Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại tại việt nam qua mô hình hồi quy tobit (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

1.2. Tổng quan nghiên cứu về hiệu quả sử dụng nguồn lực của các NHTM

Assaf và cộng sự (2013) sử dụng mô hình phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) để phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực của 45 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2002 – 2010.

Kết quả phân tích cho thấy trong giai đoạn này hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ có hoạt động có hiệu quả chủ yếu do tiến bộ trong công nghệ. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra nợ xấu và tình trạng công bố thông tin liên quan đến nợ xấu tại quốc gia này là đáng ngại và ảnh

Y

O

D B

A

G

F

CRS

P E

R

C VRS

X

21

hưởng đến việc sử dụng hiệu quả nguồn lực của hệ thống ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn nghiên cứu.

Fujii và các cộng sự (2014) sử dụng phương pháp phân tích phi tham số để nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn lực của hệ thống ngân hàng Ấn Độ thông qua hiệu quả kỹ thuật trong giai đoạn 2004 – 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về mức hiệu quả theo hình thức sở hữu của các ngân hàng. Theo đó, các ngân hàng nước ngoài có mức hiệu quả cao nhất và các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có mức hiệu quả thấp nhất. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích theo mô hình của BaRTLos và cộng sự (2012) với ba đầu vào: (i) chi phí nhân viên, (ii) tiền gửi, (iii) bất động sản sở hữu cùng với ba đầu ra tương ứng gồm: (i) tài sản có khả năng sinh lời; (ii) dư nợ khách hàng và (iii) nợ xấu.

Lê Dân (2004) sử dụng các phương pháp thống kê xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các NHTM trên địa bàn miền Trung để so sánh trong giai đoạn 1999 – 2002. Kết quả cho thấy hiệu suất khác nhau khi các phương pháp thống kê khác nhau được áp dụng. Vì vậy việc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau sẽ hạn chế được các điểm yếu của từng phương pháp để có được cái nhìn đa chiều về thị trường.

Nguyễn Việt Hùng (2008) đã điều tra tình hình hoạt động của 32 ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2001 đến 2005 bằng phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu này áp dụng kỹ thuật phân tích DEA và phân tích biên ngẫu nhiên để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả phân tích hiệu quả được sử dụng để phân tích hồi quy Tobit nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Ngân hàng là hệ thống phức tạp và trong nghiên cứu này coi ngân hàng thương mại là trung gian tài chính để xem xét hiệu quả hoạt động trong cuộc khảo sát. Điều này bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập hoạt động và nhiều hơn nữa là thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. Ngân hàng thương mại cần sử dụng nguồn nhân lực - chi phí lao động, nguồn lực vật chất - quy mô tài sản cố định mà ngân hàng sử dụng và cuối cùng là nguồn lực tài chính - nguồn bơm, bao gồm vốn ngân hàng huy động từ khách hàng để tạo ra doanh thu hiện có. Nghiên cứu này áp dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) với hồi quy Tobit để đánh giá việc sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam và các yếu tố tác động

22

đến hiệu quả trong giai đoạn nghiên cứu. Để tăng tính tính tin cậy trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng, đề tài nghiên cứu và áp dụng phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tài chính bên cạnh phương pháp DEA và Tobit để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, nghiên cứu đã đưa ra những trao đổi và thảo luận cơ bản về ngân hàng thương mại, nguồn lực của ngân hàng thương mại và hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu này cũng đề cập đến các nghiên cứu liên quan nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố chủ quan của NHTM và các yếu tố khách quan của nền kinh tế có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của NHM. Ngoài ra, nghiên cứu còn đưa ra các góc nhìn khác nhau về tăng trưởng kinh tế, các mô hình tăng trưởng và các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy mối quan hệ giữa sự phát triển của khu vực tài chính nói chung và sự phát triển của hoạt động kinh doanh ngân hàng, đặc biệt là đối với tăng trưởng kinh tế của đất nước.

24

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại tại việt nam qua mô hình hồi quy tobit (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)