ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG QUY TRÌNH NHẬN HÀNG VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CÔNG TY TNHH&XNK GIA HÂN HOLDINGS

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng và vận chuyển hàng nhập khẩu bằng đường bộ tại công ty tnhhxnk gia hân holdings (Trang 49 - 58)

4.1. Định hướng phát triển quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng và vận chuyển hàng nhập khẩu bằng đường bộ của công ty TNHH&XNK Gia Hân Holdings.

4.1.1. Định hướng chiến lược kinh doanh của công ty đến 2025

Để có thể vươn mình phát triển trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh với các doanh nghiệp logistics trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, công ty cần cố gắng thực hiện tốt các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn đã đặt ra. Một số định hướng chiến lược kinh doanh của công ty đến 2025 như sau:

- Thứ nhất, hoàn thiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường bộ. Nhân viên phụ trách cần thưc hiện tốt các khâu trong quy trình từ khi báo giá cho khách đến khi giao hàng cho khách. Tất cả các khâu kiểm tra chứng từ, khai báo hải quan, vận chuyển, bốc dỡ, nhận hàng,.. cần được thực hiện đúng theo các quy định đã đề ra và chú ý những rủi ro thường gặp trong từng khâu đó.

- Thứ hai, nâng cao công tác quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường bộ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, ban lãnh đạo công ty cần quan tâm và đầu tư để nhân viên có thể hiểu biết sâu rộng về nhận dạng, phân tích đo lường, kiểm soát rủi ro.

- Thứ ba, đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị để phục vụ cho hoạt động giao nhận vận chuyển. Công ty cần trang bị thêm phương tiện, thiết bị mới đạt yêu cầu về chất lượng, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, tân trang lại văn phòng làm việc để tạo môi trường làm việc thân thiện, sáng tạo.

- Thứ tư, thực hiện tốt các chính sách chăm sóc khách hàng, mở rộng và duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác kinh doanh trong nước và quốc tế. Mở rộng thị trường, mạng lưới khách hàng ra các nước chưa đặt chân tới như Ấn Độ, Đức, Áo,.. và lên kế hoạch kết nối các đối tác uy tín, xây dựng tập khách hàng trung thành và tiềm năng để đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.

4.1.2. Định hướng phát triển về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng và vận chuyển hàng nhập khẩu bằng đường bộ của công ty Gia Hân Holdings.

- Hoạch định các kế hoạch quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường bộ để công ty nhận dạng được các rủi ro có thể xảy ra, phân tích đánh giá và đưa ra các biện pháp né tránh, giảm thiểu rủi ro. Để làm tốt công tác hoạch định kế hoạch này thì ban lãnh đạo cùng các bộ phận cần thường xuyên mở các cuộc họp để đưa ra nhận xét, đánh giá công tác quản trị rủi ro trong quy trình giao nhận xem những việc đã làm được và còn tồn tại ở đâu để giải quyết kịp thời. Từ đó có thể đề xuất các định hướng phát triển về quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng và vận chuyển hàng nhập khẩu bằng đường bộ của công ty.

- Xây dựng và phòng ngừa rủi ro về tỷ giá trong quá trình thanh toán. Bởi lẽ, trong bối cảnh biến động tỷ giá như hiện nay thì đây là công việc cần thiết đòi hỏi nhân viên phải có sự am hiểu sâu sắc về phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế. Có thể tận dụng cơ hội để kí hợp đồng vận tải với các doanh nghiệp trong nước bằng VND để tránh rủi ro nếu có biến động về tỷ giá.

- Xây dựng, củng cố và tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài với các đối tác trong và ngoài nước. Mỗi đối tác ở các quốc gia khác nhau thì đều có đặc điểm kinh doanh, phong tục tập quán và tác phong làm việc khác nhau, đòi hỏi công ty phải có các cách tiếp cận phù hợp và an toàn.

4.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng và vận chuyển hàng nhập khẩu bằng đường bộ của công ty Gia Hân Holdings.

