Các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp và biến động giá cổ phiếu thực trạng đối với cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.3. Các nghiên cứu thực nghiệm

Trên bình diện thế giới cũng như trong nước đã có những nghiên cứu của các chuyên gia phân tích về sự tác động của các nhân tố nội sinh (fundamental factors), nhân tố ngoại sinh đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán nói chung cũng như ngành ngân hàng nói riêng.

- Các nghiên cứu quốc tế:

Radhe Shyam Pradhan và Laxmi Paudel (2017) đã nghiên cứu trên 13 ngân hàng thương mại được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Nepal từ năm 2007- 2014, với biến phụ thuộc là giá đóng cửa của cổ phiếu ngân hàng vào ngày giao dịch cuối cùng các năm và các biến độc lập là các biến ảnh hưởng đến giá thị trường của cổ phiếu bao gồm lợi tức trên mỗi cổ phiếu(DPS), tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu(ROE), thu nhập trên mỗi cổ phiếu(EPS) và biên lợi nhuận ròng(NPM). Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố DPS, ROA, EPS có tác động thuận chiều nhưng NPM có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu ngân hàng tại Nepal.

Srinivasan (2012) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố cơ bản quyết định giá cổ phiếu ở Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng bao gồm dữ liệu chuỗi thời gian hàng năm trong giai đoạn 2006-2011 và dữ liệu cắt ngang (cross-section data) liên quan đến 6 lĩnh vực chính của nền kinh tế Ấn Độ, đó là Sản xuất và Nặng, Dược phẩm, Năng lượng, Công nghệ thông tin, Cơ sở hạ tầng và Ngân hàng. Mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) đã được sử dụng để phục vụ việc điều tra. Các kết quả thực nghiệm cho thấy thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ lệ giá trên thu nhập (P/E) và quy mô (Sỉze) có tác động tích cực và đáng kể đến giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại.

Enow và Brijlal (2016) đã xem xét các yếu tố quyết định giá cổ phiếu bằng cách sử dụng dữ liệu của mười bốn công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Johannesburg từ năm 2009-2013. Sử dụng phân tích hồi quy bội, kết quả cho thấy cổ tức trên mỗi cổ phiếu (DPS), thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) và tỷ lệ giá thu nhập (P/E) chiếm 57,8% biến động giá cổ phiếu. Hơn nữa, thu nhập trên mỗi cổ phiếu và thu nhập từ giá có tương quan thuận đáng kể với giá cổ phiếu mặc dù cổ tức trên mỗi cổ phiếu không thể hiện sư tương quan.

16

Arkan, Rynki Finansowe và Ubezpieczenia (2016) đã tiến hành nghiên cứu để điều tra tầm quan trọng của các tỷ lệ tài chính rút ra từ các báo cáo tài chính để dự đoán xu hướng giá cổ phiếu ở các thị trường mới nổi. 12 tỷ lệ tài chính đã được kiểm tra dựa trên dữ liệu của 15 công ty được phân bổ trên 3 lĩnh vực trong các năm 2005–

2014 trên thị trường tài chính Kuwait. Một phương trình ước tính giá cổ phiếu trong từng lĩnh vực được xây dựng theo mô hình hồi quy bội số, loại bỏ các biến không hiệu quả bằng phương pháp STEPWISE. Kết quả cho thấy một số tỷ số có thể cho mối quan hệ tích cực và có ý nghĩa đối với hành vi và xu hướng của giá cổ phiếu, các tỷ số tác động mạnh nhất đến giá cổ phiếu của khu vực công nghiệp là ROA, ROE và tỷ lệ lợi nhuận ròng.

Jermsittiparsert và cộng sự. (2019) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm phân tích tỷ suất sinh lợi rủi ro thông qua tỷ lệ tài chính như là yếu tố quyết định giá cổ phiếu trong khu vực ASEAN. Mẫu thực hiện bao gồm 10 công ty từ Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Singapore. Nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật hồi quy bội để xác định tác động của biến ngoại sinh đến giá cổ phiếu. Kết quả cho thấy tỷ lệ thu nhập giá và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là các biến số quan trọng có thể tác động thống kê đến việc xác định giá cổ phiếu trên thị trường ASEAN.

