Tình hình rủi ro thẻ thanh toán trên thế giới

Một phần của tài liệu Những giải pháp hạn chế rủi ro và phát triển trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam bidv (Trang 20 - 24)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THẺ THANH TOÁN VÀ RỦI RO HOẠT ĐỘNG

1.3. Tình hình rủi ro thẻ thanh toán trên thế giới

Vào ngày 18/09/2019, một bài báo đã được đăng tải về hành vi ăn cắp thông tin của khách hàng để làm giả thẻ ATM và rút tiền của một nhóm người Trung Quốc.

Hành vì ngày chỉ diễn ra chưa đầy một phút. Nhiều người dân đã không khỏi bất ngờ khi không hề giao dịch tại ngân hàng hay cây ATM nhưng tiền lại tự động bị trừ đi trong thẻ.

Tại Nhật Bản, một nhân viên thu ngân Yusuke Taniguchi đã sử dụng trí nhứ để lưu thông tin của hơn 1300 khách hàng,và sử dụng chúng để mua sắm qua mạng.

Nhân viên này đã nhớ số thẻ, ngày hết hạn và mã bảo mật rồi ghi chép lại nhằm dùng số tiền của khách hàng đó để mua sắm, chi trả chi phí sinh hoạt. Số tiền nhân viên này lấy lên đến hơn 60 triệu Việt Nam đồng và hiện đã bị cảnh sát rà soát, bắt giữ.

Ngoài những trường hợp gian lận, làm tăng rủi ro thẻ thanh toán trên thế giới thì cũng đã có nhiều quốc gia thực hiện cải tiến kỹ thuật. Châu Âu đã cho gắn thiết bị chống gian lận thẻ và làm giảm số lượng những vụ gian lận thẻ đi khá nhiều từ đó mà tổn thất cũng đã giảm đi. Mặc dù sự cố đọc trộm thẻ ATM ở châu Âu đang

giảm, nhưng các cuộc tấn công bùng nổ ở đó đang gia tăng, Hiệp hội giao dịch an toàn châu Âu đã báo cáo trong Bản cập nhật gian lận châu Âu lần thứ ba năm 2019.

Báo cáo này dựa trên thông tin cập nhật về tội phạm quốc gia của 16 quốc gia trong Khu vực thanh toán chung bằng đồng Euro (chủ yếu là các quốc gia sử dụng đồng euro) và bốn quốc gia không thuộc SEPA được đưa ra tại cuộc họp tổ chức ở London vào ngày 8 tháng 10.

13 quốc gia đã báo cáo việc đọc trộm thông tin thẻ tại các máy ATM. Ba trong số đó đã báo cáo việc sử dụng thiết bị deep-insert skimming tạm dịch là đọc trộm thẻ chèn sâu (hay còn được gọi là M3) và các biến thể gần đây nhất tiếp tục được làm bằng nhựa trong suốt. Các thiết bị M3 được đẩy sâu vào đầu đọc thẻ ATM , độ sâu của thẻ giả mạo được đưa vào đủ xa để tránh khỏi tín hệu làm nhiễu của máy chống gian lận.

Các thiệt hại liên quan đến đọc trộm thẻ quốc tế tính đến nay đã được báo cáo ở 41 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài SEPA và 4 quốc gia trong SEPA. Ba địa điểm hàng đầu mà những thiệt hại như vậy được báo cáo vẫn là Indonesia, Ấn Độ và Hoa Kỳ.

Năm quốc gia đã báo cáo phần mềm độc hại ATM và các cuộc tấn công logic - một trong số đó đã báo cáo rằng có một cách mới để đưa phần mềm độc hại vào máy ATM, cách này tuy nhiên không thành công và bốn quốc gia khác đã báo cáo việc sử dụng (hoặc cố gắng sử dụng) thiết bị hộp đen để cho phép rút tiền mặt trái phép, cuộc tấn công này thường xảy ra và còn được gọi với cái tên là Jackpotting.

Bốn quốc gia đã báo cáo các cuộc tấn công bẫy thẻ. Các cuộc tấn công như vậy liên quan đến các thiết bị vừa với khe chấp nhận thẻ và bao gồm một cái bẫy lò xo có lưỡi dao cạo để ngăn thẻ của khách hàng bị đẩy ra khỏi máy ATM khi giao dịch hoàn tất. Báo cáo cho biết một trong những quốc gia đã báo cáo các cuộc tấn công bẫy thẻ tại các thiết bị đầu cuối giả mạo, được thiết kế giống với thiết bị mở cửa sảnh tại các chi nhánh ngân hàng.

