1. Thực trạng TTCK Việt Nam
1.2 Quy mô thị trường hiện nay
Sau 8 năm hoạt động TTCK TP.HCM đã trở thành một kênh huy động, chu chuyển và lưu thông tin tệ để phục vụ đất nước. Đến nay tại SGDCK TP.HCM đã có 528 loại chứng khoán được niêm yết trên thị trường với tổng giá trị niêm yết là 101.345.715,88 triệu đồng. Và với quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng thì số lượng chứng khoán sẽ còn tăng trong tương lai.
Bảng: Quy mô thị trường chứng khoán TP.HCM. ( tính đến ngày 01/04/2008 ) Toàn thị trường Cổ phiếu Chứng chỉ
quỹ Trái phiếu Số chứng khoán
niêm yết (CK) 528 150 3 375
Tỉ trọng (%) 100 28,41 0.57 71,02
Khối lượng niêm yết( ngàn CK )
5.110.319,44
4.477.359,56 71.409,63 561.550,25
Tỉ trọng (%) 100 87,61 1,40 10,99
Giá trị niêm yết
( triệu đồng ) 101.345.715,88 44.773.595,58 714.095,30 55.858.025,00
Tỉ trọng (%) 100 44,18 0.70 55,12
Nguồn: SGDCK TP.HCM
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
1.3Tình hình biến động của VN-Index.
1.3.1 Giai đoạn 1: từ 28/07/2000 đến 25/06/2001
Đây là giai đoạn thị trường mới đi vào hoạt động, thị trường còn mới mẻ đối với nhà đầu tư và cả đối với các doanh nghiệp. Trong giai đoạn này chỉ có 5 doanh nghiệp niêm yết là REE, SAM, HAP, TMS, LAF và đây là những doanh nghiệp có qui mô vốn vừa và nhỏ so với nước ta, giá trị niêm yết của tất cả chỉ 466,9 tỷ đồng.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Đồ thị 1: Chỉ số VN-Index giai đoạn 1
Xuất phát từ 100 điểm và chưa đầy 1 năm giao dịch chỉ số VN-Index đã tăng gần 6 lần so với điểm ban đầu, đạt mức đỉnh vào ngày 25/6/2001 với 576,04 điểm. Sự gia tăng mạnh mẽ trong thời gian này không phải liên quan đến các thông tin vĩ mô của nền kinh tế cũng như thông tin đến từ các doanh nghiệp niêm yết. Ta có thể nhận thấy trong giai đoạn này thị trường chứng khoán còn khá mới mẻ đối với các nhà đầu tư trong nước, hàng hóa trên thị trường còn rất ít, giá trị niêm yết còn nhỏ, cầu nhiều hơn cung nên tâm lý nhà đầu tư là mua vào mà không có động thái bán ra nên đẩy giá cổ phiếu lên cao.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
1.3.2 Giai đoạn 2: từ 25/06/2001 đến 24/10/2003
Giai đoạn này thị trường đã tuột dốc, VN-Index giảm xuống mức đáy là 130,9 điểm (24/10/2003), giảm 440,14 điểm so với đỉnh của nó ở năm 2001. Có lẽ đây là kết quả tất yếu so với những gì thị trường đã đạt được ở giai đoạn trước. Vì ở giai đoạn trước cầu nhiều hơn cung nên đã đẩy giá chứng khoán vượt xa giá trị thực nên thị trường đi xuống và hậu quả cuối cùng là sự sụt giá không tránh khỏi của tất cả các cổ phiếu do cổ phiếu “sốt giá” mà không xuất phát từ tăng trưởng thực tế của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này nền kinh tế vẫn giữ tốc độ tăng trưởng khá tốt khoảng 7%, và các công ty niêm yết hoạt động bình thường không có dấu hiệu nào của sự trì trệ, thậm chí có những doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng cao, ví dụ như công ty REE lợi nhuận sau thuế tăng 13,8% (từ 34 tỷ năm 2002 lên 39 tỷ năm 2003 – nguồn UBCK) hay SAM tăng 8,3% (từ 55,7 tỷ năm 2002 lên 60,4 tỷ năm 2003).
