Vấn đề gian lận trong báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Nhận diện gian lận trong bctc của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2011 nay (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAN LẬN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2. Vấn đề gian lận trong báo cáo tài chính

- Ngân hàng không phân loại đúng khoản nợ dẫn đến trích lập dự phòng không đúng mức cần thiết hoặc không đúng với kỳ kế toán. Khi phát sinh khoản nợ xấu, ngân hàng sẽ có động thái che lấp đi tình hình tài chính để tránh đi việc phải trích lập dự phòng. Việc trích lập có tác dụng làm giảm đi giá trị của tài sản, khi ngân hàng tính toán không đúng giá trị trích lập dự phòng sẽ dẫn đến tình trạng thay đổi số liệu trong BCTC, làm giá trị tài sản bị ghi nhận cao.

Điều này cũng đã xảy ra tại Việt Nam vào cuối năm 2014, cơ quan kiểm toán nhà nước đã chỉ ra các sai lệch trong việc phân bổ các nhóm nợ của một số các ngân hàng lớn như: BIDV, VietinBank, Vietcombank. Cụ thể ban Kiểm toán nhà nước đã điều chỉnh giảm dư nợ của nhóm nợ đủ tiêu chuẩn đồng thời tăng dư nợ của các nhóm nợ có khả năng mất vốn ở các ngân hàng trên.

- Ghi nhận doanh thu, chi phí lãi không đúng với thực tế, không đúng với kỳ kế toán. Việc các ngân hàng cố tình thao túng các khoản nợ sẽ gây ra việc sai lệch doanh thu và chi phí lãi sẽ sai với số liệu thực tế. Thông thường, các ngân hàng sẽ làm sai thông qua 2 khoản mục dự chi trả lãi và dự thu lãi. Đây là hai khoản mục dễ xảy ra gian lận BCTC bởi mang tính chất dự báo cao, dựa trên nhận định của các nhà quản lý về các khoản tiền sẽ thu được và bỏ ra trong tương lai nên rất dễ bị thao túng vào việc cân đối thu chi cho các NHTM. Để có được số liệu phù hợp trên báo cáo tài chính, các NHTM cố ý ghi sai các khoản lãi thu trong hoạt động tín dụng. Điều này được thực hiện bằng cách ghi nhận doanh thu phát sinh của kỳ tới sẽ được ghi nhận ngay vào trong kỳ này.

- Gian lận liên quan đến tài sản đảm bảo. Các NHTM đôi khi vẫn còn những quy trình xử lý chứng từ lỏng lẻo và các hoạt động vẫn chưa được các cán bộ trong nội bộ ngân hàng theo dõi sát sao, chi tiết các hoạt động của khách hàng.

Việc đó sẽ dẫn tới tài sản đảm bảo không được kiểm soát chặt chẽ, bị thất thoát nếu tài sản đảm bảo là bất động sản, các tài sản được hình thành từ vốn vay, giấy tờ có giá,…. Mặc dù vẫn có khảo sát hàng năm, xây dựng khung nhà đất mới nhưng bảng giá đất vẫn chỉ chiếm 30-60% giá chuyển nhượng thị trường,

điều này vô cùng quan trọng đối với tính minh bạch, chính xác của giá trị tài sản đảm bảo vì bản thân cán bộ ngân hàng chưa có đầy đủ thông tin và hiểu biết nhiều về tình hình kinh tế để có thể định giá tài sản sát với giá trị thật của chúng. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những trường hợp nhân viên ngân hàng cùng với khách hàng cố tình giao dịch với giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn so với giá trị thị trường hoặc thế chấp tài sản tại nhiều ngân hàng khác nhau để bên đi vay kinh doanh bất hợp pháp, bên cho vay thu lại lợi nhuận ảo.

- Cho vay đảo nợ, che giấu công nợ và chi phí. Cho vay đảo nợ là việc cho khách hàng vay khoản tiền để trả vào khoản tiền khách hàng đã vay mà hiện tại không có khả năng trả nợ. Có hai mặt của việc cho vay đảo nợ. Về mặt tích cực, khách hàng làm ăn tốt, cho đến kỳ đáo hạn ngân hàng, nhưng nguồn lợi nhuận của khách hàng chưa về kịp, họ sẽ không có tiền để trả nợ ngân hàng.