Các cuộc đột kích bằng Ram - nơi những tên trộm thường sử dụng xe hạng nặng để đập phá máy ATM - và các vụ trộm ATM đã được 9 quốc gia báo cáo và 12

quốc gia báo cáo các vụ tấn công bằng khí nổ. Sau một cuộc tấn công bùng nổ, thiệt hại tài sản thế chấp hơn 200.000 euro (221.000 đô la) đã được báo cáo.

Sáu quốc gia đã báo cáo các cuộc tấn công bằng chất nổ rắn. Đáng lo ngại là việc sử dụng hóa chất triacetone triperoxide đang gia tăng trên khắp châu Âu. Trộn TATP rất dễ bay hơi - còn được gọi là "Mẹ của Satan" - là một quy trình phức tạp đòi hỏi kiến thức về các hóa chất để tránh vô tình phát nổ.

EAST cho biết sự lây lan của các cuộc tấn công như vậy là rất đáng lo ngại do rủi ro đến tính mạng và số lượng thiệt hại đáng kể đối với thiết bị và tòa nhà.

Được thành lập vào tháng 2 năm 2004, với tư cách là Nhóm An ninh ATM Châu Âu, EAST đã trở thành Hiệp hội Châu Âu về Giao dịch An toàn vào tháng 6 năm 2017.

1.4. Sự quan trọng của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ tại Các NHTM VN

Trong thời kỳ tiên tiến về công nghệ, kinh tế ngày nay thì việc sử dụng của người dân rất phổ biến, đến nay con số thẻ ngân hàng quốc tế và nội địa đang được phát hành tại Việt Nam lên đến 111 triệu thẻ. Vì vậy có thể nói kinh doanh thẻ đã, đang và sẽ là một trong những mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại.

Việc kinh doanh thẻ không chỉ giúp ngân hàng có một khoản từ thu phí sử dụng mà còn góp phần giúp mở rộng thị phần, quảng bá thương hiệu của họ. Và mặc dù vậy thì các ngân hàng cũng đã gặp rất nhiều tổn thất do quá phát triển dẫn đến những sự tăng nhanh trong số lượng thẻ, thêm vào đó là sự tinh vi, phát triển của bọn tội phạm thẻ, làm cho những rủi ro trong việc kinh doanh thẻ càng ngày càng tăng lên.

Chính vì vậy, việc phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro là việc rất cần thiết của các ngân hàng.

Việc những ngân hàng đưa ra các chính sách giảm thiểu rủi ro sẽ giúp tăng cường độ bảo mật, tăng tính an toàn của thẻ từ đó góp phần giữ chân khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tạo ra được sự tin cậy giữa người tiêu dùng và người bán. Mục đích thứ hai đó là, khi chất lượng thẻ của ngân hàng được cải tiến cũng sẽ là một đòn bẩy giúp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thẻ,

không những vậy thì còn giúp giảm thểu được chi phí hay thiệt hại và giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng. Và việc một ngân hàng nâng tầm của mình trên thị trường cũng sẽ góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Những vấn đề chính được đề cập trong chương 1:

- Tổng quan về thẻ thanh toán, khái niểm, sự ra đời và phát triển của thẻ thanh toán, cùng với đó là phân loại thẻ theo nhiều góc độ, các chủ thể tham gia phát hành thẻ cũng như là quy trình thanh toán, chấp nhận thẻ của ngân hàng.

- Khái niệm và các loại hình rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ thường gặp.

- Tình hình về rủi ro thanh toán thẻ trên thế giới.

- Sự cần thiết của việc hạn chế rủi ro thanh toán thẻ của ngân hàng tại Việt Nam.

Từ những lý thuyết, phần được trình bày trong chương 1 sẽ là những cơ sở để có thể phân tích được thực trạng trong rủi ro kinh doanh thẻ tại BIDV trong chương 2.

Một phần của tài liệu Những giải pháp hạn chế rủi ro và phát triển trong hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam bidv (Trang 20 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)