn/tháng
+ Phúc Lộc Thọ Gas: sản lượng ~ 145 tấn/tháng + Quang Vinh Gas: sản lượng ~ 148 tấn/tháng + Ngọn Lửa Thần Gas: sản lượng ~ 120 tấn/tháng + Quang Tuyên Gas: sản lượng ~ 110 tấn/tháng.
(Nguồn: số liệu tổng công ty gas petrolimex 2012) Các đại lý nhỏ lẻ đạt sản lượng tổng cộng khoảng 160tấn/tháng
- Hệ thống bán lẻ: Bao gồm 24 của hàng phân bổ tại các khu vực trong nội thành.
Đối với các cửa hàng công ty thực hiện cơ chế khoán hẳn nhằm tạo sự chủ động cho các cửa hàng. Các cửa hàng nhận Gas tại kho Đức Giang theo mức giá giao và tự
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
quyết định mức giá bán lẻ theo khung giá đã được ban hành của Công ty, tự hạch toán các chi phí. Trên thực tế các cửa hàng của công ty hoạt động gần như là một đại lý.
Tuy nhiên cửa hàng của công ty thì chỉ kinh doanh đúng một loại Gas Petrolimex trong khi đó các đại lý còn kinh doanh thêm nhiều nhãn hiệu Gas khác.
Hà Nội có nhu cầu tiêu thụ Gas lớn nên tại thị trường này cũng tập trung số lượng các hãng kinh doanh Gas nhiều nhất. Trên địa bàn liên tục xuất hiện các hãng Gas tư nhân lớn, nhỏ khác nhau như: Hồng Hà Gas, Hà Nội Gas, Vạn Lộc Gas...mỗi hãng đều có các tiêu thức xâm nhập thị trường khác nhau. Vì thế, giá cả tại khu vực này cũng rất khác nhau. Giá Gas hóa lỏng bình 12kg tham khảo của một số hãng tham khảo tại thời điểm tháng 11/2012 như sau:
Shell Gas: 390.000/bình
PetroVietNam Gas: 382.000/bình
Petrolimex Gas: 360.000/bình
Petronas Gas: 350.000/bình
Total Gas: 350.000/bình
Hồng Hà Gas, Vạn Lộc Gas: 350.000/bình
Trong số các hãng Gas thì Shell Gas là hãng có giá bán cao nhất. Hiện nay đứng đầu thị phần Gas hóa lỏng tại Hà Nội vẫn là công ty cổ phần Gas Petrolimex với 17,9%, tiếp heo là các hãng khác như PetroVietNam Gas, Thăng Long Gas, Shell Gas, Total Gas...
Thị trường Hải Phòng
Hải Phòng là trung tâm kinh tế phát triển chỉ đứng sau Hà Nội tại khu vực phía Bắc. Tổng mức tiêu thụ LPG trong dân dụng và dịch vụ khoảng 40.000 tấn/năm. Hải Phòng là đầu mối giao thông đường thủy của khu vực nên tại đây các hãng kinh doanh Gas lớn đều đầu tư xây dựng hệ thống kho bể và dây chuyền đóng bình phục vụ cho kinh doanh của toàn khu vực. Hải Phòng không có nhiều hãng tư nhân như tại Hà Nội nên thị trường cũng ổn định hơn.
Tại Hải Phòng, Công ty cổ phần Gas Petrolimex thành lập chi nhánh có nhiệm vụ xuất nhập, tồn chứa và cung cấp LPG cho toàn bộ nhu cầu hệ thống phân phối của Công ty. Ngoài ra, chi nhánh còn chịu trách nhiệm phát triển thị trường trên địa bàn này.
Hệ thống phân phối LPG của công ty ở Hải Phòng cũng giống như ở Hà Nội, bao gồm các đại lý và các cửa hàng bán lẻ.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Hệ thống đại lý của công ty ở Hải Phòng bao gồm 2 tổng đại lý lớn và các đại lý nhỏ lẻ.
+ Tổng đại lý Minh Phương: sản lượng ~ 180 tấn/tháng + Tổng đại lý Phương Bắc: sản lượng ~ 160 tấn/tháng + Đại lý nhỏ khác: 270 tấn/tháng
Hệ thống bán lẻ gồm 8 cửa hàng, sản lượng tổng cộng đạt 135 – 140 tấn/ tháng.
