CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN
2.2. T ổ chức công tác kế toán của công ty
2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán
Nguồn: https://techpro.vn/
Kế toán trưởng
Là người đứng đầu của phòng kế toán, chịu trách nghiệm trực tiếp về việc thực hiện toàn bộ hoạt động kế toán tại công ty trước cấp trên và cơ quan Nhà nước. Đồng thời là người hỗ trợ đưa ra cố vấn về các vấn đề liên quan đến tài chính cho các vị trí cấp cao trong công ty.
Kế toán chi phí
Vai trò: Cung cấp các thông tin về chất lượng công việc hoàn thành từ đó giúp Ban giám đốc có thể kiểm soát hoạt động doanh nghiệp; đo lường giá vốn của tất cả nguồn
lực và tiêu thụ một loại sản phẩm hoặc dịch vụ; giúp Công ty hợp lý hoá sản xuất để giảm chi phí mang và tăng doanh thu.
Nhiệm vụ: Phản ánh theo dõi và ghi chép kịp thời mọi chi phí thực tế phát sinh;
kiểm tra tình hình thực hiện định mức các loại chi phí nhằm ngăn cản các khoản chênh lệch so với định mức, các thiệt hại trong quá trình sản xuất và tiêu thụ; tính toán giá thành hợp lý để Ban giám đốc xem xét đưa ra kế hoạch kinh doanh chính xác.
Kế toán công nợ
Vai trò: Có ảnh hưởng đến kế toán phải thu và kế toán phải trả; Cung cấp cho Ban giám đốc về tình hình thu-chi của công ty, các khoản nợ của khách hàng đồng thời cho thấy được tình hình thanh toán công ty; ngăn chặn các đối tượng chiếm dụng vốn gây mất hiệu quả sử dụng vốn; ….Kế toán công nợ có mối liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển Công ty.
Nhiệm vụ: Phản ảnh ghi chép đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ thanh toán và các nghiệp vụ thu tiền khách hàng thực tế phát sinh; kiểm tra công nợ để lập biên bản xác nhận công nợ với từng đối tượng; hằng ngày nhập dữ liệu theo phiếu nhập kho phiếu xuất kho; trực tiếp tham gia thu hồi với các khoản nợ khó đòi và đưa ra các biện pháp dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi; theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng,…
Kế toán thanh toán
Vai trò: quản lý thực hiện các công việc lập chứng từ thu-chi trong doanh nghiệp mỗi khi có nhu cầu thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đồng thời trực tiếp theo dõi hạch toán các giao dịch nghiệp vụ kinh tế tài chính
Nhiệm vụ: Thực hiện các nghiệp vụ thu tiền ; theo dõi tiền gửi ngân hàng; theo dõi việc thanh toán qua thẻ của khách hàng; quản lý các chứng từ liên quan đến dòng tiền để thanh toán cho đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp; lập kế hoạch với nhà cung cấp hàng tháng, hàng quý; theo dõi các nghiệp vụ tạm ứng,..
Kế toán thuế
Vai trò: Phụ trách về việc khai báo thuế của Công ty là mối liên hệ giữa Nhà nước và doanh nghiệp
Nhiệm vụ: Tập hợp hoá đơn chứng từ phát sinh; lập báo cáo thuế hàng tháng hàng quý; lập và nộp các báo cáo tài chính, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môn bài; kiểm tra theo dõi các hoá đơn GTGT đầu ra và đầu vào, nắm bắt được tình hình hoàn thuế, nộp thuế để báo cáo cho Ban giám đốc,…
2.2.2. Thực hiện chế độ chính sách kế toán tại công ty a. Chính sách kế toán
- Công ty áp dụng Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài Chính ban hành.
- Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N - Hình thức kế toán: Nhật ký chung
- Hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên
- Tài sản cố định được tính theo nguyên giá và hao mòn luỹ kế, khấu hao tính theo phương pháp đường thẳng
- Đơn vị tiền tệ: VNĐ
- Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ b. Hệ thống báo cáo kế toán
Hệ thống BCTC của công ty tổng hợp đầy đủ nhất về tình hình tài sản nguồn vốn, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ theo từng kỳ kế toán nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho người sử dụng thông tin kế toán
Bao gồm:
Báo cáo tài chính:
- Bảng cân dối Kế toán: Mẫu B01-DNN - Báo cáo KQHĐKD: Mẫu B02-DNN
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu B03-DNN - Bản Thuyết Minh BCTC: Mẫu B09-DNN
Báo cáo thuế GTGT:
- Tờ khai thuế: Mẫu 01/GTGT
- Báo cáo tình hình sử dung hóa đơn điện tử
Báo cáo thuế TNDN
- Tờ khai quyết toán thuế TNDN: Mẫu số 02Đ/TNDN c. Tổ chức công tác kiểm tra kế toán
Công ty nhận sự kiểm tra hằng năm của Kiểm toán viên theo quy định của nhà nước trước khi tiến hành nộp báo cáo tài chính
Định kỳ đối chiếu sổ sách hoặc kiểm tra các bất thường đối với các khoản mục nhạy cảm như tiền mặt, nợ phải thu, nợ phải trả,.. để tránh bị lạm dụng, gây hiệu quả sử dụng vốn không tốt.
Ban giám đốc và kế toán trưởng kiểm tra đột xuất hàng tháng, quý, năm với nội dung:
- Kiểm tra việc thực hiện nội dung công tác kế toán - Kiểm tra việc tổ chức và quản lý bộ máy kế toán
- Kiểm tra sự luân chuyển của các chứng từ kế toán phát sinh
- Kiểm tra việc chấp hành các qui định khác của pháp luật về kế toán