Cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu sang thị trường nhật của công ty tnhh thd việt nam (Trang 21 - 26)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

2.2. Cơ sở lý luận về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

2.2.1. Khái niệm về đẩy mạnh xuất khẩu và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

- Khái niệm về đẩy mạnh xuất khẩu

Theo Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER): “Đẩy mạnh xuất khẩu là tập hợp các biện pháp, cách thức mà doanh nghiệp sử dụng nhằm gia tăng hoạt động xuất khẩu cả về kim ngạch xuất khẩu, giá trị xuất khẩu, thị trường xuất khẩu và lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu. Tùy thuộc vào khả năng tài chính, trình độ lao động, trình độ công nghệ mà doanh nghiệp đề ra những mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu nhất định”.

- Khái niệm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu

Giải pháp mạnh xuất khẩu là cách thức mà doanh nghiệp áp dụng để tăng cường hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngoài và mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp trong tương lai.

2.2.2. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

2.2.2.1. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa về mặt lượng:

- Gia tăng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Sản lượng hàng hoá thể hiện mức độ hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp với các nguồn lực có sẵn. Khi sản lượng tăng thì hàng hoá sẽ được cung cấp liên tục, đảm bảo tính ổn định cho quá trình xuất khẩu, không gây ra gián đoạn. Gia tăng sản lượng sẽ giúp cho kim ngạch xuất khẩu tăng theo. Vì vậy, đây là một yếu tố quan trọng nhằm đẩy mạnh quá trình xuất khẩu. Để gia tăng sản lượng, doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn cung đầu vào, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào trong sản xuất …

- Mở rộng quy mô sản xuất

Mở rộng quy mô sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng sản lượng vì quy mô sản xuất càng lớn thì lượng hàng hóa sản xuất được của doanh nghiệp sẽ càng nhiều. Từ đó thúc đẩy những đơn đặt hàng lớn, lan rộng sự xuất hiện của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu. Để mở rộng quy mô sản xuất thì các doanh nghiệp cần tập trung mở rộng quy mô nhà máy, gia tăng số lượng máy móc, trang thiết bị cho sản

- Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu

Ngày nay, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, họ luôn đòi hỏi những sản phẩm mới vượt trội về cả chất lượng lẫn chủng loại. Vì vậy, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu là một trong những yêu cầu cần thiết để sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiếp cận được tới nhiều khách hàng, qua đó đẩy mạnh quá trình xuất khẩu. Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa theo hai cách: đa dạng hóa các mặt hàng vào nhiều thị trường hoặc chỉ tập trung vào một vài thị trường cụ thể. Muốn làm được điều này, đòi hỏi sự nghiên cứu và sáng tạo của đội ngũ thiết kế mẫu mã sản phẩm. Do đó, việc đầu tư vào đào tạo và phát triển đội ngũ thiết kế kết hợp với công tác điều tra, nghiên cứu thị trường, xác định được xu hướng tiêu dùng là giải pháp đầu tư có hiệu quả nhất.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu

Mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, có điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời khẳng định vị thế mới của mình trên trường quốc tế. Mở rộng thị trường được coi là một điều tất yếu khách quan để giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu quen thuộc. Trước tiên để có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ lưỡng đặc điểm của các thị trường như cung cầu, giá cả, thị hiếu tiêu dùng, khả năng cạnh tranh… Từ đó, đánh giá khả năng xâm nhập vào thị trường đó ở hiện tại và tiềm năng phát triển trong tương lai, đưa ra những giải pháp phù hợp với từng thị trường cụ thể.

2.2.2.2. Nội dung đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa về mặt chất:

- Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là tỷ lệ so sánh giữa một mặt hàng trong tổng thể các mặt hàng xuất khẩu của doanh nghiệp. Sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là sự thay đổi trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, trong đó tỷ trọng các mặt hàng trong tổng thể các mặt hàng có sự thay đổi (tăng hay giảm) với mục đích điều chỉnh sự phát triển của hoạt động xuất khẩu theo hướng tích cực, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi tỷ trọng xuất khẩu của một mặt hàng giảm xuống, tức là sẽ có một mặt hàng khác được đẩy mạnh xuất khẩu hơn.

- Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu

Cơ cấu thị trường xuất khẩu là tỷ trọng phân bổ kim ngạch xuất khẩu theo các quốc gia mà doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa đến. Chuyển dịch cơ cấu thị trường

xuất khẩu là những thay đổi trong tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào một số quốc gia trong tổng số các quốc gia nhập khẩu. Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu là việc doanh nghiệp giảm kim ngạch xuất khẩu sang một quốc gia và tăng kim ngạch xuất khẩu sang một quốc gia khác có tiềm năng hơn với mục đích gia tăng lợi nhuận và phát triển một cách đồng đều trên tất cả các thị trường tiêu thụ.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu

Nâng cao chất lượng sản phẩm là tăng uy tín của doanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường, tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ nền sản xuất hàng hoá không ngừng phát triển, mức sống con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu về hàng hoá ngày càng trở nên đa dạng, phong phú. Trong điều kiện mà giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng thì chất lượng ngày nay đang là công cụ cạnh tranh hữu hiệu. Khi chất lượng sản phẩm được nâng cao thì các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đặt hàng nhiều hơn, thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quy trình, đổi mới, cải tiến các hoạt động, giảm lãng phí về phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và vốn

Tăng trưởng xuất khẩu có mối tương quan chặt chẽ với vốn vật chất và vốn con người. Vì để mở rộng quy mô sản xuất, cải thiện quy trình sản xuất và tăng sản lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần tăng nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của mình. Mà mở rộng sản xuất, tăng sản lượng sản phẩm lại giúp cho quá trình xuất khẩu được diễn ra liên tục, có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, nguồn vốn tự có của mỗi doanh nghiệp có hạn nên để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình, doanh nghiệp cần huy động nguồn vốn bên ngoài.

- Hoàn thiện và phát triển kênh phân phối

Kênh phân phối là cách thức mà doanh nghiệp tiến hành đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ hoặc người tiêu dùng cuối cùng. Kênh phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng

phải xử lý tốt vấn đề chọn nguồn hàng mua và ký hợp đồng mua sản phẩm, chọn phương tiện vận tải và hợp đồng vận chuyển, bố trí hệ thống kho bãi phục vụ dự trữ bảo quản hàng hoá và chuyển tải trong vận chuyển, đặc biệt phải xử lý hệ thống thông tin hậu cần quốc tế.

- Xúc tiến, quảng bá sản phẩm xuất khẩu

Chính sách xúc tiến bán hàng là hoạt động phụ trợ giúp doanh nghiệp có thể xây dựng, quảng bá sản phẩm của công ty ra thị trường quốc tế. Các công cụ xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp truyền đạt thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm của họ tới các doanh nghiệp trên khắp thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình chào hàng, bán hàng, thâm nhập thị trường, tiêu thụ sản phẩm… Nhờ đó, khối lượng hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp được bán ra thị trường nhanh hơn, nhiều hơn, nâng cao cơ hội thâm nhập vào thị trường mới. Và do đó quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng cao hơn, lợi nhuận nhiều hơn. Về lâu về dài các hoạt động này còn giúp doanh nghiệp tạo dựng lòng tin từ phía khách hàng cũng như hình ảnh tốt về doanh nghiệp và sản phẩm của họ. Từ đó sẽ lôi kéo thêm nhiều khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp.

2.2.3. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có thể chia làm hai nhóm: nhóm các giải pháp tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu và nhóm các giải pháp marketing xuất khẩu.

