Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Tuy Phước Bình Định

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tuy phước bình định (Trang 42 - 52)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN TUY PHƯỚC BÌNH ĐỊNH

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh huyện Tuy Phước Bình Định

2.1.3.1. t c động vốn

Công tác huy động vốn tại ngân hàng được thực hiện tương đối tốt, tạo nguồn vốn dồi dào, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước, Bình Định giai đoạn 2018 – 2020

Đơ ị: Tỷ đồng

Tiêu chí

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền

S i ă 2017

Số tiền

S i ă 2018

Số tiền

S i ă 2019 Số

tiề

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%) Nguồn vốn

huy động 1.203 189 18,6% 1.464 261 21.7% 1.778 314 21.4%

Nguồn vốn từ

dân cư 1.166 190 19,5% 1.420 254 21.8% 1.734 314 22.1%

Nguồn vốn từ Tổ chức và

Pháp nhân

37 (1) -2,6% 44 7 18.9% 44 0 0%

(Nguồn: [13], [14], [15])

ĐVT: tỷ đồng, %

Biểu đồ 2.1 Tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước, Bình Định giai đoạn 2018 – 2020

Qua bảng số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm, mức độ tăng trưởng ổn định. Cụ thể: Năm 2018 tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt 1.203 tỷ đồng, tăng 18,6% so với năm 2017. Năm 2019 tổng nguồn vốn của ngân hàng đạt 1.464 tỷ đồng, tăng 21,7%, tương đương 261 tỷ đồng so với năm 2018. Năm 2020 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.778 tỷ đồng, tăng 21,4%, tương đương 261 tỷ đồng so với năm 2019. Công tác huy động vốn tại Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đang thực hiện khá hiệu quả, tăng trưởng ổn định, giữ vững thị phần trên địa bàn, cơ cấu nguồn vốn phát triển theo hướng bền vững. Có được kết quả này là do chi nhánh đã xây dựng được thương hiệu, uy tín với khách hàng trên địa bàn, cùng với sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên cũng như áp dụng điều chỉnh kịp thời những chính sách hợp lý. Đồng thời, Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước có nhiều lợi thế như: sản phẩm tiền gửi đa dạng, công cụ lãi suất linh hoạt dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, mạng lưới trải rộng, chính sách chăm sóc khách hàng tốt, thái độ phục vụ nhiệt tình, chuyên nghiệp,…

1203

1464

1778

18.639%

21.696%

21.448%

17.00%

17.500%

18.00%

18.500%

19.00%

19.500%

20.00%

20.500%

21.00%

21.500%

22.00%

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000

2018 2019 2020

Nguồn vốn huy động Tốc độ tăng trưởng

đã thu hút khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng. Ngoài ra, trong thời gian vừa qua, do đầu tư sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh, thiên tai, giá vàng dao động với biên độ lớn tiềm ẩn nhiều rủi ro, tỷ giá USD/

VND tương đối ổn định, đầu tư công tăng nên tiền gửi ngân hàng vẫn được xem là kênh đầu tư an toàn trước các lo ngại về kinh tế toàn cầu.

Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ trọng nguồn tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn (trung bình khoảng 97%). Trong bối cảnh tín dụng tăng trưởng chậm, Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tăng trưởng huy động vốn phù hợp gắn với cân đối vốn, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tiết giảm chi phí để tạo tiền đề khơi thông dòng vốn tín dụng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh. Do vậy, Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước Tuy Phước xác định mục tiêu chính là tăng trưởng nguồn vốn ổn định bền vững nên tập trung tăng trưởng chính vào nguồn tiền gửi từ dân cư, đây là nguồn tiền gửi ổn định bền vững và tăng trưởng tốt qua hàng năm.

Có thể thấy rằng công tác huy động vốn trong thời gian vừa qua tại Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước là khá tốt trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 219,9 km2, dân số 180.300 người, thu nhập bình quân đầu người 47,3 triệu đồng/năm/người. Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn là nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trong năm 2020, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực của ngành công nghiệp, dịch vụ. Cụ thể:

Giá trị sản xuất các ngành (theo giá so sánh 2010) tăng: 9,2% (KH: 9,2%).

