2.3. Đánh giá thực trạng
2.3.1. Đánh giá Thực trạng
Trên Thế giới
48
Như đã nói trong thời kì công nghệ hiện đại hiện nay Mobile Banking là chìa khóa giúp nền kinh tế tăng trưởng và phát triển. Ngân hàng di động giúp các nước có nền kinh tế vững mạnh càng trở nên vững mạnh hơn, còn đối với các nước đang phát triển và kém phát triển sẽ tạo tiền đề tạo cơ sở để từng bước đi lên trở thành nước phát triển và đang phát triển. Cụ thể
Tại Kenya Mặc dù ngân hàng di động đang chiếm ưu thế ở nhiều quốc gia châu Phi nhưng Kenya vẫn là quốc gia dẫn đầu về lĩnh vực thích ứng trên thiết bị di động cũng như thể hiện rõ nhất quả quả khi áp dụng ngân hàng di động. Thể hiên qua, vào năm 2021, khoảng 80% người dân không có tài khoản ngân hàng, điều này được biến đổi nhờ sự ra đời của ngân hàng di động, từng bước phát triển đến năm 2014, tài khoản tài chính tại quốc gia này tăng 75%, đến năm 2019 tăng lên khoảng hơn 80% và con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng. Góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế lên, đạt trung bình 5,7% vào năm 2019. Ngoài ra ngân hàng di động còn cho phép người dân Kenya gửi và nhận tiền dễ dàng, tiết kiệm tiền và đăng ký các khoản vay. Điều giúp ngân hàng di động thành công tại Kenya là do chi phí cực kỳ thấp và người dùng dễ dàng tiếp cận sử dụng, cụ thể sau khi cơ sở hạ tầng được cải tạo, tất cả những gì cần thiết là một chiếc điện thoại nắp gập cũ mà không cần phải có một chiếc điện thoại thông minh và một thẻ SIM ngân hàng, những sản phẩm này tương đối dễ có và không tốn kém, ngay cả ở những quốc gia có ít tài nguyên. Kenya đã áp dụng công nghệ này nhanh hơn bất kỳ quốc gia châu Phi nào khác. Sự chấp nhận nhanh chóng này được thúc đẩy bởi phát minh của M-Pesa, được tạo ra vào năm 2007 bởi Safaricom, nhà cung cấp dịch vụ di động hàng đầu của Kenya.
Tại Ấn Độ đã có bước nhảy vọt từ không có điện thoại cố định sang điện thoại không dây mới nhất. Cuộc cách mạng đó khiến Ấn Độ đi tắt đón đầu từ ngân hàng truyền thống sang ngân hàng không dây cho đại chúng, mô hình này cũng tương tự ở các nước nghèo khác. Chuyển tiền di động ở Châu Phi, M-Pesa, là một trường hợp điển hình. Có vẻ như ngược lại, rằng các nước nghèo có thể đi trước các nước đang phát triển trong lĩnh vực ngân hàng di động. Câu chuyện về một trong những đổi mới như vậy, Dịch vụ thanh toán di động liên ngân hàng (IMPS) của NPCI, cho thấy Ấn Độ đã tiến xa như thế nào
49
với công nghệ nào. Trước đó, theo báo cáo Findex toàn cầu năm 2017 của Ngân hàng thế giới, được biết đến là quốc gia có số lượng dân số không sử dụng ngân hàng lớn thứ hai chỉ đứng sau Trung quốc, với khoảng 190 triệu người dân không có quyền tiếp cận vì thách thức của khả năng tiếp cận và khả năng chi trả. Không có quyền truy cập vào ngân hàng thì đồng nghĩa không có quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng, khiến cho việc tiết kiệm và bảo vệ tiền không chỉ trở nên khó khăn và còn gần như không thể tiếp cận được các khoản vay. Cũng tại năm này, 48% ngân hàng tại Ấn Độ không hoạt động, mặc dù một số lượng lớn người dân không có tài khoảng ngân hàng nhưng trong số đó hơn 50%
