Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường tiền mã hóa và thị trường chứng khoán tại
2.2. Thị trường tiền mã hóa tại ASEAN
Tại khu vực Đông Nam Á tiền mã hoá từng không nhận được sự đón nhận nồng nhiệt ở đây. Đã từng có thời điểm Singapore, Indonesia, và đặc biệt là Việt Nam đã ban hành cấm sử dụng tiền mã hóa như một phương thức thanh toán. Nguyên nhân chủ yếu là do khi tiền mã hóa du nhập vào các quốc gia ASEAN, nhiều công ty , mô hình kinh doanh tiền mã hóa đa cấp xuất hiện, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của các nhà đầu tư, hoặc nghiêm trọng hơn là sử dụng hàng hóa này để rửa tiền, chuyển tiền xuyên biên giới gây bất an cho nền kinh tế và xã hội.. Bên cạnh đó, hầu hết các quốc gia ASEAN là các nước đang phát triển, không có lợi thế về mặt công nghệ thông tin như các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ nên chưa xây dựng được cơ sở hành lang pháp lý, chính sách phù hợp nhằm kiểm soát tiền mã hóa. Dù vậy, quan điểm đang dần thay đổi. Nhiều quốc gia trong khối ASEAN đã ban hành chính sách và quy định để hợp pháp hóa việc sử dụng tiền mã hóa.
27
Hình 1: Tình trạng sử dụng tiền mã hóa tại các quốc gia Đông Nam Á
Nguồn: Desfran.com Mặc dù phần lớn các quốc gia vẫn không coi tiền mã hoá là một đồng tiền hợp pháp, các quy định đang dần được đưa ra để hợp pháp hóa tiền mã hóa trong các dạng giao dịch tài chính khác. 7 quốc gia trên tổng 9 quốc gia ASEAN đã được cấp phép giao dịch tiền mã hóa ngoại trừ Việt Nam cấm là phương tiện thanh toán và Cambodia vẫn đang thực hiện kế hoạch xem xét cấp phép cho thị trường này. Tại Singapore, mọi người dân được phép giao dịch, kinh doanh tiền mã hóa sẽ bị đánh thuế trên doanh thu và chủ thể giam gia thị trường cần có giấy phép kinh doanh. Còn Philippines, Ngân hàng Trung ương được quy định là nơi giao dịch tiền mã hóa cùng với sự hỗ trợ của Chính Phủ trong việc phát triển và mở rộng dòng tiền. Ở Thái Lan, ủy ban chứng khoán là nơi kiểm soát, kiểm duyệt giấy phép thông hành cho người bán, tuy nhiên tổng lợi nhuận sẽ bằng 75%
lợi nhuận sau thuế khi giao dịch. Ngoài ra, Malaysia cũng được cấp phép sử dụng nhưng cấm ICOs và Indonesia không được phép thay thế tiền mã hóa như một phương thức thanh toán.
Hiện nay sức ảnh hưởng của thị trường tiền mã hóa tại khu vực Đông Nam Á chưa thật sự mạnh mẽ như các khu vực khác trên thế thới. Tuy nhiên thị trường tiền mã hóa hứa hẹn sẽ là một kênh đầu tư và là một phương tiện trao đổi trong tương lai.
28
Bảng 2.1: Tỉ lệ số người đang sở hữu hoặc sử dụng tiền mã hóa trên tổng số người được khảo sát ở 12 quốc gia trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2021
Quốc gia 2019 2020 2021
Nigeria 28% 32% 42%
Thailand 23% 18% 31%
Philippines 15% 20% 28%
Vietnam 22% 21% 27%
Indonesia 11% 13% 12%
Malaysia 6% 12% 16%
Singapore 9% 10% 11%
India 7% 9% 15%
China 9% 7% 7%
Germany 5% 5% 10%
Italy 7% 5% 8%
United States 6% 6% 13%
Nguồn: Statista.com Mặc dù đại dịch Covid đã làm cho nền kinh tế toàn thế giới bị trì trệ nhưng có thể nhìn thấy rằng thị trường tiền mã hóa tại các quốc gia ASEAN ngày một phát triển trong 3 năm trở lại đây. Phải kể đến một vài quốc gia có lượng sở hữu hoặc sử dụng tiền mã hóa điển hình như Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Singapore,… đang nắm giữ một khối tài sản đầu tư khổng lồ vào thị trường này so với toàn thế giới năm 2019 đến 2021.
Đầu tiên, Thái Lan đang nắm giữ khối tài sản mã hóa lớn đứng thứ 2 trong 12 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới từ năm 2019 đến 2021, xếp hạng sau Nigeria, với 23% năm 2019. Tuy nhiên giảm mạnh trong năm 2020 do tình hình dịch bệnh kéo dài xuống còn 18%. Đến năm 2021, Thái Lan có một bước nhảy vọt lên đến 31%. Tiếp
29
đó, Philippines đứng vị trí thứ 3 với 15% năm 2019 tăng trưởng nhanh gấp đôi sau 2 năm là 28%; Malaysia chỉ với 6% năm 2019, tăng lên 16% năm 2021.
