CHƯƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Mô hình nghiên cứu
Biểu đồ 3.1. Mô hình trong bài nghiên cứu
Giá cổ phiếu niếm yết của
doanh nghiệp (MP) Giá trị sổ sách
trên cổ phiếu (BVPS)
Tỷ số giá trên thu nhập (P/E)
Thu nhập trên vốn chủ sở hữu
(ROE)
Cấu trúc vốn (CAP)
Quy mô doanh nghiệp (SIZE)
23
Nghiên cứu hồi quy theo 3 phương pháp phổ biến với dữ liệu bảng gồm:mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed Effect Model - FEM), mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model - REM) và mô hình bình phương nhỏ nhất (Pooled Ordinary Least Square - Pooled OLS).
- Mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS):
Trong thống kê , bình phương nhỏ nhất thông thường ( OLS ) là một loại phương pháp bình phương nhỏ nhất tuyến tính để ước tính các tham số chưa biết trong mô hình hồi quy tuyến tính. OLS chọn các tham số của một hàm tuyến tính của một tập hợp các biến giải thích theo nguyên tắc bình phương nhỏ nhất : tối thiểu hóa tổng bình phương của sự khác biệt giữa biến phụ thuộc quan sát (giá trị của biến được quan sát) trong tập dữ liệu đã cho và những biến được dự đoán bởi hàm tuyến tính của biến độc lập .
Mô hình OLS chỉ ra sự tác động của các biến độc lập với biến phụ thuộc trong đó tất cả các hệ số của các biến độc lập đều không chịu ảnh hưởng của thời gian và của từng quan sát.
Phương trình hồi quy được trình bày như sau:
MP = β0 + β1*ROE i,t + β2*PEi,t + β3*BVPS,t + β4*Sizei,t + β5*CAPi,t + Ɛi,t Trong đó:
β0: là hệ số chặn
β1...β9: là hệ số góc của các biến độc lập tương ứng Ɛ: là sai số ngẫu nhiên
- Mô hình tác dộng cố định (Fixed Effect Model):
Khác với OLS, mô hình FEM quan tâm thêm đến các nhân tố thể hiện tính đặc trưng của doanh nghiệp, là những nhân tố gắn liền đối với bản thân từng doanh nghiệp, thể hiện sự khác biệt với các doanh nghiệp khác nhau, nhưng các nhân tố này không bị tác động nhiều theo thời gian, và những yếu tố này khó có thể quan sát được nhưng lại có thể tác động tới biến phụ thuộc của mô hình. Trong một mô hình hiệu ứng cố định, các biến giả định được phép có bất kỳ mối liên hệ nào với các biến quan sát. Các mô hình hiệu ứng cố định kiểm soát, hoặc một phần, tác động của các biến không đổi theo thời gian với các hiệu ứng không đổi theo thời gian. Điều này đúng cho dù biến được đo lường rõ ràng hay không. Vì vây, sử dụng FEM xem xét các
24
biến này trong mô hình sẽ giúp ước tính mối quan hệ thống kê giữa các biến giải thích, và các biến phụ thuộc sẽ trở nên chắc chắn hơn, không thiên vị hoặc đáng tin cậy hơn.
Phương trình hồi quy của mô hình:
MP = β1*ROEi,t + β2*PEi,t + β3*BVPSi,t + β4*CAPi,t + β5*SIZEi,t + αi + ui,t Trong đó:
β1...β9: là hệ số góc của các biến độc lập tương ứng i: là doanh nghiệp thứ i
ui, t: sai số
αi: là hệ số chặn theo đối tượng i
- Mô hình tác dộng ngẫu nhiên (Random Effects Model):
Mô hình FEM được sử dụng nếu sự biến động của các quan sát riêng lẻ không tương quan đến biến giải thích. Theo Allsion “Trong một mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên,các biến được giả định là không tương quan với (hoặc mạnh hơn là độc lập về mặt thống kê) tất cả các biến quan sát”. Ưu điểm của mô hình tác động ngẫu nhiên là có thể đưa vào các biến không phụ thuộc vào thời gian. Trong mô hình tác động cố định, các biến này bị triệt tiêu bởi phần chặn. Vì vậy, khi nghiên cứu có sử dụng 2 mô hình FEM và Rem dựa theo dữ liệu bảng, phải lựa chọn mô hình phù hợp hơn giữa chúng.
