Chương 4: GIẢI PHÁP ĐỂ TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ ĐỐI PHÓ VỚI THÁCH THỨC TRONG XUẤT KHẨU BAO BÌ MÀNG MỎNG CỦA CTCP NHỰA AN PHÁT XANH SANG THỊ TRƯỜNG EU
4.2. Giải pháp để tận dụng cơ hội và đối phó thách thức trong xuất khẩu bao bì màng mỏng của CTCP Nhựa An Phát Xanh sang thị trường EU
Kể từ khi EVFTA có hiệu lực, mặt hàng bao bì màng mỏng xuất khẩu sang EU sẽ đƣợc xóa bỏ thuế nhập khẩu về 0%. Điều này mang lại lợi ích đặc biệt có ý nghĩa khi EU là một trong những thị trường tiềm năng xuất khẩu lớn của công ty hiện nay. Tuy nhiên, để được hưởng những lợi ích mà EVFTA mang lại, công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Chính vì vậy, công ty cần chủ động tìm hiểu kỹ hiệp định EVFTA từ đó đƣa ra các giải pháp phù hợp để tận dụng cơ hội, khắc phục khó khăn, thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường EU.
Giải pháp giúp cải thiện năng lực cạnh tranh bao bì màng mỏng trên thị trường EU
EU là một thị trường khó tính với các hàng rào kĩ thuật, tiêu chuẩn và yêu cầu của người tiêu dùng rất khắt khe đối với các sản phẩm nhựa nói chung và bao bì màng mỏng nói riêng, nhất là bao bì TTVMT. Để có thể thâm nhập sâu hơn và cải thiện năng lực cạnh tranh trên thị trường EU công ty cần:
- Xây dựng kế hoạch dài hạn, bài bản để nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua cải tiến thiết bị sản xuất; áp dụng các mô hình thành công để có sự chuẩn bị tốt nhất khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh.
- Chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng chung. Ngoài ra, trong quá trình thực thi EVFTA, công ty cần đặc biệt lưu ý đến các nguyên tắc, tiêu chuẩn về lao động, môi trường,… được quy định rất chi tiết trong hiệp định này.
- Quá trình sản xuất từ khâu đầu vào đến khâu sản xuất cuối cùng của công ty phải luôn đƣợc đảm bảo về tiêu chuẩn cũng nhƣ chất lƣợng theo quy định nhà nước và các yêu cầu từ thị trường nhập khẩu. EU là một thị trường khó tính, yêu cầu cao về nguồn gốc nguyên liệu cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm. Chính vì thế,
60
công ty muốn cạnh tranh trước hết phải đảm bảo sản phẩm phù hợp với yêu cầu EU đề ra, cũng như các quy định trong EVFTA để có thể hưởng lợi ích về thuế.
- Tăng cường đầu tư và hoàn thiện năng lực quản lý, lãnh đạo để nghiên cứu kỹ thị trường và khách hàng, đề ra được các phương hướng phát triển đúng đắn, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Khi năng lực cạnh tranh được cải thiện, công ty cần tiếp tục phải tiến hành xây dựng, nâng cao và phát triển thương hiệu để có thể đứng vững tại thị trường EU. Hiện nay, công ty đang gặp phải một vấn đề, một cản trở lớn, đó là thương hiệu của công ty chưa nổi bật trên thị trường EU, nhất là đối với dòng sản phẩm bao bì TTVMT vẫn còn khá mờ nhạt.
- Tiếp tục đầu tƣ mở rộng sản xuất để đảm bảo luôn đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng cũng nhƣ không bị lạc hậu về công nghệ so với các đối thủ cạnh tranh, đảm bảo triển bền vững, tạo cơ hội để mở rộng phát triển trên thị trường khó tính nhƣ EU.
