Chương 2: CƠ SỞ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG EU
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
2.3.1. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng trong nước xuất khẩu 2.3.1.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Đây là các nhân tố thuộc nội tại nước xuất khẩu, có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp, nhƣng không thuộc phạm vi kiểm soát của doanh nghiệp.
Thứ nhất, chiến lƣợc phát triển kinh tế – xã hội, chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu của Nhà nước.
Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong tương lai. Chính sách ngoại thương của chính phủ trong mỗi thời kỳ có sự thay đổi, là một trong những rủi ro lớn đối với nhà làm kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy họ phải nắm bắt đƣợc chiến lƣợc phát triển kinh tế của đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà nước, tuân theo và hưởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệp phải có các kế hoạch xuất khẩu trong tương lai cho phù hợp.
18
Thứ hai, tỷ giá hối đoái hiện hành.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố này vì nó liên quan đến việc thu đổi ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu. Ngƣợc lại, nếu tỷ giá hối đoái mà nhỏ hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp không nên xuất khẩu. Để biết đƣợc tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải biết đƣợc cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái hiện hành của nhà nước và theo dõi biến động của nó từng ngày.
Thứ ba, khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của từng nước.
Khả năng này biểu hiện ở các mặt hàng có thể đƣợc sản xuất với khối lƣợng, chất lượng quy cách, mẫu mã, có phù hợp với thị trường nước ngoài hay không, quyết định khả năng cạnh tranh của các mặt hàng khi doanh nghiệp đƣa ra chào bán trên thị trường quốc tế. Nếu một đất nước có trình độ khoa học công nghệ phát triển, có khả năng tạo ra đƣợc nhiều loại mặt hàng đa dạng, chất lƣợng tiêu chuẩn quốc tế, hình thức mẫu mã đảm bảo thẩm mỹ cao và giá cả phải chăng thì đây là điều kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp khi tham gia hoạt động xuất khẩu.
Ngược lại, khả năng sản xuất trong nước yếu kém, với chúng loại mặt hàng đơn điệu, thô sơ, sẽ hạn chễ rất lớn khả năng cạnh tranh và mở rộng xuất khẩu của các doanh nghiệp.
Thứ tư, mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước.
Cạnh vừa có tác động thúc đẩy sự vươn lên của các doanh nghiệp, vừa chèn ép và “dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện số lƣợng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc cùng mặt hàng có thể thay thế nhau. Hiện nay, nhà nước có chủ trương khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lƣợng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, do đó đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp ngoại thương hiện nay.
Thứ năm, trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước.
19
Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu. Nó bao gồm sự phát triển của hệ thống giao thông vận tải, trình độ phát triển của hệ thống thông tin liên lạc... Các nhân tố này có thể tăng cường hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cường hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất của doanh nghiệp.
Thứ sáu, nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý.
Vị trí địa lý cũng nhƣ nguồn tài nguyên thiên nhiên là những cái mà tự nhiên ban cho, thông qua đó các nước có thể khai thác tiềm năng của nó để phục vụ xuất khẩu. Nguồn tài nguyên thiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất khẩu. Nó góp phần ảnh hưởng đến loại hàng , quy mô hàng xuất khẩu của quốc gia. Vị trí địa lý cũng đóng vai trò nhƣ là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng nhƣ xuất khẩu của một quốc gia. Vị trí đị lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ đƣợc phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ nhƣ du lịch, vận tải, ngân hàng…
2.3.1.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Đây là nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh nó theo hướng tích cực nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Có thể kể đến các nhân tố sau:
Thứ nhất, trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp. Đây là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định đến sự thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vì trình độ và năng lực quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp có đƣợc các chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận dụng đƣợc các cơ hội của thị trường quốc tế trên cơ sở khả năng vốn có của mình.
Thứ hai, trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh và lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Họ là những người trực tiếp thực hiện các công việc của quá trình xuất hàng hoá. Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
20
Thứ ba, khả năng tài chính của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp có tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .Nếu chiến lƣợc kinh doanh không phù hợp làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ dẫn đến phá sản, ngƣợc lại một chiến lƣợc phù hợp (đúng hướng) sẽ giúp doanh nghiệp phát triển tốt.
2.3.2. Nhóm các nhân tố ảnh hưởng ngoài nước
Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhân tố sau:
Thứ nhất, tình hình phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu. Yếu tố này có ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trường xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cƣ, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất…
Thứ hai, tình hình chính trị, hợp tác quốc tế. Nó biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia, do đó sẽ ảnh hưởng đến tình hình thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp.
Thứ ba, đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá - xã hội của thị trường xuất khẩu. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, do đó ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
Thứ tư, trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trường xuất khẩu ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội của thị trường đó, do vậy sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu và sức mua của khách hàng.
Thứ năm, chính sách thương mại của các quốc gia có thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp. Yếu tố này có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho
21
doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường đó. Một quốc gia có chính sách thương mại tự do sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường quốc gia đó được thực hiện một cách dễ dàng hơn và thường mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ngược laị, một quốc gia có chính sách thương mại khắt khe thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu sang thị trường này.
Thứ năm, mức độ cạnh tranh quốc tế. Yếu tố này biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp xuất khẩu khi cùng tham gia vào một thị trường xuất khẩu nhất định. Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu cho mình.
2.3.3. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - chính trị thế giới
Trong điều kiện mà mỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng nhƣ thị trường tiêu thụ thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên kết và phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng lên. Chính vì điều này mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng truởng về suy thoái kinh tế…
của các nước khác đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu ở một quốc gia.
22