Lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản để xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu lợi nhuận dương chứng tỏ công ty đang làm ăn có lãi. Dưới đây là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản của công ty.
Bảng 3.7: Bảng chỉ tiêu lợi nhuận nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản của công ty giai đoạn 2020-2022
Đơn vị: Triệu VNĐ Năm
Chỉ tiêu
2020 2021 2022
Doanh thu nhập khẩu 5.256 7.846 12.827
Chi Phí nhập khẩu 5.227 7.809 12.755
Lợi nhuận sau thuế 29 37 71
Nguồn: Phòng kế toán công ty Thông qua bảng số liệu trên có thể thấy doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng đều qua từng năm. Năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch bệnh Covid 19, công ty vẫn cố gắng hoạt động kinh doanh và đạt kết quả lợi nhuận dương. Doanh thu của công ty đạt 5,2 tỷ VNĐ và lợi nhuận đạt được là 29 triệu VNĐ. Năm 2021, doanh thu của công ty tăng 2,6 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2020 và lợi nhuận tăng 8 triệu đồng, tức tăng 27% so với năm 2020. Mức tăng trưởng về doanh thu và chi phí này đạt được là do vào năm 2021, khi dịch bệnh đã được kiểm soát và nhà nước cũng đã nới lỏng hơn các biện pháp dãn cách, nhu cầu đi lại và khám bệnh của người dân tăng lên, các bệnh viện và phòng khám đã tích cực mua sắm những thiết bị y tế mới nhằm phục vụ cho việc mở cửa trở lại. Chính vì vậy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được đẩy mạnh. Cùng với đó là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 đến sức khỏe của mọi người, đặc biệt là đối với những người cao tuổi. Nhiều người gặp phải các triệu chứng như đau nhức chân tay, khó thở,... Vì vậy nhu cầu khám chữa bệnh vật lý trị liệu, phục hồi chức năng càng tăng cao hơn nữa. Từ đó đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty.
43
Đến năm 2022, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu của công ty tiếp tục tăng đạt 12,8 tỷ VNĐ. Lợi nhuận của công ty đạt 71 triệu VNĐ. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất trong 3 năm từ 2020 đến 2022. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty vẫn diễn ra một cách tích cực từ sau khi đại dịch Covid 19 kết thúc.
Việc doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn liên tục tăng cũng kéo theo đó là chi phí dành cho việc nhập khẩu của công ty cũng gia tăng. Khi dịch bệnh Covid 19 xảy ra, các quốc gia như Nhật Bản và Việt Nam đều thực hiện việc hạn chế nhập cảnh và xuất cảnh, từ đó ảnh hưởng đến việc nhập khẩu hàng hóa của công ty. Các chi phí như giá hàng hóa, vận tải, thuê kho bãi cũng tăng cao từ đó làm gia tăng chi phí nhập khẩu. Năm 2020, chi phí dành cho việc nhập khẩu là 5,2 tỷ, năm 2021 là 7,8 tỷ và năm 2022 là 12,7 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đội ngũ ban lãnh đạo cũng đã cố gắng trong việc giảm chi phí từ đó tăng lợi nhuận nhập khẩu. Tuy nhiên đây là một quá trình cần thời gian để công ty có thể giải quyết.
3.4.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu quen thuộc được nhà quản trị và giới đầu tư sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận có thể được tính dựa trên doanh thu, chi phí hay tổng tài sản, tương ứng với đó mà ta có các loại tỷ suất lợi nhuận khác nhau.
