Kiến nghị từ quan điểm chỉ đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Pháp luật về vấn đề xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 79)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC

3.1.3. Kiến nghị từ quan điểm chỉ đạo của Đảng và chính sách của Nhà nước

nhằm thực hiện kết luận tại Thông báo số 3844/TB-TTKQH ngày 17/8/2020 của UBTVQH

* Ban hành Đạo luật Chứng khoán hóa các khoản nợ xấu

Chứng khoán hóa5 khoản nợ xấu đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên tại Việt Nam Bộ Tài chính mới dừng lại ở việc nghiên cứu, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa các khoản nợ, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chuyển đổi các khoản nợ xấu thành chứng khoán để giao dịch công khai, minh bạch vào thời điểm thích hợp.

Thực tiễn hay các quy định pháp luật đều chưa điều chỉnh nhưng có thể nhận thấy rằng thiếu thị trường mua bán nợ là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế chủ thể tham gia. Do vậy, để phát triển thị trường mua bán nợ tập trung thì chứng khoán hóa các khoản nợ là điều kiện thực sự cần thiết bởi không chỉ làm tăng tính thanh khoản cho thị trường mà còn thu hút sự tham gia của nhà đầu tư tiềm năng.

Cũng theo một số chuyên gia tài chính: “Chứng khoán hóa được coi là giải pháp giải quyết được vấn đề phụ thuộc vào vốn huy động của các NHTM, giảm

5 Chứng khoán hóa là quá trình đưa các khoản nợ xấu từ thị trường sơ cấp (thị trường mua bán ban đầu) sang thị trường thứ cấp (thị trường có thể mua đi bán lại các chứng khoán).

được áp lực cạnh tranh trong những giai đoạn có vấn đề về thanh khoản, tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện thành công quản trị rủi ro của mình thông việc tái cấu trúc danh mục tài sản trong hoạt động tín dụng”

Mặc dù việc thực hiện chứng khoán hóa không hề đơn giản bởi chỉ có nỗ lực thực hiện mới giúp các NHTM đáp ứng những điều kiện như: tổ chức phải tham gia xếp hạng tín nhiệm, đáp ứng được các chỉ số hoạt động theo chuẩn Basel II,… song không thể phủ định được tầm quan trọng của việc ban hành Luật chứng khoán hóa.

Chứng khoán hóa giúp ngân hàng giải quyết được những món nợ đối với các doanh nghiệp có nguy cơ giải thể; giúp Ngân hàng dễ dàng tìm kiếm nhà đầu tư, đối tác mua lại nợ đồng thời đây cũng là một giải pháp hiện hữu để VAMC giải quyết triệt để được nợ xấu đã mua từ các TCTD.

Chính phủ cần: xem xét ban hành Nghị định cho phép khoanh nợ đối với khoản dư nợ chịu ảnh hưởng Covid-19 nặng nề từ 1- 2 năm, áp dụng như Nghị định 55/NĐ-CP và Nghị định 116/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 55/NĐ-CP về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đối với trường hợp thiên tai dịch bệnh; chỉ đạo các Bộ ngành khẩn trương rà soát các Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật giao dịch điện tử, Luật các TCTD…để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, tạo hành lang pháp 7 lý nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động của các TCTD nói riêng; chỉ đạo các Bộ ngành liên quan khẩn trương thành lập thị trường mua bán nợ, đồng thời hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động mua bán nợ của các doanh nghiệp và khung pháp lý quản lý thị trường mua bán nợ, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá khoản nợ. Trước mắt, đưa sàn giao dịch mua bán nợ của VAMC đi vào hoạt động để tạo lập dần thị trường mua bán nợ trong tương lai. (THAM LUẬN CỦA TỔNG THƯ KÝ TẠI HỘI THẢO KHUNG PHÁP LÝ VỀ GIẢI QUYẾT NỢ XẤU VÀ SỰ THAM GIA CỦA KHU VỰC