Almumani và Science (2014) đã cố gắng xác định các yếu tố định lượng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Amman trong giai đoạn 2005-2011 bằng cách sử dụng phân tích thực nghiệm của một tập hợp các biến độc lập như: DPS, EPS, BVPS và Tỷ số PE và giá thị trường là biến phụ thuộc. Trong nghiên cứu, phân tích tỷ số, tương quan và mô hình hồi quy bội tuyến tính đã được lựa chọn để đo lường các biến giải thích riêng lẻ cũng như kết hợp trên các biến phụ thuộc. Kết quả thực nghiệm cho thấy có mối tương quan thuận giữa các biến độc lập DPS, EPS, BVPS, P/E với biến phụ thuộc là giá cổ phiếu. Hơn nữa, có một mối quan hệ rõ ràng giữa các BVPS của ngân hàng và giá cổ phiếu. Một kết quả thực nghiệm khác từ phân tích hồi quy cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa P/E và giá. Cuối cùng, biến DPS có tác động lớn đến giá thị trường.

17 - Các nghiên cứu trong nước:

Tại Việt Nam, đã có những nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tuy nhiên số lượng các bài nghiên cứu về tác động đến gía cổ phiếu ngân hàng còn hạn chế.

Nguyễn Ngọc Thức và Bùi Ngọc Toản (2018) đã áp dụng các phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, bao gồm: Pooled OLS, FEM, REM, tiếp đó là phương pháp GMM nhằm đảm bảo ước lượng thu hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá cổ phiếu (P) bị tác động bởi các yếu tố sau: thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ lệ nợ của doanh nghiệp (DA) và quy mô của doanh nghiệp (SIZE).

Huỳnh Thị Anh Đào (2015) đã có nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của các công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu là 15 công ty trong ngành thực phẩm được niêm yết trên HOSE trong giai đoạn từ năm 2010- 2014.

Sử dụng các phương pháp định tính và định lượng, tác giả chỉ ra các nhân tố có tác động tich cức đến giá cổ phiếu gồm tỷ lệ chi trả cổ tức, thu nhập trên mỗi cổ phiếu, quy mô doanh nghiệp, giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu và tổng sản phẩm quốc nội.

Phạm Tiến Mạnh (2017) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Nghiên cứu này tập trung vào 359 công ty đang niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, với dữ liệu được thu thập trong 5 năm, giai đoạn 2012- 2016, nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu của các công ty niêm yết. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 5 nhân tố tác động đến thị giá cổ phiếu: cổ tức;

thu nhập trên cổ phiếu; hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu; chỉ số giá tiêu dùng và tổng sản phẩm quốc nội.

Nguyễn Minh Kiều và Lê Thị Thuỳ Nhiên (2020) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị thị trường cổ phiếu của 9 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2018.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, giá cổ phiếu bị tác động bởi các yếu tố thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS), tỷ số P/E, tỷ số B/M, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất (INT) và quy mô của ngân hàng (SIZE).

18

Từ đó cho thấy, có nhiều nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào việc phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại sinh đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp nói chúng trên hai sàn giao dịch HOSE và HNX nói chung nhưng lại không có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động của các ngành nói riêng cụ thể là các ngân hàng thương mại có mặt trên sàn chứng khoán.

Do vậy, khoá luận này với đối tượng nghiên cứu rộng hơn bao gồm 17 ngân hàng thương mại cổ phần đang niêm yết trên 2 sàn chứng khoán HOSE và HNX cũng như phạm vi nghiên cứu với số liệu cập nhật từ 2011-2020. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS), mô hình ảnh hưởng cố định (FEM), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và có sự so sánh để lựa chọn giữa ra mô hình nghiên cứu phù hợp nhất, từ đó mang lại những đánh gía tổng quan về tác động của những nhân tố nội sinh đến thị gía cổ phiếu các ngân hàng thương mại.

19

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp và biến động giá cổ phiếu thực trạng đối với cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)