2.2.2.5. Sản lượng gas petrolimex trên thị trường Việt Nam
Bảng 2.4. Sản lượng gas petrolimex trên thị trường Việt Nam 2008-2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Sản lượng 102.637 121.517 129.873 117.383 125.827
Tốc độ tăng trưởng
8,4% 26,54% 14,38% 22,59%
(Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh PGC) Sản lượng LPG bán ra thị trường liên tục tăng qua các năm từ 2008-2010. Tuy nhiên năm 2011 sản lượng bán giảm mạnh. Nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng năm 2011 là do khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh doanh tại thị trường gas gặp nhiều biến động về sản lượng cũng như rủi ro lớn về thanh toán tiền hàng. Cho nên, tổng công ty đã đặt mục tiêu an toàn tài chính lên hàng đầu, tránh để mất vốn và thực hiện chính sách bán hàng chọn lọc, tiến hành dừng cấp hàng với các khách hàng tồn tại công nợ lâu, hạn chế bán hàng cho khách hàng gặp khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, thường xuyên sàng lọc khách hàng để có danh sách khách hàng lành mạnh xét trên tiêu thức thanh toán và thị trường tiêu thụ của bản thân khách hàng. Ngoài yếu tố chủ quan, sản lượng năm 2011 còn ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan trên thị trường. đó là giá CP trong năm 20111 tăng mạnh so với hai năm trước đó, cụ thể giá bình quân CP năm 2011 là 850USD/tấn tăng 22% so với năm 2010 và 66% so với năm 2009. Mức giá CP và Premium đứng ở mức cao, biến động qua các tháng với biên độ lớn và khó dự đoán một mặt tác động tiêu cực tới nhu cầu tiêu thụ (do giá vốn hàng mua tăng cao dẫn tới giá bán tới các hộ tiêu thụ cũng rất cao lại thường xuyên thay đổi), mặt khác cũng làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp kinh doanh LPG đạt được là rất rủi ro (do tỷ số giữa lợi nhuận của doanh nghiệp trên giá vốn hàng mua ngày càng nhỏ). Thực tế với lượng hàng tồn kho rất nhỏ, khả năng xói mòn thậm chí mất trắng lợi nhuận được tích lũy trong nhiều tháng là rất cao trong Điều kiện giá vốn hàng mua cao và giá CP luôn biến động như hiện nay và như trong năm vừa qua.
Ngoài chênh lệch trị giá hàng tồn kho, lợi nhuận kinh doanh LPG trong năm qua cũng
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
chịu ảnh hưởng và rủi ro rất lớn từ yếu tố chênh lệch tỷ giá (có những thời điểm lên tới 25 usd/tấn). Đối với ngành hàng LPG tại Việt nam, nhu cầu tiêu thụ cả năm 2011 tại Việt nam ước tính đạt 1,197 triệu tấn- tăng 4,7% so với năm 2010. Nhu cầu tăng trưởng thấp, kinh tế khó khăn, quá nhiều công ty cùng tham gia chia sẻ thị trường với dung lượng nhỏ đã làm cho tình hình cạnh tranh tại thịtrường cả thượng nguồn và hạ nguồn rất gay gắt. Cạnh tranh vẫn dựa vào yếu tố giá là chủ yếu dẫn tới suy giảm lãi gộp trên 1kg gas bán ra, các đơn vị tìm mọi cách để giảm giá thành hàng bán kể cảvới các hình thức không lành mạnh (mua hàng chất lượng thấp, nhập DME- hóa chất làm hỏng vật liệu cao su trong các thiết bị sử dụng LPG). Chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế suy giảm, các công ty kinh doanh gas đã xoay sở và tìm mọi cách duy trì kinh doanh, tình hình chiếm dụng công nợ của nhau diễn ra phổ biến, sự tranh giành khách với các biện pháp thiếu lành mạnh xảy ra thường xuyên hơn. Tình trạng sang chiết nạp gas trái phép, chiếm dụng bình của nhau không có dấu hiệu thuyên giảm, nhiều vụ việc khi được phát hiện các cơ quan chức năng chỉ giải quyết nửa vời, không tới nơi tới chốn do đó không đủ sức răn đe đối với các hoạt động này.
Sự hình thành các đơn vị lớn hơn cũng góp phần tạo ra thị trường ổn định hơn.
Tuy nhiên, ở góc độ cạnh tranh, việc mua bán sát nhập hình thành những đơn vị có quy mô lớn hơn, tổ chức bài bản hơn, thương hiệu mạnh hơn, tập trung được nguồn lực kinh doanh sẽ tạo ra những Đối thủ có sức cạnh tranh lớn hơn về mọi mặt trên thị trường gas.
Về nguồn cung: Nhà máy lọc dầu Dung Quất gặp sự cố tháng 04/2011 và phải ngừng bảo dưỡng một tháng đã tạo nên một cú sốc lớn về nguồn hàng trên toàn bộ thị trường, làm cho cung cầu trên thị trường cực kỳ căng thẳng, rất nhiều công ty trong ngành hàng đã phải chấp nhận đứt chân hàng, giá nhập khẩu hàng về bù đắp thiếu hụt và giá bán tại thị trường nội địa bị đẩy lên những mức cao kỷ lục.
Mức Premium về Việt nam tăng rất mạnh và thiết lập một mặt bằng mới cho tới nay mà nguyên nhân chính xuất phát từ thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản đã phá hủy nhà máy điện hạt nhân dẫn tới nhu cầu sử dụng LPG để phát điện và các nhu cầu khác tại Nhật Bản tăng mạnh, giá dầu trong năm luôn đứng ở mức cao làm tăng mức cước vận chuyển LPG về phía Nam Trung Quốc- khu vực hiện cung cấp phần lớn cho nhu cầu nhập khẩu LPG về việt nam, các đơn vị cung cấp nguồn thuộc Petro Việt nam tăng Premium theo mức tăng Premium hàng nhập khẩu. Đến năm 2012 với các điều kiện kinh doanh bình thường, cùng với tận dụng các lợi thế của công ty, sản lượng bán của gas petrolimex trên thị trường đã tăng nhanh trở lại.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế