Kết quả phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Nhận diện gian lận trong bctc của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2011 nay (Trang 56 - 65)

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ ĐO LƯỜNG MÔ HÌNH NHẬN DIỆN GIAN LẬN TRONG BCTC CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN

2.3. Đo lường các biến trong mô hình

2.3.2. Kết quả phân tích hồi quy

a. Mô hình nhận diện gian lận BCTC của NHTM Việt Nam

Bước 1: Chọn những biến có mức độ liên quan và xây dựng mô hình M-score thích hợp dựa trên số liệu ngành ngân hàng 2011 – 2020.

Theo như mô hình ban đầu đã thảo luận tại mục trên, ta có mô hình dạng:

M = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏 (DSRI) + 𝛃𝟐 (NIM) + 𝛃𝟑 (SGI) + 𝛃𝟒 (DEPI) + 𝛃𝟓 (LVGI) + 𝛃𝟔 (TATA) + 𝛃𝟕(DA) + 𝛃𝟖 (SIZE) + 𝛃𝟗 (NPL) + 𝛆 (1)

Theo kết quả mô hình hồi quy Logistic thu thập được ở dữ liệu STATA 14, ta có

Bảng 9. Kết quả mô hình 1

LR Chi2 = 20.17

Prob > Chi2 = 0.0169 Pseudo R2 = 0.0978 M Coef Std. Err z P > |z| 95% Conf. Interval DSRI -0.2098452 0.2488963 -0.84 0.399 -0.6976731 0.2779826

NIM -0.0001385 0.2384271 -0.00 1.000 -0.467447 0.4671701 SGI -0.9482787 0.4746276 -2.00 0.046 -1.878532 -0.0180256 DEPI -0.3118277 0.526621 -0.59 0.554 -1.343986 0.7203304 LVGI -3.024698 4.103649 -0.74 0.461 -11.0677 5.018305 TATA 5.009348 3.663878 1.37 0.172 -2.17172 12.19042 DA -0.2101811 0.1895285 -1.11 0.267 -0.5816502 0.161288 SIZE -0.7562158 0.4228833 1.79 0.074 -1.585052 0.0726203

NPL 18.88048 17.09516 1.10 0.269 -14.62541 52.38638 _cons 8.587102 5.814916 1.48 0.140 -2.809923 19.98413

Nguồn: Kết quả nghiên cứu Kết quả mô hình hồi quy logit nhị phân ở mô hình (1) trên STATA cho thấy, kiểm định Chi – square nhận giá trị bằng 20.17 cho độ phù hợp bao quát của mô hình và giá trị Prob > Chi2 nhận giá trị bằng 0.0169. Hệ số Pseudo R2 = 0.0978, mang lại ý nghĩa 9.78% biến phụ thuộc sẽ được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.

Kết quả hồi quy của mô hình cho thấy trong tổng 9 biến, có biến SGI (tỷ số tăng trưởng doanh thu bán hàng) đem lại mức ý nghĩa là 5%, với hệ số góc bằng -0.9482787.

Điều này cho thấy, tỷ số SGI có biến động ngược chiều với việc thao túng lên BCTC.

Cụ thể hơn, khi các NHTM có doanh thu tăng trưởng, việc thao túng BCTC sẽ được giảm thiểu. Ngược lại, khi các NHTM có doanh thu giảm sút thì đồng nghĩa với nguy cơ BCTC sẽ bị thao túng là cao hơn.

Bên cạnh đó, biến SIZE (Quy mô của doanh nghiệp) nhận mức ý nghĩa là 10%, và cũng có hệ số góc là -0.7562158, biến động ngược chiều với biến phụ thuộc. Điều

này là hợp lí với giả định ban đầu của nghiên cứu gốc của Rhee, khi các doanh nghiệp có quy mô nhỏ sẽ có khả năng thao túng báo cáo tài chính nhiều hơn.

Ngoài ra, biến TATA nhận giá trị là mức ý nghĩa bằng 20%, tuy nhiên theo mô hình gốc của Beneish, các biến không mang lại ý nghĩa thống kê từ 15% đổ đi.

Từ những kết luận trên, mô hình nhận diện gian lận của các NHTM Việt Nam có dạng:

M = 𝛃𝟎 + 𝛃𝟏 (SGI) + 𝛃𝟐 (SIZE) (2)

Từ kết quả trên, ta ước lượng mô hình (2) bằng phần mềm STATA 14 và thu được kết quả:

Bảng 10. Kết quả mô hình 2

LR Chi2 = 11.01 Prob > Chi2 = 0.0041 Pseudo R2 = 0.0534 M Coef Std. Err z P > |z| 95% Conf. Interval SGI -0.6853748 0.409767 -1.67 0.094 -1.488503 0.1177538 SIZE -0.9416563 0.3960688 -2.38 0.017 -1.717937 -0.1653758 _cons 6.604834 3.0822784 2.14 0.032 0.562688 12.64698

Nguồn: Kết quả nghiên cứu Kết quả mô hình Logistic trên cho thấy, kiểm định Chi – square nhận giá trị 11.01 với Prob > Chi2 = 0.0041. Hệ số Pseudo R2 bằng 0.0534, có nghĩa là 5,34% biến phụ thuộc sẽ được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình.