4.2.1. Hoàn thiện và nâng cao năng lực nghiên cứu và nhận dạng và dự báo rủi ro Trong bối cảnh giao thương quốc tế hiện nay, sự biến động của môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật thường xuyên gây ra nhiều rủi ro trong hoạt động giao nhận vận chuyển quốc tế của doanh nghiệp. Sự khác nhau về thể chế chính trị, phong tục tập quán kinh doanh, văn hóa của các doanh nghiệp nước ngoài luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường mà công ty phải đối mặt. Mặc dù có cả yếu tố chủ quan và khách quan tác động, có những rủi ro có thể kiểm soát và những rủi ro khó kiểm soát nhưng công ty cần thực hiện tốt công tác nghiên cứu và dự báo rủi ro.

Công ty cần chú trọng nhiều vào công tác dự báo rủi ro trước khi thực hiện hợp đồng vì nó rất quan trọng. Dự báo sớm những rủi ro có thể xảy ra công ty sẽ chủ động hơn trong việc phòng ngừa và kiểm soát nó. Quá trình dự báo rủi ro cần đầu tư rất nhiều thời gian và nhân lực để có thể nhận dạng các rủi ro tiềm ẩn, phân tích diễn biến tiến triển của nó và vạch ra biện pháp để kiểm soát hiệu quả, Thực tế tại Gia Hân Holdings đang ở những bước khai sơ để hình thành bộ phận mới là quản trị rủi ro nhưng còn nhiều bất cập do nhân viên chưa đủ năng lực để nghiên cứu, dự báo rủi ro, mặt khác lại kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn tới tình trạng khó tập trung vào một công việc. Do đó, công ty cần trang bị kiến thức về nghiên cứu, nhận dạng rủi ro trong các công việc đảm nhiệm, cung cấp cho nhân viên những kiến thức cập nhật về chính sách, thông tin thị trường và

để nhân viên tham gia vào các buổi hội thảo về quản trị rủi ro trong hoạt động giao nhận vận chuyển.

Bên cạnh đó, công ty cần chiêu mộ, đào tạo nhiều cán bộ chuyên sâu về mảng quản trị rủi ro để tập trung nghiên cứu về rủi ro, tạo nền móng vững chắc để thành lập bộ phận quản trị rủi ro trong công ty. Các cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ giỏi sẽ dự báo rủi ro sớm, có khả năng phân tích và có các kế hoạch để ngăn ngừa, kiểm soát rủi ro một cách nhanh, chính xác nhất.

Công ty cần thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, những biến động của kinh tế, chính trị, khả năng cung ứng của thị trường để có xử lí kịp thời những thay đổi và phối hợp với người xuất khẩu thực hiện tốt hợp đồng. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo cần tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu về thị trường một cách cụ thể, nghiên cứu kĩ về đối tác và hoạt động kinh doanh và năng lực của họ để tránh trường hợp bị lừa đảo.

Ngoài ra, bộ phận nghiên cứu về thị trường luôn phối hợp, báo cáo thường xuyên với lãnh đạo để có những thay đổi, quyết định điều chỉnh các hoạt động của công ty cho phù hợp với điều kiện hiện thời.

4.2.2. Hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ phân tích và đo lường rủi ro.

❖ Kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình giao nhận vận chuyển hàng nhập khẩu Trong tất cả các khâu của quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường bộ cần được giám sát kĩ và nghiêm túc để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Các bộ phận thường xuyên trao đổi thông tin cho nhau để cùng nhau hiểu và thực hiện quy trình giao nhận trơn tru, hiệu quả nhất.

Công tác kiểm tra chứng từ cần chú ý và thận trọng kiểm tra chi tiết các thông tin trong bộ chứng từ xem khớp nhau hay chưa, đúng với hợp đồng đã kí không. Hiện nay, thủ tục giấy tờ tại hải quan còn rất rườm rà, nhiều giấy tờ công đoạn nên nhân viên kinh doanh khi làm công tác giao nhận hàng cần có kế hoạch hợp lí để tránh tốn nhiều thời gian chờ.

Trong quá trình nhận hàng, cán bộ kinh doanh đặc biệt chú trọng đến thời gian vì Hải quan chỉ cho phép hàng hóa được lưu lại tối đa 5 ngày kể từ ngày nhận thông báo, nếu quá thì sẽ phải nộp tiền lưu kho bãi và các chi phí khác cho cảng vụ ở bước này. Cho

nên các cán bộ cần am hiểu chuyên môn, thực hiện các thao tác nhanh, chính xác, tránh trục trặc rủi ro làm chậm tiến độ giao hàng. Ngoài ra, công tác giao nhận hàng hóa phải thường xuyên cập nhật thông tin về công ty từng giờ, từng ngày để kịp thời phát hiện những rủi ro, sai sót, nhanh chóng tìm ra biện pháp xử lí thích hợp.