người có điện thoại di động. Đối với những người có thu nhập thấp ở Ấn Độ, hầu hết các giao dịch tài chính diễn ra bằng tiền mặt, một phương thức không có lợi cho tăng trưởng kinh tế. Mặc dù ngân hàng di động là công cụ tiềm năng giúp Ấn Độ đạt được sự hòa nhập tài chính, nhưng sự tăng trưởng và chấp nhận của ngân hàng di động như một kênh tiếp cận dịch vụ ngân hàng chưa đạt được kỳ vọng nguyên nhân do mức độ nhận thức và chấp nhận thấp, các ngân hàng không có khả năng kết nối số điện thoại di động với số tài khoản, thiết bị cầm tay không tương thích, thiếu sự hợp tác giữa ngân hàng và nhà khai thác di động, không có các kênh USSD (Unstructured Supplementary Service Data - Dữ liệu dịch vụ bổ sung không có cấu trúc) cho ngân hàng di động và Cơ quan quản lý Ấn Độ chỉ cho phép một mô hình ngân hàng di động do ngân hàng lãnh đạo, chỉ những ngân hàng có sự hiện diện thực tế tại quốc gia mới được phép cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó mặc dù các quy định đã được nới lỏng nhưng những giao dịch có giá trị thấp, sự thiếu ưu tiên giữa các ngân hàng và mù chữ về tài chính đang cản trở việc áp dụng ngân hàng di động ở các vùng nông thôn Ấn Độ. Vì vậy, khi ngân hàng kết hợp với nhà cung cấp viễn thông tận dụng ưu thế có tốc độ dữ liệu di động rẻ nhất thế giới tạo ra ngân hàng di động sẽ giúp Ấn Độ cải thiện hòa nhập tài chính, tăng khả năng tiếp cận ngân hàng như những người có thu nhập thấp có thể nhận được thu nhập của mình thông qua việc gửi tiền trực tiếp và thanh toán hóa đơn trực tiếp từ tài khoản thông qua điện thoại của mình. Việc này cũng thúc đẩy tiết kiệm và cũng cho phép người dân theo dõi thói quen tài chính, tạo ra một hệ thống dễ dàng hơn cho người có thu nhập thấp tích lũy tín dụng và đủ điều kiện
50
vay. Và ngân hàng di động sẽ càng phát triển nếu như Internet trở nên dễ tiếp cận ở Ấn Độ.
Trái ngược với Kenya hay Ân độ, tại Indonesia tỷ lệ sử dụng ngân hàng thấp hơn hẳn. Cụ thể có khoảng 20% người dân Indonesia hiện có tài khoản ngân hàng, nhưng gần 40% dân số có đăng ký di động, cho thấy ngân hàng di động có tiềm năng phát triển rất lớn tại nước này này. Vào năm 2020, tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân của dịch vụ ngân hàng di động ở Indonesia tăng do khả năng thâm nhập di động cao, tỷ lệ ngân hàng thấp và gần đây không có khả năng hoạt động của các ngân hàng truyền thống do đại dịch COVID 19. Bất chấp nhiều thách thức và thảm kịch COVID-19 đã gây ra, nó có thể là động lực cho một cuộc cách mạng di động ở Indonesia
M-Pesa của Châu Phi và NPCI’s IMPS của Ấn Độ có khả năng cách mạng hóa và dân chủ hóa trong việc chuyển tiền / thanh toán dựa trên thiết bị di động. Những cải tiến này có thể chuyển tiền không giới hạn thời gian và địa điểm, do đó tiết kiệm chi phí vận chuyển. Ví dụ, hóa đơn tiền điện có thể được thanh toán tại nhà thay vì phải mang tiền mặt đến văn phòng ở xa và xếp hàng dài chờ đợi. Ngân hàng di động rẻ hơn, nhanh hơn, đáng tin cậy hơn và an toàn hơn. Nó có thể biến hàng triệu "người không tiêu dùng" dịch vụ tài chính ở các nước đang phát triển thành người tiêu dùng và hầu hết người nghèo trên thế giới sẽ được hưởng lợi.