Nếu không cho vay, khoản nợ này có thể phải chuyển sang nợ xấu, và đó là điều ngân hàng không mong muốn khi phải trích lập dự phòng nợ xấu sẽ gây ra giảm giá trị của tài sản. Nếu cho vay, khi nguồn lợi nhuận về, khách hàng sẽ trả nợ món tiền đã vay và tái kinh doanh. Điều này không ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng nhưng lại rất ít khi xảy ra trên thực tế. Trái lại, khi khách hàng mất hoàn toàn khả năng trả nợ, chắc chắn ngân hàng sẽ không thể thu hồi nợ trước hạn, nếu tiếp tục cho vay tiềm tàng thêm khả năng mất món tiền đó, việc này sẽ khiến cho khoản nợ càng ngày càng dày thêm. Việc cho vay đảo nợ nhằm giảm quỹ trích lập dự phòng, là lợi nhuận trên báo cáo tài chính tăng và che giấu chất lượng thật của các khoản vay. Cùng với đó, ngân hàng che giấu công nợ và chi phí bằng cách đưa nợ xấu vào các khoản phải thu khác.

b. Từ yếu tố bên ngoài các ngân hàng thương mại

Khách hàng khai gian thông tin cá nhân, thông tin về tài sản đảm bảo nhằm vay được khoản vay cao hơn dự kiến. Hoặc trong quá trình sử dụng tài sản, khách hàng sử dụng sai mục đích ban đầu hoặc làm thất thoát giá trị tài sản đảm bảo. Điều này cũng có

thể khiến cho ngân hàng trích lập dự phòng sai, ảnh hưởng đến số liệu báo cáo tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

1.2.2. Hậu quả của gian lận BCTC của các NHTM

Hành vi gian lận của các ngân hàng thương mại trong việc lập BCTC sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho việc sụt giảm thông tin tài chính cho nền kinh tế nói chung và cho thị trường chứng khoán nói riêng. Ngoài ra việc gian lận của các ngân hàng còn tạo ra sự mất niềm tin của khách hàng và những bên liên quan giao dịch với ngân hàng. Các hành vi vi phạm khiến cho BCTC không còn phản ánh được đúng thực trạng hoạt động của các ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư và khách hàng.

Các NHTM lợi dụng sự tin tưởng của khách hàng để đưa ra các thông tin sai lệch, không thực tế. Dần dần làm mất niềm tin vào cả hệ thống NHTM của quốc gia. Các vụ sáp nhập và tái cấu trúc lại nhiều ngân hàng yếu kém vài năm trở lại đây đã khiến cho sự an tâm của khách hàng vào hệ thống NHTM giảm xuống. Các khách hàng hiện tại đã không còn xem NHTM là nơi cất giữ tiền bạc an toàn nhiều như trước, đặc biệt là trong bối cảnh Quốc hội thông qua luật phá sản ngân hàng có hiệu lực từ 1/1/2018. Ngoài ra, việc gian lận có thể phá hủy sự nghiệp của các cá nhân liên quan tới hành vi vi phạm như Ban lãnh đạo, đặc biệt là các cá nhân liên quan trực tiếp tới quá trình lập và trình bày BCTC. Các vụ sai phạm tài chính bị phát hiện thì Ban lãnh đạo và những người trực tiếp liên quan tới lập BCTC của đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp và gián tiếp về hành chính và hình sự. Tiếp theo, việc khuyến khích can thiệp nhiều hơn các quy định của hệ thống pháp luật đối với việc lập BCTC, ngành nghề liên quan hoạt động tài chính kế toán. Điều này vừa có lợi nhưng lại vừa có hạn chế rất lớn. Khi các hành vi gian lận BCTC diễn ra tinh vi và phổ biến hơn sẽ khiến các cơ quan quản lý nhà nước phải nghiên cứu ban hành nhiều quy định, thể chế mới vào nền kinh tế. Việc này vừa tốn thời gian đổi mới hệ thống hoạt động, lại vừa tốn chi phí phát sinh để đáp ứng được các thay đổi của hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, phạm vi hoạt động của các NHTM sẽ bị thu hẹp đi so với trước đó, làm giảm sự phong phú và đa dạng trong hoạt động của các NHTM.

Một phần của tài liệu Nhận diện gian lận trong bctc của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2011 nay (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)