Giải pháp về công tác nghiên cứu, tiếp cận thị trường các nước tham gia hiệp định EVFTA
Hiện tại, sản phẩm của Công ty cũng đã đƣợc nhiều quốc gia trong khối EU nhập khẩu và tiêu dùng, chủ yếu là các quốc gia Đức, Ba Lan,… Tuy nhiên thị trường EU là thị trường lớn đầy tiềm năng. Vì vậy công ty càng phải đẩy mạnh xuất khẩu bao bì màng mỏng sang các nước khác thuộc EU. Nhưng để thâm nhập vào sâu hơn, tiếp cận thêm nhiều thị trường trong khối, công ty cần nghiên cứu kĩ càng, bởi các kênh phân phối của thị trường EU hết sức phức tạp.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu sang các nước mới thuộc EU thông qua quảng cáo, hội chợ triển lãm quốc tế,… để có cơ hội giới thiệu sản phẩm của công ty cho khách hàng, tăng cơ hội tìm kiếm bạn hàng và có thể đƣợc kí kết thêm các hợp đồng xuất khẩu.
Để có thể thâm nhập vào các kênh phân phối tại các thị trường quốc gia trong EU, việc này đòi hỏi sản phẩm của Công ty phải đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn kĩ thuật, đảm bảo chất lƣợng cũng nhƣ nắm bắt đƣợc thị hiếu khách hàng của từng quốc gia riêng biệt, phải đảm bảo đƣợc thời gian giao hàng đúng hạn, duy trì chất lƣợng sản phẩm.
61
Công ty có thể liên kết với cộng đồng người Việt ở EU để đầu tư sản xuất và xuất khẩu vào EU, nắm bắt được yêu cầu của người người tiêu dùng từ đó cũng dễ dàng xâm nhập vào từng quốc gia hơn. Đồng thời có thể tận dụng những người tiêu dùng này để quảng bá cho các sản phẩm bao bì màng mỏng, nhất là bao bì TTVMT thông qua các chương trình tặng quà, chiết khấu, các cuộc thi,… ở phạm vi lớn hơn.
Xây dựng và đề xuất chiến lược dài hạn về nguyên vật liệu đầu vào
Trong nhiều năm qua, các nguyên vật liệu mà công ty sử dụng vẫn đang phải nhập khẩu từ các quốc gia như Trung Quốc, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Singapore do chi phí rẻ hơn nhiều so với nguyên liệu trong nước. Hơn nữa nguồn nguyên liệu trong nước chưa thật sự đáp ứng được hết yêu cầu về chất lượng và mẫu mã của sản phẩm. Chính vì vậy công ty cần:
- Tự tìm kiếm ra nhiều nguồn cung cấp thông qua việc ký hợp đồng với nhiều nhà cung cấp chứ không đƣợc phụ thuộc vào chỉ một nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào tránh tình trạng đứt gãy nguồn cung ứng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
- Tự đầu tư và nguồn nguyên phụ liệu ngành nhựa trong nước, thông qua vốn đầu tư vào các doanh nghiệp này trong nước,… để tạo ra sự chủ động cho mình.
- Tuy nhiên, với tình hình thế giới hiện nay, cũng như xu hướng sử dụng các sản phẩm TTVMT, công ty còn phải đáp ứng đến điều kiện phát triển bền vững, không đƣợc khai thác cạn kiệt các nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho việc thu lợi nhuận, mà còn phải để ý đến môi trường. Tập trung đẩy mạnh phát triển nguyên liệu sinh học phân hủy.
Giải pháp tiếp thu, nâng cao và đổi mới công nghệ
Việc đổi mới công nghệ giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép tăng sản lƣợng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tạo khả năng đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng suất lao động, giúp các doanh nghiệp sử dụng hợp lý tiết kiệm nguồn nguyên vật liệu,… Năng suất lao động cao, giá thành giảm, từ đó sẽ tăng cao khả năng cạnh tranh, tạo cơ hội mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
62
Hiệp định EVFTA có hiệu lực là cơ hội để công ty có thể tiếp cận khoa học công nghệ từ các quốc gia có thế mạnh về công nghệ ở EU, từ đó nên tận dụng các cơ hội đƣợc mang lại cơ hội đƣa công nghệ tiên tiến từ EU để phục vụ cho quá trình sản xuất hàng xuất khẩu bao bì màng mỏng sang thị trường này. Đây chính là giải pháp gắn công nghệ nguồn với sản xuất xuất khẩu bao bì màng mỏng, các sản phẩm của công ty sẽ xâm nhập vào thị trường EU dễ dàng hơn và có sức cạnh tranh với các sản phẩm thuộc quốc gia khác. Ngoài ra, công ty có thể đưa ra các phương thức thu hút các nhà đầu tư của các nước EU tham gia vào quá trình sản xuất, từ đó vừa có công nghệ, vừa có các chuyên gia giúp đỡ sử dụng tối ƣu công nghệ.