Theo Anyasi và Otubu (2009) ngân hàng di động đã được chấp nhận ở Nigeria như một phương tiện được ưa thích để tiếp cận các dịch vụ tài chính có hoặc không có quyền truy cập vào các ngân hàng truyền thống, nó cũng là một cách để giảm chi phí chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác. Đồng thời, sự hòa nhập tài chính có thể được cải thiện bằng cách đưa những người không có tài khoản ngân hàng vào hệ thống tài chính chính thức. Mười năm trước, kết quả nghiên cứu của Oni et al. (2010) chỉ ra rằng hệ thống ngân hàng điện tử của Nigeria được khách hàng áp dụng rộng rãi và ưa chuộng vì tính tiện lợi, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian và phù hợp với các giao dịch tài chính. Tuy nhiên, người dùng lo ngại về an ninh mạng, đặc biệt là quyền riêng tư của giao dịch.
51
Sự sẵn có của mạng 3G và 4G khiến ngân hàng di động trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với Oman. Bên cạnh sự phát triển của công nghệ thông tin di động, ngành ngân hàng đã cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm và dịch vụ thông qua các kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng di động, cũng như chú trọng hơn đến tính dễ sử dụng và tính tương tác đã tạo động lực lớn hơn cho dịch vụ ngân hàng di động. Ngoài ra, sự tiến bộ của công nghệ điện thoại thông minh đã thu hút sự chú ý của ngành ngân hàng và viễn thông, những người đang ngày càng hợp tác để tăng cường ngân hàng di động
Nhìn chung ngân hàng di động phát triển nhất vẫn tại Kenya, khi ứng dụng giúp Kenya mở rộng được tài khoản tài chính, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, cho phép người dân gửi nhận tiền dễ dàng, tiết kiệm tiền và đăng ký các khoản vay. Điều giúp ngân hàng di động thành công là do chi phí thấp, dễ tiếp cận và sử dụng. Ứng dụng ngân hàng di động giúp cải thiện hòa nhập tài chính cải thiện bằng cách đưa những người không có tài khoản ngân hàng vào hệ thống tài chính chính thức tăng khả năng tiếp cận ngân hàng, giảm chi phí chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác.
Tại Việt Nam
Tại thị trường Việt Nam đã cho thấy những tiến triển lớn trong việc phát triển hệ thống Mobile Banking trong thời gian qua:
Giao dịch không dùng tiền mặt đã tăng một cách đáng kể là 75,2% trong 9 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước nhờ vào thói quen mua sắm trực tuyến tăng trưởng theo cấp số nhân bởi ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 (Theo Vietnamnet.vn).
“Số liệu thống kê từ Ngân hàng nhà nước còn chỉ ra rằng có tới 94% tổ chức tín dụng (TCTD) đang triển khai và xây dựng đẩy mạnh chiến lược chuyển đổi số. Đến tháng 8/2020, đã có 75 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai dịch vụ thanh toán qua internet và 45 tổ chức thực hiện qua Mobile banking. Tính đến cuối tháng 8/2020, số tài khoản cá nhân đạt 95,6 triệu, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016; Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh Internet đạt 282,4 triệu giao dịch với 17,4 triệu tỷ đồng (tăng 262,5%
52
và 353,1% so với cùng kỳ năm 2016); Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động đạt 682,3 triệu giao dịch với gần 7,2 triệu tỷ đồng (tăng 980,9% và 793,6% so với cùng kỳ năm 2016). Sự gia tăng mạnh mẽ của lượng tài khoản cá nhân và khối lượng giao dịch đã phản ánh một cách chính xác và rõ ràng về tầm phát triển của Mobile banking, từng bước từng bước mở rộng quy mô, tiếp cận nhanh chóng tới tối đa lượng người dùng, minh chứng là Việt Nam hiện đã có khoảng 30 triệu người sử dụng hệ thống thanh toán ngân hàng qua internet mỗi ngày. Tốc độ tăng trưởng về lượng giao dịch trên mobile banking tại Việt Nam là 200%. Giá trị giao dịch tiền với riêng kênh điện thoại di động hiện đạt khoảng 300 nghìn tỷ đồng/ngày.”
