Tình trạng quan hệ ngoại giao trên thế giới

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại việt nam – trung quốc (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI

5. Tình trạng quan hệ ngoại giao trên thế giới

Trong bối cảnh xu hướng liên kết kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhất là ở châu Âu với việc EU đẩy mạnh liên kết nội khối và châu Mỹ với sự ra đời của Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) gồm Mỹ, Canada và Mexico, lo ngại rằng các đối tác thương mại chủ yếu của mình chỉ tập trung vào các thị trường trong nước và gia tăng các hình thức bảo hộ thương mại, những nước có đặc điểm kinh tế phụ thuộc nhiều vào thị trường bên ngoài là Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nêu sáng kiến thành lập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với mục đích thực hiện đối thoại chính sách nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của chủ nghĩa cô lập khu vực và thúc đẩy quá trình tự do hoá thương mại, làm động lực/đầu tầu thúc đẩy đàm phán trong GATT/WTO. Tháng

25

11/1989, các Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại của 12 nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là Australia, Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Indonesia, Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan, và New Zealand đã nhóm họp ở thủ đô Canberra (Australia), thành lập ra APEC. Tháng 11/1991, APEC kết nạp thêm Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan, tháng 11/1994 kết nạp thêm Chile, Mexico và Papua New Guinea. Việt Nam, Nga và Peru trở thành thành viên chính thức của APEC vào tháng 11/1998, nâng tổng số thành viên lên 21 nền kinh tế, chiếm khoảng 52% diện tích lãnh thổ, 59% dân số, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới và đóng góp khoảng 57% GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại thế giới.

APEC bao gồm cả hai khu vực kinh tế mạnh và năng động nhất thế giới: khu vực Đông Á và khu vực Bắc Mỹ (gồm Mỹ, Canada và Mexico) với những nét đặc thù và vô cùng đa dạng về chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa. Chỉ trong mười năm đầu tồn tại và phát triển, các nền kinh tế thành viên APEC đã đóng góp gần 70% cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế toàn cầu. Nội dung hoạt động xoay quanh 3 trụ cột chính là tự do hoá thương mại và đầu tư, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, và hợp tác kinh tế kỹ thuật với các chương trình hành động tập thể (CAP) và chương trình hành động quốc gia (IAP) của từng thành viên. Nói cách khác, mục tiêu của APEC không phải là để xây dựng một khối thương mại, một liên minh quan thuế hay một khu vực mậu dịch tự do như kiểu EU, NAFTA hay AFTA, mà là một diễn đàn kinh tế mở, nhằm xúc tiến các biện pháp kinh tế, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện trong khi thực sự mở cửa đối với tất cả các nước và khu vực khác.

Gần ba thập kỉ hình thành và phát triển, Diễn đàn APEC là một cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực và trên thế giới, dẫn dắt tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc vì hòa bình và phát triển. Ngày nay, APEC vẫn kiên trì theo đuổi mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư trong khu vực, thể hiện cụ thể qua nỗ lực đạt được mục tiêu Bogor vào năm 2020. Theo

“Báo cáo đánh giá giữa kỳ về tiến độ thực hiện mục tiêu Bogor” được APEC công bố năm 2016, mức độ tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường hiện nay của APEC đã vượt xa rất nhiều so với thời điểm mục tiêu Bogor được đưa ra. Bên cạnh đó, khi

26

APEC đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về loại bỏ hàng rào thuế quan và thuận lợi hoá thương mại, các thành viên cũng tập trung thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo, bao trùm, trong đó giải quyết các vấn đề “sau biên giới” như cải cách cơ cấu, thuận lợi hóa kinh doanh; thúc đẩy tinh thần kinh doanh, khởi nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường năng lực cạnh tranh, sáng tạo trong kỷ nguyên số; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; và đẩy mạnh hợp tác để giải quyết các thách thức phi kinh tế đang nổi lên như chống khủng bố, an ninh lương thực, nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, làn sóng bảo hộ, phản toàn cầu hoá, và chủ nghĩa dân tuý dâng cao ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, thương mại tăng trưởng chậm lại sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đòi hỏi APEC phải có những điều chỉnh phù hợp với xu thế hiện nay và xây dựng tầm nhìn hợp tác của APEC sau năm 2020 khi mục tiêu Bogor đã đạt được.

