4.1.1.1. Xu hướng phát triển của thị trường thiết bị y tế trên toàn thế giới
Thị trường thiết bị y tế toàn cầu được dự đoán sẽ tăng từ 532,62 tỷ USD năm 2021 lên 734,29 tỷ USD và năm 2027 với tỉ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) đạt 5,5%. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng do COVID-19 gây ra đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt các thiết bị y tế quan trọng trên toàn thế giới. Do đó, nhiều quốc gia đã thực hiện các biện pháp nhất định để giảm bớt tình trạng thiếu hụt bằng cách tự sản xuất thiết bị y tế trong nước.
Tỷ lệ dân số già và tuổi thọ cũng tăng lên trên toàn thế giới, điều này có thể tác động đáng kể đến hệ thống chăm sóc sức khỏe và thị trường thiết bị y tế. Theo WHO, năm 2020, toàn cầu có khoảng 1 tỷ người từ 65 tuổi trở lên. Đến năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 1,4 tỷ người. Trong ba thập kỷ tới, con số này dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi, đạt hơn 2,1 tỷ người vào năm 2050. Do sự gia tăng dân số già, chi phí chăm sóc sức khỏe và chăm sóc dài hạn dự kiến sẽ tăng mạnh. Người lớn tuổi thường dễ bị mất thính lực, đục thủy tinh thể và tật khúc xạ, đau lưng và cổ, viêm xương khớp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tiểu đường, trầm cảm và mất trí nhớ, những yếu tố được cho là sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường thiết bị y tế.
Bắc Mỹ được dự đoán sẽ tiếp tục thống trị thị trường và tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Động lực tăng trưởng chính của thị trường thiết bị y tế ở Bắc Mỹ là việc các nhà sản xuất sử dụng doanh thu hàng năm để đầu tư vào việc đổi mới sản phẩm và cải tiến liên tục các công nghệ hiện có. Y tế di động và y tế từ xa đang phát triển ở Hoa Kỳ, với tỷ lệ áp dụng ngày càng tăng. Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất ở Bắc Mỹ. Đây cũng đồng thời là thị trường có mức độ cạnh tranh cao với nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế, chẳng hạn như Johnson & Johnson, Abbott và Baxter International.
Thị trường thiết bị y tế ở Châu Âu là một trong những thị trường tiềm năng đối với ngành thiết bị y tế trên toàn thế giới. Nhu cầu sử dụng các thiết bị y tế đang tăng lên
51
đáng kể ở các nước châu Âu như Đức, Anh và Pháp. Các nhà sản xuất thiết bị y tế, chẳng hạn như Siemens Healthineers, Philips và Medtronic, đang nỗ lực không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các thiết bị y tế. Tuy nhiên, Châu Âu có khung pháp lý nghiêm ngặt, một trong những thách thức lớn đối với thị trường thiết bị y tế Châu Âu.
Các cơ quan quản lý bao gồm Cơ quan Dược phẩm Châu Âu (EMA), Chỉ thị về Thiết bị Y tế (MDD), Chỉ thị Chẩn đoán trong ống nghiệm (IVDD) và Chỉ thị Chung về An toàn Sản phẩm (GPSD) đã ban hành các hướng dẫn và mỗi thiết bị y tế phải tuân thủ các hướng dẫn để có đủ điều kiện để thương mại hóa. Điều này sẽ tạo ảnh hưởng không nhỏ đối với các nhà cung cấp khi muốn tham gia vào thị trường Châu Âu trong tương lai.
Thị trường thiết bị y tế châu Á-Thái Bình Dương được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh nhất trên toàn thế giới trong giai đoạn 2023-2027. Cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe tại Châu Á – Thái Bình Dương đang chứng kiến nhiều bước phát triển, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thị trường thiết bị y tế tại khu vực này. Ngoài ra, tỷ lệ mắc các bệnh khác nhau ngày càng tăng cùng với đó là tỉ lệ già hóa dân số ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tăng cao đang thúc đẩy nhu cầu về thiết bị y tế, điều này dự kiến sẽ dẫn đến tăng trưởng thị trường khu vực. Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc gần đây đã đóng một vai trò quan trọng trong thị trường thiết bị y tế và dự kiến sẽ chiếm thị phần lớn trên thị trường khu vực trong giai đoạn 2023-2027. Nhật Bản là quê hương của các thiết bị y tế công nghệ cao và đổi mới chăm sóc sức khỏe. Thị trường thiết bị y tế ở Trung Quốc đang phát triển mạnh do dân số già và dân số tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Hàn Quốc dự kiến sẽ thể hiện tốc độ CAGR lành mạnh trong những năm tới nhờ các hoạt động R&D ngày càng tăng xung quanh lĩnh vực y học chính xác, bộ gen và y học tái tạo.
4.1.1.2. Xu hướng phát triển thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam
Trong giai đoạn 2021-2027, nhu cầu về thiết bị y tế tại Việt Nam tiếp tục gia tăng.
Do dân số già hóa (từ 2019-2029 sẽ tăng thêm hơn 20 triệu người trong độ tuổi 60+), tầng lớp trung lưu và giàu có tăng (đạt 33 triệu người vào năm 2020), sự thiếu hụt trang thiết bị hiện đại tại các cơ sở y tế (70% bệnh viện không có máy chụp CT, 35% thiết bị đã sử dụng trên 20 và gần 40% sử dụng từ 10-20 năm) đã tạo ra cơ hội cho dịch vụ cung cấp thiết bị y tế phát triển.
52
Dân số Việt Nam đang sử dụng nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe hơn trước đây.
Sự gia tăng nhanh chóng của dân số hưu trí mang đến cho các công ty thiết bị y tế cơ hội mở rộng kinh doanh và thu nhập đáng kể, đặc biệt khi Chính phủ cố gắng mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Điều này sẽ gia tăng sức hấp dẫn của thị trường thiết bị y tế tại Việt Nam.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009 tiếp tục là cầu nối thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu thiết bị y tế giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Trang thiết bị y tế nhập khẩu đáp ứng đủ các điều kiện theo Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản(VJEPA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) thì được áp dụng hưởng thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo biểu thuế của hiệp định mà thiết bị y tế đáp ứng các điều kiện đó.
4.1.2. Mục tiêu định hướng nhập khẩu thiết bị y tế từ thị trường Nhật Bản của công ty giai đoạn 2023-2025
Trong bối cảnh các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc đưa ra định hướng và chiến lược kinh doanh nhập khẩu là hoạt động cần thiết đối với công ty. Dựa trên những kết quả kinh doanh mà công ty đã đạt được trong giai đoạn 2020-2022, công ty cũng đã có một số định hướng hoạt động trong giai đoạn 2023-2025 như sau:
Về hoạt động kinh doanh nhập khẩu: Trong giai đoạn 2023-2025, công ty đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao kim ngạch nhập khẩu, mở rộng thị trường kinh doanh trong nước. Thị trường nhập khẩu chính của công ty vẫn là thị trường Nhật Bản. Bên cạnh đó, công ty cũng đã có những bước đầu tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới không chỉ ở thị trường Nhật Bản mà còn trên toàn cầu nhằm đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh của công ty.
Về hoạt động marketing: Tiếp tục thực hiện các hoạt động marketing, xúc tiến thương mại quốc tế nhằm xây dựng thương hiệu công ty, tăng khả năng thu hút khách hàng mới. Công ty cũng chủ động liên hệ, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
53
Về hoạt động đào tạo nguồn nhân lực: xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo để không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, năng lực cho cán bộ công nhân viên. Tiếp tục thực hiện chế độ khen thưởng đối với những nhân viên có đóng góp lớn cho công ty và có chính sách phê bình đối với những nhân viên đạt hiệu quả chưa tốt.