Đồ thị 2: Chỉ số VN-Index giai đoạn 2
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
1.3.3 Giai đoạn 3: từ 24/10/2003 đến 03/08/2006
Giai đoạn này thị trường có xu hướng phục hồi, nhưng không có gì đột phá, VN-Index dao động quanh mức 200 -300, cho thấy thị trường trong giai đoạn này ổn định hơn không có sự biến động nhiều thị trường có dấu hiệu hoạt động cầm chừng và có lẽ đây là giai đoạn ảm đạm của thị trường chứng khoán Việt Nam kể tư khi thành lập.
Đồ thị 3: Chỉ số VN-Index giai đoạn 3
1.3.4 Giai đoạn 4: từ 03/08/2006 đến 13/03/2007.
Đây là khoảng thời gian thị trường chứng khoán sôi động nhất khi mà thị trường mở rộng về quy mô và chất lượng. Số cổ phiếu niêm yết đã tăng hơn 303%
so với năm 2005 và tổng giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán chiếm 22,7%
GDP. Sự ra đời của các định chế tài chính: 23 quỹ đầu tư tài chính, hơn 40 công ty chứng khoán, 12 công ty quản lý quỹ, 3 quỹ đầu tư và 6 ngân hàng hoạt động lưu ký chứng khoán, số tài khoản nhà đầu tư tăng gấp 3 lần năm 2005.
Và chỉ số VN-Index cũng tăng nhanh chóng trong thời gian, đoạt mức kỷ lục cao nhất từ trước đến nay là 1170,67 điểm vào ngày 13/3/2007. Các lý do để thị trường
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
chứng khoán Việt Nam phát triển mạnh mẽ là cuối năm 2006 đầu 2007 là mốc lịch sử đáng nhớ của Việt Nam, đó là ngày 11/1/2007 sau hơn 11 năm đàm phán Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới WTO, thêm vào đó là sự tăng trưởng cao của nền kinh tế năm 2006 GDP đạt 8,17% và các công ty có hiệu quả sản xuất kinh doanh tốt, tiềm năng phát triển cao đã được niêm yết trong giai đoạn này
Đồ thị 4: Chỉ số VN-Index giai đoạn 4
1.3.5 Giai đoạn 5: Từ 13/03/2007 đến nay ( 01/04/2008 )
Do thị trường phát triển qua nóng ở giai đoạn trên nên không ít các chuyên gia, các nhà phân tích cho rằng khả năng bong bóng của thị trường chứng khoán đang hình thành và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Nhận thức được tầm quan trọng trên nên hàng loạt các cảnh báo đã được đề ra từ phía nhà quản lý thị trường, và biện pháp hành chính được đề ra đó là chỉ thị 03 của Ngân hàng nhà nước về việc qui đinh tỷ lệ cho vay cầm cố chứng khoán dưới 3% tổng dư nợ của các ngân hàng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại và luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực vào đầu năm 2009 (trong đó việc đánh thuế 20% thu nhập từ đầu tư chứng khoán), ngoài ra còn do nền kinh tế cuối năm 2007 và đầu năm 2008
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
không ổn định lạm phát tăng cao. Các biện pháp trên của cơ quan nhà nước đã làm cho thị trường chứng khoán trở nên ảm đạm hơn, thị trường liên tục đi xuống. Đến 28/3/2008 VN-Index đang tiến về rất gần mốc 500 điểm, điều này là do tâm lý bi quan của nhà đầu tư khi niềm tin của họ vào khả năng phục hồi của thị trường và các chính sách của nhà nước. tâm lý đó tạo ra các kỳ vọng giá xuống của nhà đầu tư. Các ngân hàng thương mại cầm cố chứng khoán của các nhà đầu tư trong thời gian qua không phải là nhỏ, nay thị trường xuống