So với các quốc gia còn lai, chỉ số sở hữu hoặc sử dụng tiền mã hóa rất thấp và tăng không đáng kể, điển hình là China, Germany, Italy, United States. Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong số quốc gia thuộc khu vực ASEAN đóng góp một phần vai trò quan trọng cho hệ sinh thái tài sản mã hóa toàn cầu. Việt Nam nắm giữ lượng tiền mã hóa 21% năm 2020 và có xu hướng phát triển, tăng 6% sau một năm là 27%.
Bảng 2.2: Chỉ số của 5 quốc gia với tương tác cao nhất với nền tảng Defi từ giữa tháng 4 năm 2019 và tháng 6 năm 2021
Quốc gia Điểm chỉ số (được tính từ 3 quốc
gia xếp hạng)
Xếp hạng dựa trên chuỗi giá
trị Defi
Xếp hạng dựa trên số lượng
tiền gửi Defi
Xếp hạng dựa trên chuỗi giá trị Defi bán lẻ
Mỹ 1 3 47 4
Việt Nam 0.82 4 64 3
Thái Lan 0.68 5 46 5
Trung Quốc
0.62 2 113 2
Ấn Độ 0.59 1 120 1
Nguồn: Statista.com Nền tảng DeFi – đây chính là một hệ thống tài chính phi tập trung, nhằm mục đích tạo ra một hệ thống tài chính mở cung cấp các công cụ để cùng nhau xây dựng và kiểm soát một hệ thống tài chính mà không cần đến các cơ quan trung ương. Trong những năm gần đây, nền tảng DeFi đã thu hút một lượng đông đảo nhà đầu tư tiềm năng đến từ nhiều quốc gia sử dụng nền tảng này.
Dựa trên kết quả từ khảo sát về mức độ tương tác giữa các quốc gia với nền tảng DeFi, có thể thấy quốc gia có tương tác cao nhất là Mỹ, quốc gia có lượng tương tác đứng đầu trong 20 quốc gia với các nền tảng Defi trên toàn thế. Với các chỉ số: Index score, on-chain DeFi value received, on-chain number of DeFi deposits, on-chain retail DeFine value received lần lượt đứng thứ 1, 3, 47, 4. Tiếp theo, Việt Nam được xếp hạng
30
thứ 2 với chỉ số như trên lần lượt là 0.82, 4, 64, 3. Thái Lan - quốc gia lớn thuộc khu vực ASEAN cũng có sự tương tác khá cao trong giai đoạn tháng 4 năm 2019 đến tháng 6 năm 2021 với các chỉ số lần lượt như trên là 0.68, 5, 46, 5, đứng sau Việt Nam. Trung Quốc và Ấn Độ cũng nằm trong 5 quốc gia có tương tác cao trên nền tảng Defi.
Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng tiền mã hóa của người dân ASEAN năm 2021
Nguồn: Statista.com Nhìn chung, tiền mã hóa và các loại tiền kỹ thuật số khác vẫn rất hấp dẫn nhà đầu tư bởi trong tương lai chúng có nhiều động lực để phát triển và tăng giá hơn nữa khi thị trường tiền kỹ thuật số đang ngày càng được chấp thuận rộng rãi. Mặc dù được xếp vào loại tài sản có tính rủi ro cao hàng đầu trong số các loại tài sản, nhưng nhu cầu sẽ sử dụng trong tương lai tại ASEAN-6 chiếm hơn ắ trong đú cú Việt Nam.
Theo kết quả từ biểu đồ, khoảng 46% người được hỏi ở Việt Nam cho biết họ có thể sử dụng tiền kỹ thuật số trong tương lai. Trong khi đó, khoảng 13% trong số họ đã sử dụng các loại tiền này, chỉ một số ít tỷ lệ người dân không muốn đầu tư vào loại tài sản này trong tương lai. Tại Singapore, nhờ có những chính sách phù hợp nhằm phát triển tiền mã hóa dài hạn trong tương lai, chính phủ Singapore cho phép người sử dụng dòng tiền này có thể dễ dàng mua và bán bằng tiền mặt. Mặc dù, dịch vụ này chỉ phục vụ nhóm nhỏ cộng đồng những việc triển khai các cây ATM Bitcoin thể hiện sự cởi mở rõ rệt của Chính phủ đối với tiền mã hóa. Mức độ không sử dụng tiền mã hóa chiếm tỷ
31
lệ thấp nhất trong khu vực ASEAN chỉ với 5% và còn lại 95% kỳ vọng sẽ sử dụng tiền mã hóa và các loại tiền kỹ thuật số khác.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa của người dân các nước ASEAN năm 2019
Nguồn: Statista.com Nhìn chung từ biểu đồ trên, tỷ lệ người dân 5 nước thuộc khu vực ASEAN sở hữu khối lượng tiền mã hoá ở mức khá cao (trên 5%). Trong năm 2019, xu hướng biến động tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa tăng lên rõ rệt và có những dấu hiệu tích cực giúp thu hút các nhà đầu tư tiềm năng. Việt Nam sở hữu một lượng tiền mã hóa cao nhất trong 5 nước ASEAN, khoảng 12%. Tuy nhiên, việc sở hữu một lượng tiền mã hóa trong danh mục tài sản mang đến những rủi ro tiềm ẩn. Tiếp đó là Thái Lan, Indonesia sở hữu lượng tài sản khá cao lần lượt là 9,9% và 9,5%.
