Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại việt nam – trung quốc (Trang 30 - 35)

Chương 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT

2.2. Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc

Trong gần 30 năm qua, kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao, tổng kim ngạch thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đã tăng gấp hơn 2.220 lần, từ mức hơn 30 triệu USD năm 1991 lên tới 93,8 tỷ USD năm 2017. Đặc biệt, từ năm 2004, Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam và trong suốt thời gian từ đó đến nay, quan hệ thương mại Việt-Trung phát triển mạnh mẽ và liên tục, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân đạt 27,4%/năm, trong đó, nhập khẩu tăng trung bình 32,10%/năm và xuất khẩu tăng 21,20%/năm. Trong những năm gần đây, bất chấp nền kinh tế thế giới vẫn phải đối mặt vô vàn khó khăn và đà tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang chậm dần, đặc biệt gần đây là sự căng thẳng trong mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung quốc, nhưng quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.

BIỂU ĐỒ 1: Kim ngạch XNK của Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2017 Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Tổng cục hải quan, truy cập ngày 09/04/2019

2.94 3.03 3.68 5.02 7.5 9.13 10.63

16.36 20.82 21.84 27.33

35.72 41.09 49.9

58.5

66.62 71.86 93.79

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

31

Theo số liệu của tổng cục thống kế, tổng kim ngạch hai chiều của Việt Nam với Trung Quốc tăng từ 2,94 tỷ USD vào năm 2000, đã tăng lên mức 97,79 tỷ USD vào năm 2017. Trong vòng 18 năm, mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia đã phát triển mạnh mẽ với kim ngạch 2 chiều tăng gấp 32,6 lần. Trong cả giai đoạn, kim ngạch đều tăng ổn định thể hiện sự phát triển ổn định của mối quan hệ thương mại song phương. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của kim ngạch buôn bán hai chiều, chênh lệch tốc độ tăng giữa xuất và nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển theo hướng bất lợi cho Việt Nam, cán cân thương mại ngày càng nghiêng về hướng có lợi cho Trung Quốc.

BIỂU ĐỒ 2: Mức nhập siêu của Việt Nam với Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2017 Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kế, ngày 09/04/2019 Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, mức nhập siêu cũng tăng nhanh và ngày càng lớn, đặc biệt là từ năm 2007 đến nay. Các năm 2009 và 2010, nhập siêu từ Trung Quốc chiếm gần như toàn bộ giá trị nhập siêu của Việt Nam, các năm 2012, 2013 và 2014 thì không chỉ giá trị tuyệt đối rất lớn, mà nhập siêu từ Trung Quốc còn xay ra khi tổng cán cân ngoại thương cân bằng hoặc thậm chí xuất siêu. Đặc biệt, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc, tăng 12,5%, lên mức kỷ lục 32,4 tỷ USD ( năm 2014) (bảng 1). Đó là chỉ tính theo những thống kê chính thức của Việt Nam, còn nếu tính cả các con số phi chính thức, như buôn lậu,... hoặc nếu theo các thống kê của Trung Quốc, thì tỷ trọng hàng

0.14 -0.19 -0.64 -1.26 -1.7 -2.67

-4.15

-9.06

-11.12 -11.04

-12.71 -13.46 -16.31

-23.7 -28.9

-32.42 -27.58

-22.82

-35 -30 -25 -20 -15 -10 -5 0 5

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

32

nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc còn cao hơn và lên đến gần 50% tổng kim ngạch nhập khẩu. Như vậy, có thể nói, một nền kinh tế với quy mô chỉ chừng 200 tỷ USD mà giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu với Trung Quốc lại lên đến mức xấp xỉ 70 tỷ USD (tức là chừng 1/3 GDP, theo thống kờ của Việt Nam) hoặc xấp xỉ 100 tỉ USD (tức chừng gần ẵ GDP) xem ra Việt Nam đã trở thành “một bộ phận không thể tách rời” của nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam trên thực tế đang trở thành “sân nhà” cho các sản phẩm “Made in China”. Có thể nói, cùng với thời gian, vấn đề này đang trở thành một mối lo thực sự khi mức độ phụ thuộc của thương mại Việt Nam đối với Trung Quốc đang ngày càng lớn hơn.

2.2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 2.2.2.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu

Trung Quốc là quốc gia láng giềng của Việt Nam, có chung đường biên giới và đường bộ. Không chỉ thuận tiện về giao nhận (có thể qua đường bộ, đường sắt, đường biển), Trung Quốc còn có nhiều điểm tương đồng trong văn hóa với nước ta. Do đó, Trung Quốc là đối tác xuất khẩu mà các công ty Việt Nam hướng tới. Năm 2018, Trung Quốc là đối tác xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam (chỉ sau EU), với kim ngạch xuất khẩu là 41, 27 tỷ USD. Trong đó, mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất là Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên. Mặt hàng chiếm 53,2% tổng các sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là sản phẩm chủ lực của Việt Nam trong những năm gần đây khi với tỷ trọng xuất khẩu của nhóm sản phẩm vào năm 2017 và năm 2016 lần lượt là 45,3% và 34,9%. Như vậy, đây là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc. Mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất là Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), các sản phẩm này chiếm tỷ trọng 26,5% trong cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhìn vào cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất đi trên toàn thế giới, có thể thấy, đây cũng là nhóm hàng chủ đạo trong xuất khẩu của Việt Nam