Dựa trên bảng 10, cho thấy 2 biến đều có ý nghĩa thống kê, SGI nhận giá trị hệ số góc là -0.06853748 và SIZE nhận giá trị hệ số góc là -0.9416563, đồng thời 2 biến nhận mức ý nghĩa lần lượt là 10% và 5%. Qua đó, mô hình có cả 2 biến đều đem lại ý nghĩa thống kê, vậy đây là mô hình phù hợp để nhận diện gian lận BCTC cho các NHTM Việt Nam được niêm yết trên sàn chứng khoán.

M = 6.604834 - 0.6853748(SGI) - 0.9416563(SIZE)

Hệ số góc của biến SGI bằng -0.6853748 và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, Đây là biến có hệ số góc trái với kỳ vọng ban đầu. Có nghĩa là tăng trưởng doanh thu tăng thì khả năng sai phạm giảm. Điều này đã từng được giải thích trong nghiên cứu của Moreira (2006). Trong nghiên cứu, Moreira nhận định rằng có mối qua hệ chặt chẽ giữa hệ thống kế toán và thuế: các ưu đãi thuế là động cơ khiến doanh nghiệp cố ý làm giảm doanh thu.

Tuy nhiên động cơ này chỉ xuất hiện trong trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu tài chính cao, bởi giảm doanh thu đồng nghĩa cổ phiếu doanh nghiệp giảm sức hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư hay ngân hàng sẽ cân nhắc việc cho vay.

Trong khi đó, các tổ chức tín dụng như NHTM lại cần có quy mô lớn, nhu cầu về mặt tài chính cao. Cho nên việc thay đổi ngược chiều của biến SGI trong mô hình là đúng với giải thích của tác giả Moreira.

Bước 2: Xác định giá trị phân loại các NHTM có thao túng BCTC và nhận diện độ chính xác của mô hình thông qua số liệu của NHTM năm 2016.

Bảng 11. Ngưỡng giá trị của 24 NHTM trong năm 2016

STT Ngân hàng MCK Sàn Sai phạm sau

kiểm toán

Kết quả của mô hình 1 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB HOSE 0 -2.566105046

2 Ngân hàng TMCP Á Châu ACB HOSE 0 -2.178446139

3 Ngân hàng TMCP Bắc Á BAB HNX 0 -0.05942621

4 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BID HOSE 0 -2.728343595 5 Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CTG HOSE 0 -2.620986831 6 Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam EIB HOSE 0 -1.710312755

7 Ngân hàng TMCP phát triển TPHCM HDB HOSE 1 -1.906852544

8 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LPB HOSE 0 0.29313587

9 Ngân hàng TMCP Quân Đội MBB HOSE 0 -2.044716592

10 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam MSB HOSE 0 -2.911778262

11 Ngân hàng TMCP Quốc Dân NVB HNX 1 0.522459995

12 Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB HOSE 0 0.135117146

13 Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB HNX 1 -2.189859206

14 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB HOSE 1 -1.655212428 15 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TCB HOSE 0 -2.205174887

16 Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPB HOSE 0 -1.855360767

17 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB HOSE 0 -1.713916929 18 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB HOSE 0 -2.364225616

19 Ngân hàng TMCP An Bình ABB Upcom 1 0.010066734

20 Ngân hàng TMCP Bản Việt BVB Upcom 1 -0.020538294

21 Ngân hàng TMCP Kiên Long KLB Upcom 0 -1.019633609

22 Ngân hàng TMCP Nam Á NAB Upcom 0 -1.310253294

23 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex PGB Upcom 0 0.552780766 24 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương SGB Upcom 0 0.407770863

Nguồn: Kết quả nghiên cứu

Mô hình M-score nhận giá trị từ (-3;0.6), Với 𝑀𝑖 > Giá trị phân loại M-score. Với ngưỡng phân loại xác định doanh nghiệp thứ I được đánh dấu là có khả năng thao túng BCTC. Kết quả sau khi so sánh tại các mốc xác suẩt là: 1%, 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%.

Bảng 12. So sánh tính chính xác của mô hình (2) năm 2016 của 24 NHTM Xác suất

dự báo

Giá trị phân loại điểm M

Dự báo đúng Dự báo sai

Có gian lận Không có

gian lận Có gian lận Không có gian lận

1% -2.326347874 6 5 13 0

5% -1.644853627 3 11 7 3

10% -1.281551566 3 12 6 3

15% -1.036433389 3 12 6 3

20% -0.841621234 3 13 5 3

25% -0.67448975 3 13 5 3

30% -0.524400513 3 13 5 3

35% -0.385320466 3 13 5 3

40% -0.253347103 3 13 5 3

Nguồn: Kết quả nghiên cứu Theo như tính toán, có thể thấy độ chính xác của mô hình đạt ở ngưỡng 20% là đạt giá trị tuyệt đối, từ mức 20% trở lên, độ chính xác của mô hình không thay đổi, chứng tỏ rằng kết quả đã bão hòa. Vậy mốc 20% là mốc phân loại chấp nhận được của mô hình.