32
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa ở Việt Nam tính đến tháng 12 năm 2021
Nguồn: Statista.com Cũng theo kết quả từ cuộc khảo sát, tính đến tháng 12 năm 2021 Bitcoin là loại tiền mã hóa phổ biến nhất được người dùng Internet Việt Nam sở hữu, với hơn 27%
trong số họ tuyên bố đã sở hữu Bitcoin. Ethereum tiếp theo là tiền mã hóa được sở hữu nhiều thứ hai trong cùng thời kỳ. Cuộc khảo sát cũng tiết lộ rằng Việt Nam có tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa cao nhất trong năm đó.
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa của người dân ở Việt Nam tính đến tháng 12 năm 2021, theo nhóm tuổi
Nguồn: Statista.com Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 12 năm 2021, nhóm tuổi trẻ nhất từ 18 đến 34 tuổi có tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa cao nhất tại Việt Nam, với tỷ lệ sở hữu đạt hơn 70% trong số những người được hỏi. Với độ tuổi từ 35 đến 54 tỷ lệ sở hữu là cao nhất với xấp xỉ 25%, trong khi đó tỷ lệ sở hữu tiền mã hóa của những người từ 55 tuổi trở lên chỉ chiếm khoảng 5%.
33
Biểu đồ 2.7: Nhận thức về tiền mã hóa và tình cảm đầu tư của người dân ở Việt Nam tính đến tháng 11 năm 2021
Nguồn: Statista.com Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 11 năm 2021, gần 60% người được hỏi biết đến tiền mã hóa ở Việt Nam. Đồng thời, cuộc khảo sát cũng cho thấy rằng một tỷ lệ cao người Việt Nam được hỏi coi tiền mã hóa là một khoản đầu tư tốt.
Biểu đồ 2.8: Các danh mục tiền mã hóa hàng đầu dựa trên sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư tại Việt Nam vào năm 2021
Nguồn: Statista.com Một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2021 cho thấy DeFi là phân khúc tiền mã hóa nhận được nhiều sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư Việt Nam, gần 60% số
34
người được hỏi. Các danh mục tiền mã hóa phổ biến khác giữa các nhà đầu tư tại Việt Nam bao gồm GameFi, NFT và Nền tảng hợp đồng thông minh.
Biểu đồ 2.9: Kỳ vọng về giá trị tiền mã hóa trong thời gian 5 năm ở Đông Nam Á tính đến tháng 12 năm 2021, theo quốc gia
Nguồn: Statista.com Khảo sát và đánh giá 6 quốc gia ở Đông Nam Á cho thấy, hầu hết những nhà đầu tư luôn có sự kỳ vọng cao về sự tăng trưởng giá trị tiền mã hóa trong thời gian 5 năm tính đến tháng 12 năm 2021.
Ở Việt Nam, số đông các nhà đầu tư ưu thích tài sản rủi ro này, khoảng 82% số người được khảo sát dự kiến giá trị tiền sẽ tăng mạnh mẽ trong năm năm và hy vọng thị trường ổn định cùng với chính sách tiền tệ được nới lỏng nhằm mang lại lợi thế cho các tài sản rủi ro cao như cổ phiếu và tiền mã hóa. Philippin và Thái Lan là hai quốc gia có đông đảo các nhà đầu tư quan tâm đến thị trường này, tỷ lệ kỳ vọng chiếm 77%.
So sánh với Singapore chỉ có khoảng 53% nhà đầu tư tin tưởng giá trị của loại tài sản này sẽ tăng lên. Tuy nhiên, những người còn lại họ vẫn đang lo ngại về sự rủi ro trên thị trường tiềm năng này, chỉ số kỳ vọng giá trị giữ nguyên hoặc thấp hơn khá cao là 13%, tại Malaysia và Indonesia lần lượt là 15% và 12%.
35