❖ Tăng cường công tác nhận và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu

Một trong những rủi ro thường gặp khi thực hiện quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường bộ của công ty là lỗi hàng hóa, hư hỏng, mất mát. Vì vậy, cần tăng cường kiểm tra về số lượng, mẫu mã, chất lượng hàng hóa nhập khẩu, đồng thời thuê chuyên gia hay cơ quan giám định có uy tín phối hợp để kiểm tra, giám định hàng hóa một cách chính xác. Cần thống nhất về cơ quan giám định và thông báo kết quả giám định hàng hóa với người xuất khẩu tránh tình trạng không đồng tình giữa các bên. Nhận và kiểm tra hàng cũng phải lên kế hoạch rõ ràng về thời gian và địa điểm, phương pháp kiểm tra cần chặt chẽ, nghiêm túc để đảm bảo quá trình diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Chú trọng đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên kiểm tra về hàng hóa ở kho bãi, giỏi về nghiệp vụ, kinh nghiệm và kỹ năng để có thể nhận biết các rủi ro về hàng hóa rõ ràng, kịp thời phân tích và xử lý. Chiêu mộ thêm nhiều nhân viên có kinh nghiêm lâu năm trong việc quản trị rủi ro, có khả năng thông thạo ngôn ngữ anh và trung để sẵn sàng làm việc với đối tác khi có trục trặc trong khi thực hiện hợp đồng giao nhận.

Công ty cần sắp xếp nhân sự hợp lý cho công tác quản trị rủi ro, tránh tình trạng nhân viên chồng chéo công việc, dẫn đến hoạt động không hiệu quả. Phối hợp chặt chẽ các đầu mối công việc từ giám đốc đến nhân viên, hoạch định công tác quản trị rủi ro trong các khâu một cách hợp lí, có hiệu quả.

4.2.3. Hoàn thiện quá trình kiểm soát rủi ro

❖ Hoàn thiện công tác chuẩn bị nhân công, kho bãi, thuê phương tiện vận chuyển phục vụ tốt quá trình giao nhận.

- Công ty cần có phương án bố trí nhân công vừa đủ cho quá trình bốc dỡ hàng hóa.

Các nhân viên hiện trường cần có kiến thức chuyên môn về các mặt hàng nhập khẩu để có thể kiểm tra hàng đúng mẫu mã, số lượng cũng như bốc dỡ, xếp hàng phải phù hợp với đặc tính của hàng hóa tránh xảy ra tình trạng xô vỡ, xước hàng.

- Hệ thống kho bãi phải đủ rộng, sạch và thoáng mát, có các thiết bị bảo quản hàng hóa hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ để đảm bảo chất lượng hàng hóa tốt nhất khi giao cho khách.

- Công ty cần tìm hiểu kĩ các đối tác cho thuê phương tiện vận tải và mua bảo hiểm, có đủ thông tin về số hiệu xe, chủ xe, rong mỗi chuyến hàng vận chuyển. Thêm vào đó, khi kí hợp đồng vận chuyển với các chủ xe, cần quy định rõ ràng các điều khoản về trách nhiệm của các bên khi xảy ra rủi ro. Trong quá trình vận chuyển, các hãng vận tải phải luôn thông báo lịch trình, quá trình di chuyển của các phương tiện vận tải và kế hoạch thực hiện hợp đồng vận chuyển cho rõ ràng chi tiết.

❖ Hoàn thiện trong quá trình thanh toán

- Để quá trình thanh toán diễn ra thuận lợi thì bộ phận xuất nhập khẩu hàng hóa phối hợp cùng bộ phận kế toán để cùng nhau thực hiện tốt quá trình thanh toán phù hợp với quy trình giao nhận hàng nhập khẩu, tránh những rủi ro không đáng có, gây không lấy được tiền từ khách hàng dẫn đến tổn thất cho công ty.

- Công ty cần đặc biệt chú trọng đến những biến động của môi trường chính trị, kinh tế, biến động tỷ giá để có những biện pháp khắc phục kịp thời rủi ro, sử dụng các công cụ dự báo tiền tệ, đưa các điều khoản về biến động tỷ giá đồng tiền ngoại tệ và nội tệ với các đối tác trong hợp đồng mua bán vận chuyển hàng hóa để khi có rủi ro thì có cơ sở để lấy được tiền. Ngoài ra, công ty nên sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trên thị trường tiền tệ bằng cách kí các hợp đồng kỳ hạn, tương lai khi thanh toán để phòng ngừa các khoản rủi ro phải trả.