33

với tỷ trọng 39,1% vào năm 2018 và 35% vào năm 2017. Các nhóm sản phẩm khác có tỷ trọng thấp hơn nhiều so với nhóm sản phẩm chủ lực này. Các sản phẩm chiếm phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu là Bông; Giầy, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên; Dụng cụ, thiết bị và máy quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra độ chính xác, y tế hoặc phẫu thuật, các bộ phận và phụ tùng của chúng;

Tuy nhiên, các sản phẩm này chỉ chiếm tỷ trọng 3% - 4% trong cơ cơ cấu xuất khẩu.

BIỂU ĐỒ 3: Cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2018

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ trang trademap.org truy cập ngày 14/04/2019 Như vậy, có thể thấy, nhóm sản phẩm Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên là nhóm sản phẩm chủ lực trong cơ cấu sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Các nhóm sản phẩm khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu này.

53%

4%

3% 3%

2% 2%

33%

Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên

Bông

Giầy, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự; các bộ phận của các sản phẩm trên

Dụng cụ, thiết bị và máy quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra độ chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ tùng của chúng

Lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, máy và trang thiết bị cơ khí; các bộ phận của chúng

Cao su và các sản phẩm bằng cao su

Các sản phẩm khác

34 2.2.2.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu

Trung Quốc là đối tác nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu năm 2018 là 65,44 tỷ USD (Theo tổng cục thống kê). Các sản phẩm trong cơ cấu hàng nhập khẩu rất phong phú.

BIỂU ĐỒ 4: Cơ cấu hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2018

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ trademap.org, truy cập ngày 14/04/2019 Nhóm mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc là Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên, nhóm sản phẩm này chiếm tới 27,7% trong tổng kim ngạch Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc.

Nhìn từ số liệu của các năm trước, có thể thấy đây là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nhập khẩu trong những năm gần đây (19,7% vào năm 2016 và 26,7% vào năm 2017). Trong đó, nhóm sản phẩm Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu

28%

10%

4% 6%

3% 3%

3% 3%

2%

38%

Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên Lò phản ứng hạt nhân; các bộ phận chứa nhiên liệu (cartridges), không bị bức xạ, dùng cho các lò phản ứng hạt nhân; máy và thiết bị để tách chất đồng vị.

Sắt và thép

Vải có tạo vòng lông, kể cả các loại vải “vòng lông dài” và vải khăn lông, dệt kim hoặc móc

Plastic và các sản phẩm bằng plastic

Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc

Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được

Dụng cụ, thiết bị và máy quang học, nhiếp ảnh, điện ảnh, đo lường, kiểm tra độ chính xác, y tế hoặc phẫu thuật; các bộ phận và phụ tùng của chúng

Sợi filament nhân tạo; sợi dạng dải và các dạng tương tự từ nguyên liệu dệt nhân tạo

Các sản phẩm khác

35

khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng) là nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất, với tỷ trọng cao nhất trong các năm gần đây, 9,8% trong năm 2018 và 10,9% vào năm 2017.

Trong cả hai cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu, nhóm sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao nhất.

Nguyên nhân chính là Việt Nam tuy xuất khẩu các sản phẩm nhưng vẫn nhập khẩu các phụ kiện từ Trung Quốc. Các sản phẩm Lò phản ứng hạt nhân; các bộ phận chứa nhiên liệu (cartridges), không bị bức xạ, dùng cho các lò phản ứng hạt nhân; máy và thiết bị để tách chất đồng vị cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu, với tỷ trọng 10% vào năm 2018, và 10,2 % vào năm 2017. Các sản phẩm cũng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu này là Sắt và thép; Vải có tạo vòng lông, kể cả các loại vải “vòng lông dài” và vải khăn lông, dệt kim hoặc móc với tỷ trọng lần lượt là 4,3% và 3,6% vào năm 2018. Các sản phẩm này là những sản phẩm là nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp trong nước.

Như vậy, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc Máy điện và thiết bị điện và các bộ phận của chúng; máy ghi và tái tạo âm thanh, máy ghi và tái tạo hình ảnh và âm thanh truyền hình, bộ phận và phụ tùng của các loại máy trên, nhóm sản phẩm này; Lò phản ứng hạt nhân; các bộ phận chứa nhiên liệu (cartridges), không bị bức xạ, dùng cho các lò phản ứng hạt nhân; máy và thiết bị để tách chất đồng vị. Có thể thấy, các sản phẩm Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu phục vụ cho ngành xuất khẩu nước nhà.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại việt nam – trung quốc (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)