5.2. Khu vực Nam Mỹ

Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) ra đời cách đây gần 30 năm (ngày 26- 3-1991), ban đầu gồm bốn nước Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay, với mục đích xóa bỏ mọi hàng rào thuế quan, tạo một khu vực buôn bán tự do, thúc đẩy phát triển kinh tế các nước thành viên, nhằm đối phó các tác động tiêu cực và mặt trái của xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Venezuela là thành viên thứ năm của khối, đánh dấu bước phát triển mới của MERCOSUR nói riêng và tiến trình liên kết, hợp tác khu vực Mỹ La- tinh nói chung. Sau khi xoá bỏ thuế quan cho 90% số hàng hóa buôn bán qua lại nội bộ khối và áp dụng mức thuế quan thống nhất cho 85% số mặt hàng nhập từ nước thứ ba, MERCOSUR thật sự trở thành một liên minh thuế quan từ tháng 1-1995. MERCOSUR ký Hiệp định mậu dịch tự do với Chile tháng 6-1996, Bolivia tháng 3-1997 và trở thành khối liên kết kinh tế lớn thứ ba thế giới sau EU và NAFTA (Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ, gồm Mỹ, Canada và Mexico).

Cuối những năm 90, MERCOSUR chiếm 59% diện tích địa lý, 62% số dân, 70%

GDP, 67% kim ngạch ngoại thương và sản phẩm công nghiệp khu vực Nam Mỹ. Trong thời gian từ năm 1990 đến 1997, tổng kim ngạch buôn bán nội bộ khối tăng bình quân

27

22%/năm, từ 4,1 tỷ USD lên 20,8 tỷ USD; đầu tư nước ngoài tăng trung bình 33%/năm và kim ngạch ngoại thương tăng từ 9 lên 25%. Cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của Argentina (1998 - 2002) đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế các nước thành viên khác như Brazil, Paraguay và hoạt động thương mại, đầu tư vào khu vực MERCOSUR.

Từ năm 2003 đến nay, các chính sách kinh tế và xã hội của các đảng cánh tả nắm quyền ở Argentina, Brazil và Uruguay đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của MERCOSUR. Các nhà lãnh đạo cánh tả đều khẳng định quyết tâm củng cố và thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các nước thành viên của khối này. MERCOSUR đang xúc tiến các vòng đàm phán tiến tới thống nhất tổ chức này với Cộng đồng các quốc gia An-đết (CAN) thành thị trường chung Nam Mỹ. Nhiều nước trong khu vực như Mexico, Cuba...

bày tỏ mong muốn được gia nhập MERCOSUR.

Việc Venezuela, nước sản xuất dầu lớn thứ tám, xuất khẩu dầu đứng thứ năm thế giới và có nền kinh tế đứng thứ ba ở Nam Mỹ chỉ sau Brazil và Argentina chính thức gia nhập MERCOSUR tạo thêm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nội khối cũng như mối liên kết, hợp tác kinh tế với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Tổng thống Venezuela H.Chaves cho rằng, đây là bước khởi đầu để tiến tới thiết lập một khu vực Nam Mỹ thống nhất và tự do. Có thêm Venezuela, MERCOSUR trở thành một thị trường khu vực đầy tiềm năng với gần 260 triệu người tiêu dùng, tổng sản phẩm quốc nội đạt hơn một tỷ USD, tương đương 75% tổng giá trị sản phẩm khu vực Nam Mỹ và thương mại nội khối sẽ đạt khoảng 300 tỷ USD/năm.

Bất chấp những thăng trầm chóng mặt trong gần 3 thập niên tồn tại, khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) giờ đây đã trở thành một tổ chức chính trị và kinh tế khu vực với tầm quan trọng không thể bàn cãi. Tuy nhiên, Mercosur vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra ban đầu là một khu vực chung về thuế quan, một thị trường chung đúng nghĩa, cùng với khoảng cách kinh tế ngày càng lớn giữa các nước thành viên và một sự đoàn kết chính trị ở mức tương đối.

28

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại việt nam – trung quốc (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)