- Khi gặp trục trặc trong quá trình thanh toán với khách hàng, các bên cũng nên ngồi lại để thương lượng, bàn bạc phương án xử lí rủi ro, cùng nhau gánh chịu tổn thất trên cơ sở duy trì mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác nước ngoài.

4.2.4. Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro.

Đẩy mạnh hình thức huy động vốn cho nhập khẩu và khả năng chu chuyển vốn.

Hiện nay, trong hoạt động giao nhận vận chuyển hàng nhập khẩu bằng đường bộ nói riêng và bằng tất cả các phương thức khác nói chung, công ty còn gặp khó khăn do vốn còn hạn hẹp và khả năng huy động nguồn vốn lớn còn chậm. Cho nên có rất nhiều hợp

đồng béo bở mà công ty đã bỏ lỡ cơ hội để đem về lợi nhuận cao cho công ty, mà thường kí các hợp đồng có giá trị nhỏ, chưa gây ảnh hưởng, uy tín lớn cho các đối tác lớn nước ngoài. Để có thể khắc phục các khó khăn trên, xây dựng quỹ dự phòng rủi ro dồi dào thì công ty phải có những chính sách, biện pháp huy động các nguồn vốn tự tài trợ rủi ro từ:

+ Khuyến khích cán bộ nhân viên trong công ty cùng góp vốn và được hưởng lãi suất cao.

+ Liên doanh với các đối tác lớn, có uy tín trong và ngoài nước góp cổ phần để có nguồn vốn dồi dào hơn.

Bên cạnh đó, xây dựng quỹ dự phòng rủi ro lớn để có thể nhanh chóng xử lý các tổn thất từ hoạt động giao nhận. Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn là một biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, vừa không cần sử dụng nhiều vốn vẫn có thể đem lại doanh thu lợi nhuận cao.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với tổng cục hải quan

- Hiện nay, việc làm thủ tục hải quan còn rườm rà, nhiều thủ tục và tốn nhiều thời gian. Do vậy, công ty nên giao việc này cho cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, hiểu biết các chính sách trong lĩnh vực này để làm các thủ tục hải quan.

- Công ty nên kiến nghị với Tổng cục hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp làm thủ tục hải quan nhanh chóng, tích hợp công nghệ vào việc làm thủ tục để tiết kiệm thời gian, lược bỏ những công đoạn không cần thiết.

- Cán bộ hải quan cần có chuyên môn giỏi, am hiểu kiến thức về các hàng hóa máy móc, thiết bị y tế, sản phẩm linh kiện điện tử để giảm bớt thời gian chờ của doanh nghiệp.

Thêm vào đó hướng dẫn nhân viên làm thủ tục hải quan chuẩn bị đầy đủ giấy tờ, trình tự các thủ tục, tận tình giúp đỡ bổ sung giấy tờ cần thiết để công ty hoàn thành thủ tục hải quan một cách nhanh nhất.

4.3.2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước

- Nhà nước cần chú trọng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ tốt hoạt động giao hàng nhập khẩu.

- Tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính trong công tác xuất nhập khẩu theo hướng đơn giản và thông thoáng, áp dụng khoa học công nghệ trong việc xử lí công việc.

Mặc dù đã phần nào hoàn thiện hơn cơ chế xuất nhập khẩu nhưng hiện nay các thủ tục hành chính còn rườm rà và phức tạp. Chính phủ cần hoàn thiện hơn các chính sách và quy định nhập khẩu cụ thể:

+ Đồng bộ hệ thống các văn bản pháp lý, các quy định để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu nhiều hơn, tạo nguồn hàng dồi dào trên thị trường.

+ Hoàn thiện cơ chế quản lý nhập khẩu. Các quy định về nhập khẩu phải thường xuyên được bổ sung, sửa đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào quy trình giao nhận hàng nhập khẩu. Đổi mới các chính sách nhập khẩu để khuyến khích

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong quy trình nhận hàng và vận chuyển hàng nhập khẩu bằng đường bộ tại công ty tnhhxnk gia hân holdings (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)