CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại
Các hoạt động thương mại, quan hệ thương mại giữa các nước bao giờ cũng diễn ra trong môi trường luật pháp và thể chế nhất định. Luật pháp và quan hệ thương mại có mối quan hệ rất chặt chẽ. Luật pháp gồm luật thành văn và luật bất thành văn. Luật thành văn là các đạo luật do nhà nước ban hành, các đạo luật này nằm trong các ấn bản luật thành văn. Luật bất thành văn được tạo ra bởi các phong tục tập quán của con người.
Chúng chi phối các hoạt động thương mại trong nước và cả ở phạm vi buôn bán quốc tế.
Một mặt, thương mại chịu sự chi phối của luật pháp và các luật lệ do xã hội quy định. Mặt khác, thương mại cũng có tác động mạnh mẽ trở lại tới luật pháp. Pháp luật nói chung và pháp luật thương mại nói riêng là một khung các nguyên tắc và luật lệ do xã hội quy định được Nhà nước ban hành để điều tiết các hành vi và các thành viên của nó trong đó có các hoạt động buôn bán, thương mại và các mối quan hệ thương mại. Các hoạt động thương mại và việc hình thành các quan hệ thương mại không ngừng vận động và phát triển vì thế luật pháp cũng phải không ngừng phát triển và hoàn thiện như là kết quả của những thay đổi các chuẩn mực và các giá trị của xã hội. Sự phát triển quan hệ thương mại giữa các quốc gia trong từng khu vực kinh tế và ở phạm vi toàn cầu đang hình thành nên một hệ thống đa dạng những định chế, những luật lệ thương mại mới ở phạm vi toàn cầu, khu vực cũng như đối với các quốc gia để điều chỉnh những mối quan hệ thương mại ngày càng đa dạng, phức tạp và biến đổi không ngừng trong nền kinh tế thị trường của xã hội hiện đại.
4.2. Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là một nhân tố có tác động quan trọng trong quan hệ thương mại. Điều này được thể hiện trong tác động của FDI đến cán cân thương mại. Theo lý thuyết vòng đời sản phẩm quốc tế, FDI ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu. Lý thuyết này cho thấy, FDI vừa thay thế vừa bổ sung cho thương mại quốc tế. FDI làm giảm nhập nhập khẩu thành phẩm từ nước chủ đầu tư sang nước nhân đầu tư, tăng xuất khẩu cảu nước đầu tư sang
21
nước chủ đầu tưu và các nước trên thế giới. Lý thuyết về thương mại quốc tế và lưu động các yếu tố sản xuất cũng chỉ ra rằng vốn đầu tư có thể thay thế xuất nhập khẩu. Mô hình H-O-S của mundell cũng chỉ ra rằng có sự thay thế giữa dòng thương mại và dòng di chuyển các yếu tố sản xuất. Quan niệm vốn đầu tư có thể thay thế cho thương mại càng trở nên phổ biến hơn khi ngày nay, chính phủ các nước đang có chính sách thắt chặt nhập khẩu. Do đó, cách thực hiện mở nhà máy tại nước sở tại mà một giải pháp đáng được chú ý.
4.3. Kinh tế - Chính trị
Chính trị và quan hệ thương mại có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Đặc trưng nổi bật về chính trị thể hiện ở định hướng chính trị mà mỗi chế độ chính trị nhằm đạt tới. Sự ổn định chính trị là điều kiện hết sức quan trọng trong sự phát triển thương mại, nó tạo ra môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về đầu tư, về quyền sở hữu các tài sản... Đó là điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thương mại và quan hệ thương mại phát triển. Ngược lại, sự thịnh vượng trong thương mại, đa dạng hóa trong quan hệ thương mại là yếu tố quan trọng đưa lại sự thịnh vượng kinh tế cho các quốc gia, các khu vực kinh tế. Do vậy, đây là yếu tố tác động quan trọng đến sự ổn định chính trị. Vì suy cho đến cùng kinh tế quyết định chính trị. Hội nhập kinh tế thương mại quốc tế là quá trình mở rộng giao lưu kinh tế giữa nhiều quốc gia với các chế độ chính trị khác nhau.
Chính thương mại như một nhân tố quan trọng tác động liên kết lợi ích của các quốc gia.