nhà đầu tư không thể trả tiền vay hay mua lại, nên phải bán ra để thu tiền về, và điều này làm tăng áp lực cung trên thị trường. các biện pháp siết chặt tiền tệ của chính phủ cũng gây ra ảnh hưởng tâm lý không nhỏ, giờ đây người ta thường nhắc đến rủi ro chính sách chứ không phải là rủi ro thị trường, đây là hệ quả của việc chính phủ can thiệp bằng mệnh lệnh chủ quan và thay đổi liên tục trên thị trường. Thêm vào đó thị trường thế giới không ổn định, lo ngại về khủng hoảng kinh tế Mỹ kéo dài theo hiệu ứng domino ra toàn thế giới vẫn luôn treo lơ lửng trên đầu các nhà đầu tư cũng ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trong nước. thị trường vàng – thị trường cạnh tranh với thị trường chứng khoán về thu hút vốn cũng đầy biến động, góp phần tạo tâm lý bất an cho nhà đầu tư. Làm cho VN-Index đã mất 50% so với đỉnh điểm năm 2007.
Đồ thị 5: Chỉ số VN-Index giai đoạn 5.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
NHẬN XÉT:
Trong 5 giai đoạn của thị trường chứng khoán TP.HCM mỗi giai đoạn là một xu hướng rõ rệt: giai đoạn 1 thị trường tăng, giai đoạn 2 thị trường giảm liên tục, giai đoạn 3 thị trường lại tăng nhưng tăng không mạnh mẽ, bước sang giai đoạn 4 thị trường tăng mạnh mẽ và sang giai đoạn năm thị trường giảm đáng kể.
Mỗi giai đoạn của thị trường hình thành trong khoảng thời gian dài không có chu kỳ ngắn hạn (vài tháng), như vậy cho thấy thị trường chứng khoán phát triển không ổn định và có nhiều biến động, ta cũng thấy rằng thị trường hoạt động tăng hay giảm cũng không phản ánh đúng với thực trạng của công ty hoặc tình hình của nền kinh tế. Chỉ số giá chứng khoán leo thang không biết dừng khi nền kinh tế đang có biểu hiện của sự trì trệ và ngược lại nó lại suy giảm dù các công ty niêm yết có dấu hiệu hoạt động hiệu quả.
Bên cạnh đó nhà đầu tư cá nhân trên thị trường đang nắm giữ khoảng 25 - 30% số lượng cổ phiếu của toàn thị trường, còn lại là các nhà tổ chức như; quỹ đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm… Trong khi đó ở các thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân chỉ chiếm khoảng 10% . Do có quá đông nhà đầu tư cá nhân trong đó rất nhiều nhà đầu tư mới tham
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
gia thị trường, với kinh nghiệm và kiến thức đầu tư chứng khoán còn hạn chế, thêm vào đó là đa số các nhà đầu tư không nhằm mục đích lâu dài mà chủ yếu kinh doanh chênh lệch giá. Nhiều nhà đầu tư cá nhân đầu tư theo phong trào, nên tâm lý chạy theo thông tin là khó tránh khỏi. Gây ra hiện tượng tranh mua, tranh bán giữa các nhà đầu tư làm cho thị trường điều chỉnh không kịp lúc thì giá bị đẩy lên rất cao khi thì tụt xuống thấp.
Không phải thị trường thất thường như vậy là chỉ do tâm lý không ổn định của nhà đầu tư, quyết định theo cảm tính và tin đồn, mà một phần không kém phần quan trọng là do thông tin trên thị trường chưa thông suốt, thông tin cung cấp từ các doanh nghiệp chưa đầy đủ và còn chậm trễ tạo nên hiện trạng bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư, làm cho thị trường dễ bị chao đảo trước những tin đồn.