Việt Nam hiện cũng là quốc gia đứng vị trí thứ ba trong khu vực Đông Nam Á về số lượt truy cập vào các ứng dụng mua sắm online nói riêng và thao tác giao dịch trên hệ thống Mobile banking nói chung trong quý II/2020, với vị thế dẫn đầu về nền kinh tế số Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 43 tỷ USD vào năm 2025 (Phạm Quang Minh, Mambu Việt Nam). Bên cạnh lợi ích được cho là yếu tố quan trọng nhất - tiết kiệm chi phí, Mobile Banking còn được đánh giá là giúp người tiêu dùng tiết kiệm được một quỹ thời gian đáng kể trong hoạt động đời sống hằng ngày khi mà cuộc sống ngày càng hiện đại hoá, việc tối ưu quỹ thời gian của mỗi người là rất cần thiết và họ sẵn sàng đón nhận những tiện ích mang lại cao nhất cho bản thân mình. Đó cũng chính là những yếu tố được cho đem lại thành công phát triển cho dịch vụ Mobile banking hiện nay.
Giới trẻ hiện nay cụ thể là thế hệ Genz luôn hướng đến những trải nghiệm với hệ sinh thái mang tính đồng bộ cao, đầy đủ, tiết kiệm và đòi hỏi tiện ích nhất. Chính vì vậy, tại Việt Nam các ngân hàng đã luôn thực sự nỗ lực, không ngừng sáng tạo và tập trung phát triển tối ưu hoá vào Mobile Banking mang lại trải nghiệm tốt nhất khi tích hợp nhiều tiện ích trong một ứng dụng với đa dạng các lĩnh vực khác nhau, từ các dịch vụ tài chính cơ bản đến nhu cầu thanh toán hóa đơn, mua sắm nhỏ lẻ, phục vụ tối thiểu nhất những nhu cầu nhỏ cá nhân. Theo nghiên cứu khảo sát, có đến 93,2% giới trẻ tại Việt Nam đã tiếp cận và sử dụng thành thạo Mobile Banking cho các nhu cầu dịch vụ cơ bản, đạt mức hài lòng trong thao tác sử dụng nhờ vào đặc tính đa dạng, dễ dàng thuận tiện thao tác ở
53
bất kỳ đâu. Điều này đã tạo động lực để lựa chọn Mobile Banking thay vì ra trực tiếp phòn giao dịch và đến các chi nhánh ngân hàng để thực hiện giao dịch hay kiểm tra tài khoản.
Bên cạnh đó, dựa trên sự phát triển và mức độ phủ sóng lớn của dịch vụ Mobile Banking trên toàn cầu, giữa những người tiêu dùng nói riêng và giữa các ngân hàng thương mại nội địa nói chung đã phần nào tác động đến tâm lý sử dụng của đại đa số bạn trẻ, khiến họ phải chạy theo xu hướng của thời đại số, tăng cường tìm hiểu và sử dụng đã đưa dịch vụ này vươn lên vị trí số 1 về độ nhận diện về tiện ích và mang lại doanh thu rất lớn trong toàn ngành lại tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với hình thức truyền thống.
Nhìn chung, mức độ phát triển của Mobile Banking tại Việt Nam đã qua thời kỳ tiếp cận ban đầu mà đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ trong những năm gần đây. Để đạt được điều này ngoài việc chính phủ đã đưa ra các chính sách khích lệ thanh toán không sử dụng tiền mặt và các ngân hàng thương mại nội địa đã liên tục không ngừng cải thiện và nâng cấp hệ thống thanh toán di động, tích hợp hệ sinh thái an toàn và tăng cường hợp tác mở rộng các đơn vị liên quan nhằm tăng cường cải thiện hệ thống đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bên cạnh đó cùng sự tin tưởng sử dụng của phần lớn người tiêu dùng là trẻ tuổi, có sự năng động và hiểu biết lớn, yêu thích công nghệ đã góp phần gia tăng sự phát triển mạnh của thị trường Mobile Banking nội địa so với thế giới, đưa thị trường ngành có đủ độ vững về nghiệp vụ và công nghệ để gia tăng thương hiệu cạnh tranh so với quốc tế.