Nhờ vậy mà mang lại những lợi ích to lớn cho sự chung sống hoà bình giữa các quốc gia có thể chế chính trị khác nhau thậm chí đối lập. Trên thế giới có rất nhiều các hiệp hội các nước có nền chính trị khác nhau nhưng cùng chung mục đích là phát triển kinh tế như:
ASEAN, APEC, NAFTA,…Thương mại là nhân tố tạo nên sự ổn định chính trị thế giới và khu vực. Tuy nhiên thương mại mà bản chất của nó là vì lợi nhuận luôn đi cùng với cạnh tranh khốc liệt, đó là những cuộc cạnh tranh không khoan nhượng giữa các quốc gia nên cũng là nguyên nhân trực tiếp hoặc sâu xa của nhiều mâu thuẫn và xung đột chính trị.
4.4. Khoảng cách địa lý - Văn hóa
Theo định nghĩa của UNESCO thì văn hóa được coi là “tổng thể những nét tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm
22
người trong xã hội, từ đó chi phối suy nghĩ và hành động của con người trong xã hội đó”.
Vì vậy, văn hóa mang nét đặc sắc của từng cộng đồng, từng dân tộc. Những rào cản văn hóa trong thương mại quốc tế được thể hiện dưới các khía cạnh chủ yếu là rào cản do sự khác biệt trong suy nghĩ, rào cản do sự khác biệt trong giao tiếp và rào cản do sự khác biệt về thói quen tiêu dùng.
Cách suy nghĩ có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, sản xuất và người tiêu dùng. Một trong những rào cản tư duy lớn nhất là sự khác biệt về tư duy kinh tế giữa các nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Các nước tư bản chủ nghĩa đặc biệt coi trọng yếu tố cá nhân, coi trọng thành công cá nhân, do đó khi doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại quốc tế thì lợi ích cá nhân được đặt trên lợi ích xã hội, khi làm việc với các doanh nghiệp này thì đối tác ít phải làm việc với các cơ quan nhà nước mà chủ yếu là do quyết định của chính doanh nghiệp đó. Ngược lại, ở các nước xã hội chủ nghĩa thì lợi ích công, lợi ích tập thể luôn được đặt lên hàng đầu, doanh nghiệp muốn xuất khẩu hay nhập khẩu còn tùy thuộc vào rất nhiều cơ quan quản lý cấp trên nên cũng gây không ít rắc rối, phiền hà cho các doanh nghiệp, tuy nhiên cách quản lý này cũng có những ưu điểm của nó, đó chính là tính ổn định, an toàn do có sự quản lý sát sao của Chính phủ và các Bộ, ngành.
Trong giao tiếp thì ngôn ngữ là vấn đề đề cập đến hàng đầu. Với tổng số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ thì ước tính trên thế giới, số ngôn ngữ được sử dụng cũng xấp xỉ chừng đó. Chính sự đa dạng về ngôn ngữ đã khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm của mình thâm nhập thị trường nước ngoài. Biết bao nhiêu doanh nghiệp đã phải đổ mồ hôi, công sức và rót không ít tiền của để tìm cho mình những tên gọi, khẩu hiệu đầy ý nghĩa và ấn tượng nhưng đôi khi chính những tên gọi, những khẩu hiệu này lại làm cho kế hoạch thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp bị phá sản.
Ngoài những bất lợi trong đàm phán kinh doanh, bất đồng về ngôn ngữ cũng làm cho sức tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường nước sở tại bị hạn chế, đặc biệt là trong giai đoạn ngành thương mại điện tử phát triển như hiện nay. Ngoài sự khác biệt về ngôn ngữ thì sự khác biệt về tập quán, thói quen cũng ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình tham gia thương mại của các doanh nghiệp.
