CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM HỒ TIÊU SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN CỦA CÔNG TY TNHH TH&D VIỆT NAM
4.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu sang thị trường Nhật Bản của công ty
4.2.3. Kiến nghị đối với nhà nước
- Nhà nước cần có các chính sách tín dụng ưu đãi để hỗ trợ người trồng tiêu để đầu tư ban đầu và mua tạm trữ tiêu hàng hóa. Nhà nước cần hỗ trợ các địa phương xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm hồ tiêu của địa phương mình. Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước. Tăng cường quảng bá mặt hàng chủ lực của Việt Nam thông qua đại diện thương mại và Tham tán của Việt Nam tại nước ngoài.
- Đối với ngành hồ tiêu, Bộ NN-PTNT cần sớm chỉ đạo Cục Trồng trọt thống kê diện tích và sản lượng hồ tiêu trên cả nước, để các doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh phù hợp và các khuyến cáo đưa ra kịp thời, trước tình hình diện tích có thể tăng và nguy cơ khủng hoảng ngành hồ tiêu có khả năng tái diễn khi giá hồ tiêu tăng cao.
- Bộ Công Thương cần chỉ đạo xây dựng chương trình xúc tiến xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu giai đoạn 2024-2030, gắn với những thị trường trọng tâm với mục tiêu đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu để không ngừng tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Cải thiện thủ tục pháp lý, hải quan, đối với ngành hồ tiêu để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu ra thế giới. Cần có sự rà soát kĩ lưỡng để nhanh chóng củng cố và hoàn thiện các nghị quyết, chủ trương liên quan đến hoạt động xuất khẩu hồ tiêu, xử lý nhanh các vấn đề cấp bách nảy sinh.
- Thiết lập hệ thống mã QR code truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm hồ tiêu và bắt buộc yêu cầu tất các nhà sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và phân phối hồ tiêu phải tham gia hệ thống này, tích hợp với hệ thống truy xuất nguồn gốc quốc gia và quốc tế. Điều này nhằm kiểm soát chặt chẽ nguồn hồ tiêu nhập khẩu và xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng chống buôn lậu hồ tiêu và Quản lý thị trường kiểm soát, kiểm tra và xử phạt các gian lận thương mại. Đồng thời, giúp sản phẩm hồ tiêu của Việt Nam khi ra thế giới có nguồn gốc rõ ràng, đáp ứng được các yêu cầu truy
- Đẩy mạnh hợp tác với Nhật Bản với những chiến lược và chính sách dài hạn, đảm bảo sự ổn định trong kim ngạch xuất khẩu, tạo dựng uy tín trên thị trường quốc tế.
Tăng cường hợp tác đầu tư thương mại nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm Việt Nam nói chung và các sản phẩm ngành hồ tiêu nói riêng trên thị trường quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Công ty TNHH Th&D Việt Nam, Năm 2020, 2021, 2022, Báo cáo tài chính [2] Công ty TNHH Th&D Việt Nam, Năm 2020, 2021, 2022, Báo cáo thường niên [3] Công ty TNHH Th&D Việt Nam, Năm 2020, 2021, 2022, Báo cáo phòng Hành chính nhân sự
[4] Dương Đình Long (2022): “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc sang thị trường EU của công ty cổ phần đầu tư và phát triển TDT”
[5] Đàm Hải Vân (2018): “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Ấn Độ”
[6] Đinh Cao Khê (2021): “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau củ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản”
[7] Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2019): “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Mỹ của công ty TNHH Toàn Cầu Việt A”
[8] PGS.TS. Doãn Kế Bôn, 2010, Giáo trình Quản trị tác nghiệp Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính
[9] PGS.TS. Doãn Kế Bôn, TS. Lê Thị Việt Nga, 2021, Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Hà Nội.
[10] http://thuvien.tmu.edu.vn/
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BỘ MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
THƯ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Hải Hà
Đơn vị công tác: Bộ môn Kinh tế quốc tế - Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế - Đại học Thương mại.
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hoàng Oanh
Mã sinh viên: 19D260041 Lớp: K55EK1
Tên đề tài: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hồ tiêu sang Nhật Bản của công ty TNHH Th&D Việt Nam
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Th&D Việt Nam.
Sau quá trình hướng dẫn, tôi có nhận xét về sinh viên Nguyễn Hoàng Oanh như sau:
1. Quá trình thực hiện khóa luận của sinh viên:
(Đánh giá năng lực thực hiện; mức độ cố gắng và nghiêm túc trong công việc;
mức độ hoàn thành khóa luận theo yêu cầu,…)
………
………
………
………...…………
Chất lượng của khóa luận
(Đánh giá về hình thức, kết cấu, tính cấp thiết, phương pháp nghiên cứu, đánh giá thực trạng, giải pháp….)
………
………
………
………
Kết luận
Tôi ………... để sinh viên Nguyễn Hoàng Oanh nộp khóa luận tốt nghiệp và đề nghị bộ môn tiến hành đánh giá khóa luận tốt nghiệp theo quy định.
Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2023 Người hướng dẫn
Lê Hải Hà