CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT VỚI QUẢN TRỊ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KDQT FINGROUP
4.3. Một số kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty cổ phần KDQT Fingroup
4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và nhất quán, phù hợp với pháp luật và thông luật quốc tế. Đây sẽ là một tiền đề tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, thu hút hàng hóa về Việt Nam, tạo tâm lý an toàn cho các doanh nghiệp vận tải và giao nhận cũng như các doanh nghiệp mua bán trong và ngoài nước.
Giảm chi phí logistics thông qua việc xử lý các điểm hạn chế của chuỗi cung ứng như năng suất các cảng biển, cảng cạn, kho bãi và điểm trung chuyển; quy hoạch vận tải đa phương thức, thúc đẩy phát triển nhanh các phương thức vận tải hàng hóa chi phí thấp.
Về vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chính phủ cần xây dựng và ban hành chiến lược và các nghị quyết khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Chính phủ cũng cần trao đổi và mở rộng cơ hội hợp tác đào tạo quốc tế cho các cơ sở đào tạo nhân lực ngành logistics, tạo môi trường
49
thuận lợi cho việc đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nhân lực logistics, tăng cơ hội học bổng cho sinh viên, giảng viên, cán bộ ngành logistics đi học tập tại nước ngoài.
4.3.2. Kiến nghị đối với cơ quan hải quan
Đơn giản hóa, rút ngắn quá trình làm thủ tục hải quan, triển khai hệ thống EDI và hệ thống giao dịch không giấy tờ tại các điểm hải quan, cửa khẩu, cải cách hành chính và minh bạch hóa các dịch vụ công,…
Tổ chức các tọa đàm nhằm nâng cao hiểu biết của doanh nghiệp về nghiệp vụ hải quan do cán bộ hải quan hướng dẫn nhằm chỉ ra những thiếu sót, sai phạm mà doanh nghiệp hay mắc phải, tùy từng trường hợp mà xử lý từ cảnh báo đến phạt hành chính để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh và thực hiện mua bán đúng pháp luật. Khi được phân bổ nhiệm vụ, công chức Hải quan cần làm việc nhanh chóng để đảm bảo tiến độ công việc giúp doanh nghiệp xuất hàng, nhận hàng trong thời gian ngắn nhất tránh để lưu kho lưu bãi làm tốn thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
50
5. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh xu hướng xu hướng hội nhậр kinh tế quốc tế trên tоàn thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, hàng hóа Việt Nаm càng có nhiều cơ hội để tiếр cận được với thị trường quốc tế, từ đó tạо điều kiện chо nền kinh tế có thể рhát triển mạnh mẽ hơn. Hоạt động giао nhận hàng hóа là hоạt động mаng tính chất cực kỳ quаn trọng đối với công cuộc рhát triển nền kinh tế Việt Nam nói riêng và tình hình phát triển đất nước nói chung trоng thời giаn tới. Đặc biệt là dịch vụ nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển, do nước ta có nhu cầu rất lớn đối với nguồn nguyên liệu và hàng hóa nước ngoài.
Tuy nhiên đi cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới, sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của ngành thì nhiều doanh nghiệp vận tải quốc tế Việt Nam đang phải chịu sức ép cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài, từ các doanh nghiệp trong nước, sức ép phải đổi mới, phải nâng cao chất lượng dịch vụ,… đồng thời trong giai đoạn gần đây ảnh hưởng của dịch covid-19 và tình hình kinh tế thế giới có tác động không nhỏ với ngành vận tải quốc tế nói chung và dịch vụ nhận hàng nhập khẩu nói riêng.
Dù có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa nhập khẩu và đã đạt được những thành công nhất định, nhưng công tác quản trị quy trình tại Công ty cổ phần KDQT Fingroup vẫn còn nhiều kẽ hở, thiếu sót cần được cải thiện . Trước áp lực cạnh tranh như hiện tại đòi hỏi công ty phải thay đổi và không ngừng nâng cao hiệu quả quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu để có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Thông qua đề tài “Quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup” người viết hy vọng có thể đóng góp phần nào vào việc phân tích những thành công, hạn chế của quy trình từ đó đưa ra các đề xuất và kiến nghị giúp nâng cao chất lượng quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển.
51
6. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ môn Quản trị tác nghiệp TMQT (2019), Bài giảng Quản trị giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế
2. PSG.TS.Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành Chính
3. Khoa Quản trị Kinh doanh (2020), Bài giảng Học phần Quản trị học
4. Dương Văn Bạo (2014), Giao nhận vận tải quốc tế, Nhà xuất bản Hàng Hải 5. Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2020
6. Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2021
7. Công ty cổ phần kinh doanh quốc tế Fingroup, Báo cáo tài chính 2020-2022
8. Vũ Thị Hải (2018), Nâng cao hiệu quả của quy trình giao nhận hàng hóa quốc tế tại công ty TNHH Jet Delivery Logistics Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học dân lập Hải Phòng.
9. Lê Thị Kim Oanh (2019), Quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu vận chuyển bằng container tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu VNLOGS, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại
10. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2022), Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển ở công ty TNHH Thaipro, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Trường Đại học giao thông vận tải.
11. Ngô Thị Vân Anh (2021), Quản trị quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty CP TM và vận tải quốc tế Tân Cả Lợi, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Thương Mại