CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
3.1.1. Định hướng, chính sách của Đảng
Việc triển khai nghiêm túc giúp nợ xấu của hệ thống TCTD tại Việt Nam đã đạt được kết quả tốt và có những bước thay đổi đáng kể đồng thời kiểm soát tỉ lệ nợ xấu nội bảng cũng được duy trì một cách khả quan (< 2%), thể hiện định hướng, chính sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tạo niềm tin đối với hệ thống các TCTD nói riêng và toàn bộ xã hội nói chung đối với công tác xử lý nợ xấu trong nền kinh tế.
Tại Phiên họp thứ 47, UBTVQH (Khóa XIV) đã tiến hành thảo luận, cho ý kiến đối với Báo cáo số 358/BC-CP ngày 5/8/2020 về kết quả 03 năm thực hiện Nghị quyết số 42 và đã có “đánh giá cao những cố gắng của Chính phủ, NHNN, các Bộ, ngành trung ương và địa phương, đặc biệt là các TCTD trong triển khai thực hiện Nghị quyết số 42 trong thời gian qua đã đạt những kết quả rất tích cực…”.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị quyết vẫn còn tồn tại các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ sở pháp lý, đến quá trình thực thi. Nguyên nhân của các khó khăn, vướng mắc tập trung ở việc áp dụng pháp luật còn thiếu đồng bộ do có sự khác nhau giữa nội dung Nghị quyết số 42 với pháp luật chuyên ngành.
Việc chỉ dừng lại ở Nghị quyết thí điểm đã dẫn đến tâm lý ưu tiên áp dụng pháp luật chuyên ngành tại một số cơ quan hữu quan. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai, một số quy định tại Nghị quyết cũng chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý nợ xấu của các TCTD, VAMC, gây khó khăn, bất cập trong việc xử lý nợ xấu. Ngoài ra, tác động của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng sẽ tác động tới khả năng thực hiện thành công các mục tiêu của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đề ra đối với ngành Ngân hàng trong giai đoạn 2021-2025, trong đó có các mục tiêu về cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD, là thách thức, khó khăn không nhỏ, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn ngành Ngân hàng cũng như sự
hỗ trợ của toàn hệ thống chính trị.
Chủ trương, quan điểm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về xây dựng chính sách đề nghị tiếp tục thực hiện Nghị quyết 42/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong “Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đề nghị xây dụng luật xử lý nợ xấu của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mà nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của TCTD” như sau:
(ii) Tiếp tục khắc phục các hạn chế, bất cập của pháp luật về xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD để đảm bảo an toàn hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống theo định hướng, mục tiêu đã nêu tại Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016”;
Ban hành các quy định hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng;
giao thẩm quyền và nâng cao năng lực của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) trong mua bán nợ theo giá thị trường gắn với xử lý tài sản thế chấp, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ nợ; đồng thời, bố trí nguồn lực phù hợp để xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu trong nền kinh tế”;
Tiếp tục cơ cấu lại các tổ chức tín dụng; xử lý căn bản và triệt để nợ xấu và các tổ chức tín dụng yếu kém bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống...”;
(iii) “Tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu, cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng…”
* Qua đó, Đảng cũng đề ra 2 mục tiêu chủ yếu, đó là:
- Tiếp tục thực hiện toàn bộ chính sách tại Nghị quyết số 42 đã được triển khai một cách hiệu quả trên thực tế, xây dựng các chính sách mới tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, ổn định về xử lý nợ xấu đảm bảo phù với thực tiễn và tiệm cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế cũng như giải quyết những vấn đề bất cập, xung đột pháp lý giữa các văn bản quy phạm pháp luật ngành Ngân hàng với các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan;
- Xử lý cơ bản nợ xấu, duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, phù hợp với định hướng, chỉ đạo của Chính phủ.
Sau khi thảo luận, xem xét tại phiên họp thứ 10 Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết về việc bổ sung nghị quyết kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng vào chương trình xây dựng pháp luật năm 2022 với 100% các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt biểu quyết tán thành.
Một là: Hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý nợ xấu theo hướng luật hóa Nghị quyết 42/2017/QH 2014
Việc thực hiện Nghị quyết 42 đã đạt được những kết quả quan trọng và tổng nợ xấu được giảm trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực lên tới hàng trăm con số là minh chứng rõ ràng cho nhận định đó. Nghị quyết đã tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương tích cực phối hợp với ngành ngân hàng trong xử lý nợ xấu, ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức tín dụng trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 42. Cùng với đó, những quy định mới của Luật các Tổ chức tín dụng (sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010), khuôn khổ pháp lý về xử lý nợ xấu trong quá trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại được hoàn thiện đã đưa tỷ lệ nợ xấu về mức thấp, có kiểm soát.
Bối cảnh đại dịch COVID – 19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khiến cho nợ xấu tăng, làm giảm tiến độ xử lý và hiệu quả thu hồi nợ cũng bị giảm sút. Bên cạnh đó, việc nợ xấu gia tăng một cách đột biến trong khi nhiều văn bản quy định pháp luật hiện hành ở nước ta chưa thực sự hoàn thiện, rõ ràng, chưa có sự hỗ trợ việc xử lý, thu hồi nợ; thị trường hoạt động mua, bán nợ vận hành chưa hiệu quả đã khiến bản thân chính các TCTD không thể tự xử lý mà cần phải có những chính sách, cơ chế đặc thù của Nhà nước mới có thể giải quyết được.
Để tiếp tục thể chế hóa chủ trương chính sách của Đảng, tiếp tục khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc xử lý nợ xấu của các TCTD, đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thì mới đây, tại phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2023.(Nguyễn Hoàng (2022), Kéo dài thời gian xử lý nợ
xấu theo Nghị quyết 42/2017/QH14)
<https://baochinhphu.vn/keo-dai-thoi-gian-xu-ly-no-xau-theo-nghi-quyet-42-2017- qh14-102220414141525427
.htm>
Do vậy, việc đẩy nhanh tiến tới luật hóa xử lý nợ xấu là thực sự cần thiết bởi những ảnh hướng của Đại dịch đã khiến việc xử lý nợ xấu gặp nhiều khó khăn và Nghị quyết 42 chỉ mang tính chất thí điểm. Vậy nên, cần xấy dựng Luật xử lý nợ xấu để nâng cao hiệu quả xử lý đồng thời tạo cho các quy định xử lý nợ xấu có giá trị pháp lý cao hơn và khi đó khách hàng cũng sẽ có ý thức hơn, trách nhiệm hơn đối với các khoản nợ của mình.
Bên cạnh đó, cũng cần có những hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc nộp thuế khi xử lý tài sản bảo đảm của khách hàng trước khi thực hiện thu hồi nợ vay; hướng dẫn thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản cho bên mua, bên nhận chuyển nhượng tài sản bảo đảm; quy định rõ trách nhiệm thực hiện việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong quá trình thu giữ tài sản bảo đảm; hướng dẫn chỉ đạo về việc hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự sau khi đã hoàn tất các thủ tục xác minh chứng cứ theo đúng tinh thần, quy định của Nghị quyết 42.”