2.2.3.1. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa về lượng

- Ổn định nguồn hàng xuất khẩu: Nguồn hàng xuất khẩu ổn định là một trong những điều quan trọng để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu thường là doanh nghiệp thu gom hàng hóa, dịch vụ trong nước để bán lại cho khách hàng nước ngoài. Đối với những doanh nghiệp này, họ không phải lo vấn đề sản xuất, được lựa chọn bạn hàng phù hợp với thị trường mình sẽ thâm nhập nên nguồn hàng chủ yếu phụ thuộc vào bạn hàng trong nước. Còn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu là những doanh nghiệp tự sản xuất rồi tiến hành hoạt động xuất khẩu trực tiếp cho doanh nghiệp nước ngoài. Do vậy, họ có tính chủ động trong việc ổn định nguồn hàng xuất khẩu hơn các doanh nghiệp thương mại xuất khẩu.

- Gia tăng sản lượng: Đây là yếu tố quan trọng giúp một doanh nghiệp có thể thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa. Bởi vì khi sản lượng tăng, doanh nghiệp có thể xuất khẩu đi ngày càng nhiều và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Để gia tăng sản lượng thì doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng nguồn cung đầu vào, máy móc thiết bị,... phục vụ cho sản xuất.

- Đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu: Kết hợp giữa xác định mặt hàng trọng điểm với việc đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu với từng thị trường khác nhau. Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ đưa ra được quyết định đúng đắn khi chọn sản phẩm để xuất khẩu. Việc đưa ra những mặt hàng trọng điểm phù hợp với thị trường tạo ra sự tập trung chuyên môn sản xuất, làm tăng xuất khẩu mặt hàng đó trên thị trường đã nghiên cứu.

- Nghiên cứu thị trường xuất khẩu: Thông tin luôn chiếm vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài của doanh nghiệp. Để có thông tinh về thị trường, công tác nghiên cứu thị trường cần tiến hành bài bản, nhất là những doanh nghiệp mới tham gia vào thương mại quốc tế, áp dụng các mô hình nghiên cứu như SWOT, năm lực lượng cạnh tranh của M.Port.. .. để nghiên cứu thị trường được tổng quan và đầy đủ nhất.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu: Hoạt động xúc tiến xuất khẩu là những kế hoạch định hướng dài hạn được xây dựng và áp dụng cùng với những phương tiện như: tiếp thị, quảng cáo, hội chợ triển lãm,... nhằm đảm bảo gắn bó chặt chẽ giữa sản xuất, lưu thông và tiêu thụ. Hoạt động xúc tiến được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả sẽ đem về cho doanh nghiệp nhiều cơ hội tăng cường xuất khẩu.

2.2.3.2. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu về chất

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Để thúc đẩy xuất khẩu mạnh mẽ hàng hóa của doanh nghiệp, yếu tố tiên quyết chính là sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, có tính chuyên môn hóa cao, mẫu mã độc đáo,....

sẽ có sức cạnh tranh rất lớn. Vì thế, các doanh nghiệp nên nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu bằng cách thay đổi công nghệ sản xuất mới hơn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,.... Bên cạnh đó cần có những chiến lược phát triển như: đa dạng hóa sản phẩm, thích nghi hóa sản phẩm, chuyên môn hóa và cá biệt hóa sản

- Xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp: Thương hiệu thương mại cho sản phẩm chính là điểm yếu của hầu hết những hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.

Thương hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến uy tính của sản phẩm, là cách để đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và là sự ưu tiên trong tâm trí khách hàng. Các doanh nghiệp nên quan tâm hơn đến việc định vị thương hiệu vì nó cũng là biện pháp hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu tốt hơn và đạt hiệu quả lâu dài trong tương lai.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Nếu chất lượng sản phẩm tạo nên uy tín thì giá cả sẽ tạo ra lực hấp dẫn với người tiêu dùng. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu sẽ tốt nếu doanh nghiệp định giá sản phẩm của mình ở mức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường, giúp doanh nghiệp thâm nhập tốt ở thị trường mới và mở rộng quy mô của mình.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu sang thị trường nhật của công ty tnhh thd việt nam (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)