Trong đó: Nông, lâm và thủy sản tăng: 4,1%; Công nghiệp- Xây dựng tăng:

10,7%, riêng công nghiệp tăng 10,6%; Dịch vụ tăng: 11,3%. [16]

Đồng hành cùng với sự phát triển của Huyện Tuy Phước. Trong những năm qua, Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước liên tục gia tăng dư nợ cho vay đối với khách hàng trên địa bàn huyện nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội của huyện, giúp đỡ người nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống kinh tế. Theo đó, dư nợ tín dụng của chi nhánh liên tục được mở rộng qua các năm. Cụ thể, tình hình dư nợ theo phân loại khách hàng của chi nhánh như sau:

Bảng 2.2 Dư nợ cho vay theo phân loại khách hàng tại Agribank – Chi nhánh huyện Tuy Phước, Bình Định giai đoạn 2018 – 2020

Đơ ị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%)

Mức tăng giảm

Tốc độ tăng giảm

(%)

Mức tăng giảm

Tốc độ tăng giảm (%) KHCN 702 78,3% 813 77.1% 945 78,8% 111 15.8% 132 16.2%

Pháp Nhân 194 21,7% 242 22.9% 254 21,2% 48 24.7% 12 5.0%

Tổng dư

nợ 896 100% 1.055 100% 1.199 100% 159 17.7% 144 13.6%

(Nguồn: [13], [14], [15]) Nhìn chung về tình hình dư nợ của chi nhánh trong thời gian qua có thể thấy tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng khá tốt.

Cụ thể, tổng dư nợ của chi nhánh đạt 896 tỷ đồng vào năm 2018 và tăng lên 1.055 tỷ đồng vào năm 2019, tức tăng 159 tỷ đồng (tương đương 17.7%).

Đến năm 2020, dư nợ của chi nhánh tiếp tục tăng lên 1.199 tỷ đồng, tức tăng 144 tỷ dồng (tương đương 13.6%) so với năm 2019.

Hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đạt được kết quả dư nợ trên là do trong những năm qua, chi nhánh luôn coi đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là chỉ tiêu hàng đầu để thực hiện. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng áp dụng ưu đãi giảm lãi suất kèm nhiều sản phẩm cho vay, giảm bớt thủ tục và thời gian hoàn thiện hồ sơ vay vốn. Đặc biệt có thể thấy Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đang có xu hướng tăng trưởng cho vay KHCN, được thể hiện qua việc dư nợ cho vay KHCN tăng liên tục qua các năm. Năm 2018, dư nợ cho vay KHCN đạt 702 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 78,3%

trong tổng dư nợ. Đến năm 2019, tổng dư nợ cho vay KHCN đạt 813 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 77,1% tổng dư nợ. Đến năm 2020, tổng dư nợ cho vay KHCN tăng lên đạt: 945 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 78,8% tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân cho vay KHCN trong giai đoạn này đạt 15%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ KHCN và pháp nhân bằng với tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ của chi nhánh, đây cũng chính là chính sách tín dụng mà Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đang thực hiện, đó là tăng trưởng dư nợ cho vay đều ở cả 2 đối tượng là KHCN và Pháp nhân, trong đó tỷ trọng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là 80% và khách hàng pháp nhân chiếm khoảng 20%

trong tổng dư nợ của chi nhánh. Điều này phần nào cho thấy đường lối chiến lược kinh doanh của Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đang có xu hướng tập trung hơn vào thị trường bán l .

Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng theo kỳ hạn và tỷ lệ nợ xấu tại Agribank – Chi nhánh huyện Tuy Phước, Bình Định giai đoạn 2018 – 2020

(Đơ ị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm

2018 2019 2020

1. Tổng dư nợ tại chi nhánh 896 1055 1199

Ngắn hạn 479 608 710

+ Trung dài hạn 417 447 489

2. Nợ xấu 2,292 0,526 0,277

3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,26% 0,05% 0,02%

(Nguồn: [13], [14], [15]) Với phương châm hoạt động: “An toàn - Hiệu quả - Bền vững” bên cạnh việc tập trung để gia tăng dư nợ tín dụng thì Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước còn chú trọng việc cân đối cơ cấu tín dụng của chi nhánh giữa ngắn hạn và trung dài hạn. Đồng thời thực hiện tốt yêu cầu về hiệu quả cho vay, gắn chặt tăng trưởng tín dụng và kiểm soát rủi ro.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng cho vay ngắn hạn của Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước qua các năm từ 2018 đến 2020 lần lượt là 53,5%;

57,6% và 59,2%. Toàn bộ hoạt động tín dụng ngắn hạn chủ yếu là để cân đối vốn kinh doanh, tài trợ hoạt động, tập trung tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp, các hộ gia đình, cá nhận sản xuất kinh doanh có nhu cầu vốn ngắn hạn và cho vay cầm cố giấy tờ có giá tại quầy. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung và dài hạn trong năm 2018 gần tương đương với dư nợ ngắn hạn nhưng ngày càng thấp hơn so với các khoản vay ngắn hạn. Do từ năm 2020 đến nay chính sách tín dụng của hầu hết các TCTD là hạn chế cho vay trung dài hạn, ưu tiên tăng trưởng tín dụng ngắn hạn vì cho vay ngắn hạn ít rủi ro hơn, thời gian thu hồi vốn nhanh hơn. Dư nợ cho vay trung dài hạn tại Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước phần lớn là cho vay hộ nông dân trên địa bàn vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp: chăn nuôi, chăm sóc cây trồng, thời

gian thu hoạch từ hai đến ba năm. Một số là các cá nhân vay vốn tiêu dùng để mua, xây dựng, sửa chữa nhà và ngoài ra là một số các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư tài sản cố định,...

Về chất lượng tín dụng: Trong hoạt động ngân hàng thì cho vay là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng. Nợ quá hạn, nợ xấu phản ánh chất lượng khoản cho vay rất rõ nét và cho thấy mức độ an toàn trong hoạt động của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Do đó, giảm thiểu nợ quá hạn và nợ xấu luôn là mục tiêu của các ngân hàng thương mại. Tỷ lệ nợ xấu của Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước biến động qua các năm nhưng chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng dư nợ và đang có xu hướng giảm dần. Năm 2018, tỷ lệ nợ xấu khoảng 0,26% trong tổng dư nợ (tương đương khoảng 2,3 tỷ đồng) đến năm 2019 tỷ lệ nợ xấu còn 0,05% và năm 2020 là 0,02%. Đạt được kết quả trên là do Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đã chấp hành nghiêm túc chính sách kiểm soát tín dụng của NHNN tỉnh Bình Định và thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của hội sở chính, dựa trên nền tảng khách hàng vốn có chi nhánh đã xác định rõ mục tiêu, phát triển dư nợ đối với những khách hàng tốt, hiệu quả đảm bảo kiểm soát được rủi ro.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ

Agribank luôn nằm trong những ngân hàng hàng đầu trên thị trường, luôn đi đầu xu hướng về phát triển công nghệ số, luôn từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt nhất để phục vụ tối đa nhu cầu khách hàng.

Trong những năm qua Agribank đã đầu tư và phát triển những sản phẩm khoa học công nghệ cao trong các sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, dịch vụ th , dịch vụ ngân hàng điện tử và đã được khách hàng tin dùng.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tổng thu phí dịch vụ của Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước tăng liên tục qua các năm từ 2018 – 2020, và đạt 6,34 tỷ

đồng năm 2020. Đạt được những kết quả trên là do Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đã tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ, khai thác thế mạnh về mạng lưới, đầu tư nền tảng hệ thống công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình và có chính sách chăm sóc khách hàng hiệu quả.