Bên cạnh đó, công nghệ phân hủy sinh học mới đƣợc phát triển ở Việt Nam vài năm trở lại đây, nhưng với thị trường tiến bộ và đi đầu về khoa học như EU thì công nghệ này không còn trở nên xa lạ nữa. Công ty có thể xem xét đến việc mua lại công nghệ và đem về nghiên cứu, phát triển thêm để rút ngắn quy trình R&D và thu đƣợc những hiệu quả tốt hơn, tốn ít thời gian hơn.
Giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức, nâng cao nghiệp vụ, trình độ lao động
Trong nhiều năm qua, công ty chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, phần lớn là trong độ tuổi từ 30 - 50 và có trình độ chuyên môn thấp, nên vẫn còn tồn tại một vài hạn chế về thể lực, trình độ, về năng lực thực hành. Chính vì vậy công ty cần nâng cao trình độ cho cán bộ và công nhân. Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt tại thị trường quốc tế, có một đội ngũ các nhà quản lý có trình độ, công nhân lành nghề giữ vai trò không hề nhỏ, mà lao động của công ty lại có trình độ phổ thông, khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ cao vào quá trình lao động. Vì vậy công ty cần:
- Chia các cán bộ công nhân viên trong từng phòng thành từng nhóm dựa theo năng lực, thế mạnh của từng người, chuyên phụ trách một mặt hàng nhất định, nhƣ vậy thì Công ty mới có thể khai thác và phát huy đƣợc tối đa năng lực, sở trường của mỗi cán bộ công nhân viên đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn cho mỗi cán bộ công nhân viên.
63
- Tổ chức các khóa đào tạo cho các nhà quản lý cũng như người lao động giúp họ có khả năng ứng biến, xử lý các tình huống xảy ra để đảm bảo cho việc hoạt động cũng nhƣ xuất khẩu của công ty luôn diễn ra theo kế hoạch, hơn nữa để cho việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả.
- Thực hiện đầy đủ chế độ ưu đãi, khuyến khích, tôn vinh, khen thưởng đối với cán bộ quản lý đào tạo nhân lực có tay nghề cao; có chính sách khuyến khích công nhân tích cực tham gia đào tạo, bồi dƣỡng phát triển nhân lực có tay nghề cao;
khuyến khích và tăng cường liên kết đào tạo trong nước và nước ngoài.
Giải pháp ứng phó với các biện pháp, yêu cầu của thị trường xuất khẩu Ngoài các vấn đề về thuế quan và thủ tục xuất xứ, khi xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang EU các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chú ý đáp ứng đầy đủ các quy định nhập khẩu khác, nhƣ các quy định về chất lƣợng, kỹ thuật, ghi nhãn.
Mặc dù so với nhiều sản phẩm khác thì các sản phẩm nhựa gặp ít các quy định nhập khẩu khắt khe hơn, nhƣng doanh nghiệp cũng cần chú ý để tuân thủ, đặc biệt phải thường xuyên cập nhật quy định của EU để nếu có thay đổi cũng kịp thời đáp ứng. Ngoài ra, khi xuất khẩu doanh nghiệp cũng phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu của nhà nhập khẩu và đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng. Vì thế, giải pháp hữu hiệu nhất là làm việc cụ thể với phía nhập khẩu xem họ yêu cầu các tiêu chí tiêu chuẩn cụ thể nào, và thị hiếu của người tiêu dùng ra sao để đáp ứng được đầy đủ.