Tỷ suất lợi nhuận tính theo doanh thu là tỷ lệ so sánh giữa tổng số lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác trong năm với tổng doanh thu của doanh nghiệp, phản ánh một đồng doanh thu tạo ra trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí phản ánh mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận thu được và tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Chi phí ở đây bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Bảng 3.8: Bảng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản của công ty trong giai đoạn 2020-2022
Đơn vị: Phần trăm
44
Tỷ suất lợi nhuận 2020 2021 2022
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu 0,56 0,47 0,55 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí 0,56 0,48 0,56
Về tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, theo bảng số liệu trên ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty có sự thay đổi qua từng năm. Năm 2020, tỷ suất lợi nhuận là 0,56%, năm 2021 là 0,47% và năm 2022 là 0,55%. Mặc dù trong giai đoạn 2020-2022 doanh thu của công ty đã tăng lên tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận của công ty lại giảm. Điều này thể hiện việc công ty vẫn chưa hoạt động kinh doanh nhập khẩu thực sự hiệu quả trong giai đoạn 2020-2022.
Về tỷ suất lợi nhuận theo chi phí, theo bảng số liệu tỷ suất lợi nhuận của công ty cũng có sự thay đổi trong giai đoạn 2020-2022. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí năm 2020 là 0,56, tức với 100 đồng chi phí thì công ty thu được 0,56 đồng doanh thu. Con số này giảm xuống còn 0,48 năm 2021 và tăng trở lại 0,56 năm 2022. Năm 2020, mặc dù phải chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của công ty vẫn khá tốt nếu so với năm 2021 và 2022, mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn 2021 và ngang với 2022. Nguyên nhân là do trong năm này công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu tương đối ít, không có nhiều các khoản phụ phí phát sinh nên tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của công ty vẫn giữ ở mức ổn định.
Đến năm 2021, sau khi chịu ảnh hưởng bới đại dịch Covid 19, nhận thấy tình hình dịch bệnh có dấu hiệu suy giảm, công ty đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhằm đưa hoạt động kinh doanh trở lại như thời gian trước đại dịch. Các chi phí như nhân công cùng với đó là chi phí vận tải đều tăng đã khiến cho chi phí dành cho hoạt động nhập khẩu của công ty tăng cao. Việc này đã tạo thành ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của công ty khi công ty chưa tối ưu được các chi phí phát sinh trong hoạt động nhập khẩu. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí của công ty giảm xuống còn 0,47 và 0,48 trong năm 2021.
Đến năm 2022 dịch bệnh dần kết thúc các chi phí dành cho việc nhập khẩu như vận tải, kho bãi giảm xuống đáng kể cùng với đó công ty cũng có các biện pháp nhằm
45
tối ưu chi phí hoạt động. Kết quả là tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí đã tăng từ 0,47% và 0,48% năm 2021 lên thành 0,55% và 0,56% năm 2022.
3.4.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Vốn là một yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Vốn là điều kiện tiền đề cho doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động nhập khẩu của mình. Để có thể xác định độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu, vốn là một chỉ tiêu mà mọi doanh nghiệp đều cần phải xem xét.
Bảng 3.9: Bảng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản của công ty giai đoạn 2020-2022
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2020 2021 2022
Tổng vốn nhập khẩu 2.658 4.920 7.992
Vốn lưu động 1.797,4 2.377,6 3.317,68
Lợi nhuận nhập khẩu 29 37 71
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn 1,1 0,76 0,89
Số vòng quay của vốn lưu động 2,9 3,2 3,8
Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty Qua bảng số liệu trên có thể thấy nguồn vốn nhập khẩu của công ty tăng đều qua từng năm. Năm 2020 nguồn vốn nhập khẩu là 2,6 tỷ VNĐ, năm 2021 là 4,9 tỷ VNĐ và tăng lên 7,9 tỷ VNĐ năm 2022. Tỷ suất lợi nhuận của công ty cũng có sự thay đổi khi đạt 1,1% vào năm 2020 nhưng lại giảm xuống 0,76% năm 2021 và tăng trở lại 0,89%
năm 2022. Nhìn chung thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn của công ty có sự tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2020-2022. Điều này chứng tỏ công ty vẫn chưa sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình trong hoạt động nhập khẩu.