Bảng 13. Độ chính xác của mô hình (2) tại mức 20% với số liệu NHTM năm 2016 Kết quả Kiểm toán

Có thao túng Không sự thao túng

Dự báo

thao túng

3 5

Không thao túng

3 13

Độ chính xác của dự báo

3/6 = 50% 13/18 = 72.22%

Tổng độ chính xác

16/24 = 66.67%

Nguồn: Kết quả nghiên cứu Với mức xác suất ở 20%, miền phân phối bên trái có giá trị phân loại là -0.84162, độ chính xác của kết quả có thao túng BCTC là 50% và 72.22% với kết quả không có thao túng BCTC. Và kết quả nhận được là độ chính xác của mô hình là 66.7% với kết quả báo cáo tài chính có sai lệch so với kết quả sau kiểm toán.

b. Thực trạng các NHTM có BCTC chênh lệch năm 2016

So với kết quả đã kiểm toán có thể thấy có 6 ngân hàng có sự thao túng vào BCTC như ngân hàng TMCP phát triển TPHCM (HDB), ngân hàng TMCP Quốc dân (NVB), ngân hàng TMCP Sài Gòn – Quốc dân (SHB), ngân hàng TMCP Thương tín (STB), ngân hàng TMCP An Bình (ABB) và ngân hàng TMCP Bản Việt. Qua thực tế, có thể thấy hầu hết các nguyên nhân mà các NHTM có hành vi thao túng vào BCTC đến từ việc tác động vào các con số trong BCKQHĐKD với mục đích để làm đẹp cho tình hình hoạt động của các ngân hàng.

Đặc biệt như ngân hàng Sacombank vào năm 2016 có lợi nhuận giảm 67.3% so với trước kiểm toán, từ 297 tỷ đồng chỉ còn 97 tỷ đồng. Điều đáng chú ý trên BCTC kiểm toán của STB cho thấy, phần thu nhập lãi thuần chỉ được ghi nhận 3,731 tỷ đồng, trong khi trước kiểm toán là 4,778 tỷ đồng; trong khi chi phí giữ nguyên còn thu nhập từ lãi giảm. Căn cứ vào trong mô hình, điều này là hợp lí khi sự biến động của doanh thu có ảnh hưởng đến việc thao túng lên BCTC của ngân hàng Sacombank.

Đối với ngân hàng Bản Việt, có thể thấy năm 2016 là năm mà ngân hàng có doanh thu thấp nhất với lợi nhuận trước thuế chỉ hơn 12 tỷ đồng, giảm 83% so với năm 2015 và có lợi nhuận thấp nhất trong 8 năm qua. Năm 2016, Bản Việt gặp khó khăn trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, ban điều hành của ngân hàng đang trong tiến trình thúc đẩy tổ chức hoạt động, mở rộng mạng lưới trong thị trường và đưa ra những quy định chặt chẽ hơn về việc phân loại trích lập dự phòng của ngân hàng. Điều này cũng giống như Sacombank, NHTM Bản Việt đã có hành vi thao túng BCTC vì doanh thu thấp hơn so với các năm khác, dẫn đến chênh lệch lớn giữa lợi nhuận trước và sau kiểm toán của năm 2016.

Ngoài ra, điển hình là ngân hàng Quốc Dân (NCB) mặc dù vào quãng thời gian năm 2011, NHNN đã công bố NHTM Quốc dân là một trong 9 tổ chức tín dụng có hoạt động kém hiệu quả, tuy nhiên sau đó Ngân hàng Quốc dân đã tự tái cấu trúc và thắt chặt quản lí trong các công tác quản trị, điều hành và hệ thống quản trị rủi ro. Chính vậy, NCB đã có nhiều bước ngoặt thay đổi về chất lượng các sản phẩm và thao tác vận hành trong những năm về sau. Trong năm 2016, NCB đã có những thay đổi và tăng trưởng tốt hơn, tuy nhiên chênh lệch lợi nhuận trước và sau kiểm toán vẫn còn tồn động do hiệu quả của mảng kinh doanh ngoại hối vẫn đem lại mức thua lỗ là 60.3 tỷ đồng. Trong năm 2015, NCB cũng có thua lỗ trong mảng kinh doanh ngoại hối nhưng chỉ ở mức 15.5 tỷ đồng. Đồng thời, HĐKD dịch vụ lãi thuần cũng có sự giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra các hoạt động kinh doanh khác cũng có tính khả quan, nhưng chi phí hoạt động của năm 2016 lại có sự tăng mạnh lên đến 841 tỷ đồng, cùng với con số trích lập dự phòng tăng gấp đôi so với năm 2015 là 211.1 tỷ đồng. Điều này dẫn đến lợi nhuận

trước thuế của NCB chỉ rơi vào 16.5 tỷ đồng. Và có thể đây là nguyên nhân khiến cho NCB có sự chênh lệch BCTC mục lợi nhuận sau thuế trước và sau kiểm toán, tuy nhiên con số này cũng không có sự chênh lệch quá lớn.

Một phần của tài liệu Nhận diện gian lận trong bctc của các ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2011 nay (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)