23
Hiện nay trên thế giới, tiếng Anh được dùng rất phổ biến song không có nghĩa tất cả đều dùng tiếng Anh, đặc biệt là người Nhật Bản và Trung Quốc vẫn giữ tư tưởng khá cực đoan về tiếng mẹ đẻ. Do đó, rào cản ngôn ngữ vẫn đang và sẽ là một rào cản lớn phải tính đến trong hoạt động thương mại quốc tế. Các yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần khác nhau tạo nên sự khác biệt trong tiêu dùng, chưa kể sự khác biệt về tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán…
Khoảng cách địa lý là vấn đề đã được đề cập trong các nghiên cứu về thương mại quốc tế. Chen (2004) tính toán khoảng cách địa lý dựa trên kinh độ và vĩ độ của các thành phố chính của các quốc gia và vùng lãnh thổ, từ đó cho thấy khoảng cách địa lý làm giảm thương mại giữa các cặp quốc gia. Khoảng cách địa lý càng lớn càng gây ra nhiều vấn đề trong vận chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia như rủi ro trong vận tải và bảo hiểm hàng hóa, từ đó gia tăng chi phí. Ngoài ra, khi vận chuyển những hàng hóa có trọng lượng lớn trong điều kiện khoảng cách địa lý xa thì các vấn đề vận chuyển hàng hóa cần có bảo hiểm, điều này cũng làm tăng chi phí trong giao dịch thương mại giữa hai quốc gia có khoảng cách địa lý lớn. Các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp sẽ bị đội chi phí cao nếu khoảng cách vận chuyển xa. Do vậy, xuất khẩu có thể sẽ giảm.
Như vậy, khoảng cách địa lý trong thương mại sẽ liên quan đến rủi ro và chi phí.
Do đó, khoảng cách địa lý sẽ là một nhân tố quan trọng trong quan hệ thương mại.
4.5. Tỷ giá
Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia gọi là tỷ giá hối đoái hay tỷ giá.
Tỷ giá là nhân tố tác động trực tiếp đến quan hệ thương mại. Theo công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Giang, “nội tệ có trị giá càng cao thì xuất khẩu càng bị hạn chế, nhập khẩu càng được khuyến khích và ngược lại”. Cơ chế tác động của tỷ giá đối với xuất nhập khẩu (XNK) có thể diễn ra như sau: Khi phá giá đơn vị tiền tệ trong nước xuống, thì một số lượng đơn vị tiền tệ trong nước sẽ đổi được ít hơn đơn vị tiền tệ nước ngoài, so với trước đây. Hay nói ngược lại, với một đơn vị tiền tệ nước ngoài sẽ đổi được nhiều hơn đơn vị tiền tệ trong nước. Khi đồng nội tệ trở nên mất giá với đồng ngoại tệ,
24
muốn thu được cũng một số ngoại tệ như trước đây, người bán hàng (nhà xuất khẩu) nước ngoài – khi bán hàng vào nước có đồng tiền hạ giá - buộc phải bán với giá cao hơn. Việc nhà xuất khẩu nước ngoài phải nâng giá bán hàng lên là cần thiết, vì họ phải bù đắp mọi chi phí sản xuất hàng xuất khẩu - nếu họ cứ bán giá như trước đây thì họ sẽ lỗ lớn - tuy vậy việc nâng giá hàng nước ngoài, sẽ dẫn đến tình trạng hạn chế khối lượng nhập khẩu hàng hóa vào nước có đồng tiền hạ giá, vì hai lý do: Do khả năng cạnh tranh hàng hóa XNK của nước đó tăng lên. Có thể có sự chuyển hướng tiêu thụ hàng hóa trong nước để thay thế hàng nhập quá đắt đỏ. Trong khi đó việc phá giá đơn vị tiền tệ trong nước xuống, lại có xu hướng kích thích tăng khối lượng xuất khẩu hàng hóa từ nước có đồng tiền hạ giá sang các nước khác. Cũng theo cơ chế đó, khi nâng giá đồng tiền trong nước lên so với các ngoại tệ khác thì tác động sẽ ngược lại: Xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài bị hạn chế, khả năng cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu bị giảm sút, đồng thời giá cả hàng hóa nước ngoài nhập khẩu vào nước đó sẽ trở nên rẻ hơn, so với giá trong nước và từ đó khối lượng hàng hóa nhập khẩu sẽ có xu hướng tăng lên.
Như vây, tỷ giá biến động sẽ ảnh hưởng đến cả xuất khẩu và nhập khẩu. Khi đồng nội tệ giảm giá, xuất khẩu có xu hướng tăng, nhập khẩu giảm, cán cân thương mại của quốc gia sẽ được cải thiện hơn. Điều này sẽ tạo động lực phát triển quan hệ thương mại của quốc gia này.