Về số vòng quay vốn nhập khẩu, trong giai đoạn 2020-2022, số vòng quay vốn nhập khẩu của công ty có sự thay đổi. Cụ thể vào năm 2020, số vòng quay vốn lưu động là 2,9 vòng/năm, đến năm 2021 số vòng quay vốn lưu động tăng lên 3,2 vòng/năm. Năm 2022, số vòng quay vốn lưu động đạt mức cao nhất trong 3 năm là 3,8 vòng/năm. Việc số vòng quay vốn lưu động của công ty tăng dần qua từng năm chứng tỏ công ty đã có
46
kế hoạch sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. Năm 2020, do dịch bệnh Covid 19 diễn ra khiến tình hình kinh doanh của công ty gặp nhiều ảnh hưởng. Doanh thu nhập khẩu của công ty ở mức thấp dẫn đến việc số vòng quay vốn lưu động chưa cao. Sang giai đoạn 2021-2022, công ty đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu từ đó làm cho doanh thu nhập khẩu tăng cao, đồng thời công ty cũng tích cực xử lý hàng tồn kho. Vì vậy số vòng quay vốn lưu động của công ty giai đoạn này có sự tăng lên.
3.4.4. Chỉ tiêu sử dụng lao động
Lao động là một trong các yếu tố đầu vào có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng tốt yếu tố đầu vào trên cơ sở sử dụng thời gian, số lượng, năng suất lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến kết quả kinh doanh. Vì sử dụng lao động có ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất, giá thành sản phẩm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bảng 3.10: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản của công ty giai đoạn 2020-2022
Đơn vị: Triệu VNĐ
Chỉ tiêu 2020 2021 2022
Doanh thu 5.256 7.846 12.827
Lợi nhuận 29 37 71
Số lao động 13 13 15
Năng suất lao động 404 603 855
Mức sinh lời của lao động 2,264 2,881 4,779
Nguồn: Phòng kế toán công ty Qua bảng số liệu trên có thể thấy số lao động tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty không có nhiều sự thay đổi trong giai đoạn 2020-2022 khi chỉ tăng lên 2 người trong năm 2022. Vì vậy chỉ tiêu hiệu quả lao động sẽ phụ thuộc vào doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong kỳ.
Về năng suất lao động, có thể thấy năng suất lao động nhân viên công ty có sự tăng trưởng rõ rệt qua từng năm. Năm 2020 năng suất lao động là 404 triệu trên một lao động, năm 2021 là 603 triệu trên một lao động, tức tăng 49% so với năm 2020. Năm
47
2022, năng suất lao động là 855 triệu trên một lao động, tăng 41% so với năm 2021. Có sự tăng lên này là do trong giai đoạn 2020-2022, doanh thu nhập khẩu của công ty tăng mạnh, trong khi đó số lượng lao động không tăng lên quá nhiều vì thế dẫn đến việc năng suất lao động tăng.
Để nâng cao năng suất của nguồn lao động, công ty đã tổ chức các buổi đào tạo nhân viên, rèn luyện kỹ năng cần thiết cho nhân viên cùng với đó là tạo môi trường làm việc năng động, tích cực để từ đó nhân viên có thể tự tin, thoải mái làm việc.
Về mức sinh lời của lao động, mặc dù trong giai đoạn 2020-2022 mức sinh lời của lao động công ty có sự tăng lên tuy nhiên con số vẫn còn tương đối nhỏ so với các doanh nghiệp cùng ngành. Mức sinh lời của lao động năm 2020 là 2,2 triệu, năm 2021 tăng lên 2,8 triệu và đạt mức 4,7 triệu VNĐ vào năm 2022. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty còn thấp cùng với đó là công ty còn sử dụng nhiều nhân lực để thực hiện hoạt động kinh doanh nhập khẩu làm tăng chi phí cho hoạt động nhập khẩu. Vì vậy công ty cần tối ưu nguồn nhân lực của mình để đạt được hiệu quả tốt nhất.