Chương 2: CƠ SỞ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU
2.2. Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu sang thị trường EU
Được biết đến là một thị trường rộng lớn với sức mua và khả năng chi trả của người tiêu dùng lớn, EU là một thị trường mà nhiều doanh nghiệp khao khát, trong đó có cả các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, không dễ để xuất khẩu sang một thị trường lớn với sự phát triển vượt trội trên nhiều mặt, với các yêu cầu và đòi hỏi cao nhƣ thế. Thực tế cho thấy, hàng hóa từ Việt Nam rất khó để đáp ứng đƣợc yêu cầu và những chính sách khắt khe của thị trường này. Do đó, có thể khẳng định, Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu – Việt Nam EVFTA đã mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam. Song, bên cạnh những cơ hội to lớn vẫn luôn tồn tại những thách thức mà các doanh nghiệp Việt phải đối mặt và vƣợt qua để có thể đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả hàng hóa sang EU.
15
2.2.1. Cơ hội đối với xuất khẩu sang thị trường EU
Có thể kể đến một số cơ hội phổ biến mà EVFTA mang lại cho xuất khẩu Việt Nam nhƣ sau:
Thứ nhất, cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá. Trước khi EVFTA có hiệu lực, mặc dù EU là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, thị phần hàng hóa của Việt Nam tại khu vực này vẫn còn rất khiêm tốn, bởi năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam (đặc biệt là năng lực cạnh tranh về giá) còn hạn chế.
Vì vậy, nếu đƣợc xóa bỏ tới trên 99% thuế quan theo EVFTA, các DN sẽ có nhiều cơ hội tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng hóa khi nhập khẩu vào khu vực thị trường quan trọng này. Điều quan trọng hơn, tiếp cận thị trường EU còn là bước đệm để Việt Nam tiếp cận các thị trường phát triển khác.
Thứ hai, việc tiếp tục thúc đẩy thương mại với các nước EU sẽ là cơ hội mở rộng thị trường và tăng kim ngạch xuất khẩu, đặc biệt là đối với các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh. Việc có được FTA với thị trường lớn như Pháp, Đức, Italy sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu.
Thứ ba, thúc đẩy quá trình cải cách thể chế, hoàn thiện môi trường kinh doanh. Tham gia EVFTA cũng như khi tham gia WTO hay các FTA trước đây là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật kinh tế, trong đó có thể thể kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định.
Thứ tư, thu hút đầu tư nước ngoài và tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Tham gia EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp khi chuỗi cung ứng mới hình thành, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triển các ngành điện tử, công nghệ cao sản phẩm nông nghiệp xanh...
Thứ năm, thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Tham gia EVFTA cũng hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đặc biệt là trong các lĩnh vực nhƣ tài chính – ngân hàng, chi tiêu công và nông nghiệp – nông thôn.
16
Thứ sáu, tạo điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam thu hút công nghệ nguồn, việc kết nối với các đối tác có trình độ công nghệ cao nhƣ EU sẽ cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam liên thông với các đối tác có công nghề và năng lực quản lý ở cấp độ tiến tiến nhất trên thế giới. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi và vươn lên để đáp ứng được các đòi hỏi của môi trường cạnh tranh toàn cầu.
Thứ bảy, vấn đề việc làm, thu nhập và phát triển bền vững. Tham gia EVFTA sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Theo đó, sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoa đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta cô thêm nguồn lực để cải thiện chất lƣợng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đặc biệt, do Hiệp định EVFTA đều bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiến trình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theo cách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn.
2.2.2. Thách thức đối với xuất khẩu sang thị trường EU
Một số thách thức tồn tại, đe dọa xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhƣ:
Thứ nhất, các yêu cầu về quy tắc xuất xứ có thể khó đáp ứng.
Thông thường hàng hóa muốn được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA thì nguyên liệu phải đáp ứng đƣợc một tỷ lệ về hàm lƣợng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU và/hoặc Việt Nam). Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc ASEAN và các nước không thuộc khối. Điều này đặt ra yêu cầu cho Việt Nam phải tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu nguyên liệu mới như thị trường EU,… hoặc phát triển vùng nguyên liệu nội địa.
Thứ hai, các rào cản TBT, SPS và yêu cầu của khách hàng.
EU là một thị trường khó tính, khách hàng có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm. Đồng thời, các yêu cầu bắt buộc về vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường.... của EU cũng rất khắt khe và không dễ đáp ứng. Vì vậy, dù có được hưởng lợi về thuế quan thì hàng hóa của Việt Nam cũng phải hoàn thiện rất nhiều về chất lƣợng để có thể vƣợt qua đƣợc các rào cản này.
Thứ ba, nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại.
17
Thông thường khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ nữa, doanh nghiệp ở thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa và EU cũng là một trong những thị trường có truyền thống sử dụng các công cụ này nên doanh nghiệp Việt Nam có thể bị lúng túng về mặt pháp lý.
Thứ tư, đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.
Xuất khẩu sang thị trường EU đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp và hàng hóa Việt phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong nội khối và các doanh nghiệp từ các thị trường khác xuất khẩu sang. Trong khi, thương hiệu sản phẩm Việt Nam vẫn còn yếu, hàng hóa Việt Nam vẫn chưa được thị trường EU biết đến, hiệu quả của công tác quảng bá và thúc đẩy các sản phẩm chƣa cao, Việt Nam cũng chƣa phải là quốc gia có nguồn hàng hóa chất lƣợng cao. Nhƣ vậy, dù được hưởng lợi thuế nhưng nếu các doanh nghiệp Việt Nam không tự mình cải tiến, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và hiệu quả sản xuất thì chắc chắn sẽ bị đào thải khỏi thị trường.