NHÂN Ngày 4/11/2021 tại Nội

<https://www.ifc.org/wps/wcm/connect/8a7a5b4e-d4c5-4eaa-9ce7-a63479b323ce/4 .+Speech+by+VBA+Secretary+General_VIE.pdf?MOD=AJPERES&CVID=nPA7t q1>

Đề xuất với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo Cơ quan thuế, cơ quan đăng ký đất đai hỗ trợ ngân hàng trong việc xử lý TSBĐ, đăng ký biến động, đăng bộ sang tên đối với TSBĐ xử lý nợ xấu; Số tiền thu được từ xử lý

TSBĐ sau khi trừ đi các chi phí xử lý TSBĐ thì ngân hàng được quyền ưu tiên thu nợ trước (ưu tiên thu nợ trước tiền án phí, tiền thuế thu nhập cá nhân, thuế chuyển quyền sử dụng đất và nghĩa vụ tài chính của chủ TSBĐ/Bên thế chấp đối với cơ quan nhà nước) để áp dụng đúng theo tinh thần, quy định của Nghị Quyết 42 về thứ tự ưu tiên thanh toán.

Đề xuất với Bộ Tư pháp: Tiếp tục chỉ đạo Tổng Cục Thi hành án dân sự rà soát lại những vụ việc thi hành án còn tồn đọng, liên quan đến xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ; Có những văn bản chỉ đạo các cơ quan thi hành án địa phương cần tập trung và quyết liệt hơn nữa để giải quyết dứt điểm các vụ việc đang thi hành án.

* Đối với NHNN: Hiện nay, tại Việt Nam chỉ có một trung tâm thông tin tín dụng - CIC, đây là một tổ chức của NHNN Việt Nam chuyên cung cấp thông tin về thể nhân, pháp nhân cho các TCTD. Đây là nguồn thông tin quan trọng để hỗ trợ quá trình ra quyết định tín dụng, có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của

ngân hàng, tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, chất lượng thông tin tín dụng chưa thực sự tốt, chưa đảm bảo cung cấp thông tin nhanh, chính xác kịp thời. Vì vậy, NHNN cần có những chính sách để nâng cao chất lượng thông tin:

- Cải thiện, nâng cao chất lượng đường truyền thông tin: tốc độ đường truyền đôi khi bị gián đoạn nên sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình hỏi tin. Do đó, NHNN cần cải tiến chất lượng để đảm bảo việc cung cấp thông tin được kịp thời, chính xác.

- Phối hợp với thanh tra các cấp đôn đốc kiểm tra báo cáo, khai thác thông tin của các TCTD đồng thời có những biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị không cung cấp các thông tin xác thực về khách hàng đang có quan hệ tín dụng tại ngân hàng mình.

- Kết hợp hiệu quả với các ban ngành có liên quan để có thêm thông tin (ngoài lịch sử cho vay nợ của khách hàng) nhằm giúp các TCTD có thể ra quyết định cho vay chính xác hơn.

- Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính và các cơ quan có thẩm quyền sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mua bán nợ, đồng thời có các chính sách ưu đãi cho các đơn vị mua, xử lý nợ xấu, “chứng khoán hoá” các khoản nợ, nợ xấu để phát hành cho nhà đầu tư, đồng thời rà soát các qui định tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia xử lý nợ xấu, qua đó để giải quyết nợ xấu một cách hiệu quả

và tạo điều kiện phát triển cho thị trường mua bán nợ…

* Đối với Hiệp hội ngân hàng

- Xây dựng các kế hoạch, nội dung đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát về vấn đề quản trị nợ xấu trong hoạt động ngân hàng từ các chương trình tài trợ của nước ngoài, nhằm cập nhật kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng và quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đồng thời, tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng, khảo sát trong nước và ở nước ngoài nhằm đáp ứng yêu cầu của các ngân hàng Hội viên.

- Thực hiện các chương trình dự án trong lĩnh vực đào tạo6 từ các tổ chức trong nước và quốc tế có liên quan đến quản trị nợ xấu trong hoạt động ngân hàng nhằm nâng cao kiến thức cho các ngân hàng hội viên

Một phần của tài liệu Pháp luật về vấn đề xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng ở việt nam hiện nay (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)