Phương trình hồi quy của mô hình:
MP = β1*ROEi,t + β2*PEi,t + β3*BVPSi,t + β4*CAPi,t + β5*SIZEi,t + αi + Ɛi,t + ui,t
Trong đó:
β1...β9: là hệ số góc của các biến độc lập tương ứng i: là doanh nghiệp thứ i
ui, t: sai số
αi: các yếu tố không quan sát được mà thay đổi giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian
Ɛi, t: các yếu tố không quan sát được thay đổi giữa các đối tượng thời gian
25
Để kiểm tra tác động của 5 nhân tố nội sinh ảnh hưởng đến thị giá của các ngân hàng, các giả thuyết quan trọng sau đã được xây dựng:
- Giả thuyết H1: Thu nhập trên vốn chủ (ROE) có tác động thuận chiều đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp:
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giải thích một công ty tạo ra bao nhiêu lợi nhuận với mỗi đồng vốn chủ sở hữu của các cổ đông. Subiyantoro &
Andreani (2003) đã chứng minh rằng giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Astutik và cộng sự (2014) tiết lộ rằng ROE có ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư tiềm năng thích các công ty mang lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận thấp. Nói chung, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu càng cao thì càng có lợi cho các chủ sở hữu. Dựa vào đó các nghiên cứu đã đưa ra kết quả về mối tương quan tích cực giữa thu nhập trên vốn chủ sở hữu đến thị gía cổ phiếu của doanh nghiệp niêm yết.
- Giả thuyết H2: Tỷ số giá trên thu nhập mỗi cổ phiếu (P/E) có tác động thuận chiều đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp:
Constand, Freitas và Sullivan (1991) giải thích tỷ lệ P/E là một thước đo phổ biến được sử dụng để chỉ ra đánh giá thị trường về hiệu quả hoạt động của một công ty. Nó được sử dụng để đánh giá việc thẩm định giá trị cổ phiếu của công ty. Tỷ lệ P/E càng cao thì niềm tin của nhà đầu tư càng lớn. PE cao hơn thường được coi là công ty có triển vọng tăng trưởng đáng kể trong tương lai. Enow và Brijlal (2016) qua phân tích hồi quy bội đã chỉ ra thu nhập trên mỗi cổ phiếu và thu nhập từ giá có tương quan thuận đáng kể với giá cổ phiếu. Phạm Tiến Mạnh (2017) đã chỉ ra P/E có tác động cùng chiều đối với thị giá cổ phiếu.
- Giả thuyết H3: Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu (BVPS) có tác động thuận chiều đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp:
Số tiền trên mỗi cổ phiếu phổ thông sẽ nhận được nếu tất cả tài sản của công ty được bán theo giá trị kế toán của chúng và số tiền thu được còn lại sau khi thanh toán tất cả các khoản nợ phải trả. Cụ thể hơn, nó được xác định bằng cách liên hệ giá trị ban đầu của cổ phiếu phổ thông của một công ty đối với bất kỳ dòng chảy ra và dòng vào nào với số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Prem Prasad Silwal và Samrina Napit(2019) đã chỉ ra có mối tương quan lớn giữa BVPS đến thị giá cổ phiếu niêm
26
yết. Sharma (2006) tiết lộ rằng giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu có tác động đáng kể đến giá thị trường của cổ phiếu. Dựa trên cơ sở đó, nghiên cứu phát triển giả thuyết sau:
- Giả thuyết H4: Cấu trúc vốn (CAP) có tác động ngược chiều đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp:
Irfan và Nishat (2002) đã chỉ ra những tác động ngược chiều giữa cấu trúc vốn của doanh nghiệp, cụ thể là tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản đến giá trị trường của cổ phiếu niêm yết. Nguyễn Ngọc Thức và công sự (2018) cũng đưa ra kết luận tương đồng về mối quan hệ của cấu trúc vốn đến thị giá. Các nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng nguồn vốn vay nợ nhiều mà không hiệu quả sẽ tạo tâm lý không tích cực cho nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào công ty khiến cho thị giá điều chỉnh giảm.
- Giả thuyết H5: Quy mô của doanh nghiệp (SIZE) có tác động thuận chiều đến giá cổ phiếu của doanh nghiệp:
Quy mô là một thước đo tài chính quan trọng được sử dụng để thể hiện quy mô của ngân hàng, theo nhiều cách, quy mô của doanh nghiệp có thể được đo lường.
Trong nghiên cứu này, quy mô ngân hàng được đo lường bằng tổng tài sản được tính theo logarit tự nhiên. Nghiên cứu được thực hiện bởi Ramzan (2011) cũng như Sharif và cộng sự (2015) cho thấy quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ thuận chiều với giá thị trường của cổ phiếu. Điều này thể hiện với các doanh nghiệp quy mô lớn ,có tiềm lực tài chính vững mạnh đi cùng với năng lực cạnh tranh, uy tín sẽ thu hút một lượng lớn nhà đầu tư sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng cao.
27