Bảng 2.4 Kết quả hoạt động dịch vụ tại Agribank – Chi nhánh huyện Tuy Phước, Bình Định giai đoạn 2018 – 2020

(Đơ ị: tỷ đồng)

CHỈ TIÊU 2018 2019 2020

Thu phí dịch vụ thanh toán trong nước 2,84 3,07 2,95 Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế 0,03 0,03 0,05

Thu phí dịch vụ kiều hối 0,03 0,03 0,04

Thu phí dịch vụ th 0,54 0,66 0,87

Thu phí dịch vụ E-Banking 0,90 1,29 1,74

Thu phí từ nghiệp vụ ủy thác và đại lý 0,31 0,48 0,59

Thu phí dịch vụ khác 0,03 0,04 0,02

Thu ròng kinh doanh ngoại hối 0,01 0,03 0,07

Tổng thu phí dịch vụ 4,68 5,62 6,34

(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ) Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ th , Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đã triển khai thêm nhiều sản phẩm, chức năng tiện ích mới phù hợp với cách mạng công nghiệp hiện đại 4.0 như: thanh toán bằng QR Code, Samsung Pay, kết nối thanh toán trực tuyến qua OnePay, ví điện tử Moca, Airpay, MoMo; Th chip không tiếp xúc thương hiệu Visa, MasterCard, rút ngắn thời gian giao dịch và gia tăng tính bảo mật cho chủ th ... Ngoài ra, Agribank triển khai mở rộng dịch vụ tiện ích trên ứng dụng Agribank E-Mobile Banking, Internet Banking, SMS Banking đem lại hiệu quả rất cao đặc biệt là chuyển tiền liên ngân hàng nhanh chóng và tiện lợi. Nhờ đó, thu phí dich vụ của chi nhánh tăng liên tục từ năm 2018 – 2020. Cụ thể: thu phí dịch vụ th năm 2018 đạt khoảng 0.54 tỷ đồng, đến năm 2019 đạt 0.66 tỷ đồng (tăng

khoảng 0.12 tỷ đồng so với năm 2018). Sang năm 2020 thì thu phí dịch vụ th đạt 0.87 tỷ đồng, tăng khoảng 0,22 tỷ đồng so với năm 2019. Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước cũng gia tăng thu từ dịch vụ E-banking nhờ vào các giải pháp công nghệ 4.0 như triển khai các phương thức xác thực giao dịch nhằm nâng cao tính bảo mật; chuyển tiền liên ngân hàng 24/7 Internet Banking. Đồng thời, Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đã mở rộng triển khai các sản phẩm huy động vốn tự động trên E-banking, tiền gửi trực tuyến tại ATM đa chức năng. Nhờ đó, thu phí dịch vụ E-Banking của chi nhánh tăng liên tục qua cấc năm 2018 – 2020 và đạt 1,74 tỷ đồng vào năm 2020, tăng 0,45 tỷ đồng (tương đương tăng 35% so với năm 2019). Nhờ vào sự đang dạng của các tiện ích trên nền tảng công nghệ hiện đại đã tạo sự thuận tiện, an toàn, nhanh chóng và tiện ích cho khách hàng góp phần quan trọng trong việc quản bá thương hiệu và phát triển mạng lưới thanh toán cho Agribank.

Cùng với phát triển khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tiện ích, cung ứng các giải pháp thanh toán đồng bộ cho các đối tượng khách hàng, Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đã mang lại những kết quả khả quan về thu từ dịch vụ thanh toán, chủ yếu là dịch vụ thanh toán trong nước.

Đối với nhóm dịch vụ thanh toán trong nước, Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước tập trung phát triển dịch vụ thanh toán trên nhiều kênh phân phối để đẩy mạnh thanh toán đối với dịch vụ công cũng như thúc đẩy sự phát triển của thị trường thanh toán không dùng tiền mặt theo định hướng của Chính phủ và NHNN. Theo đó, năm 2018, thu phí dịch vụ thanh toán trong nước đạt 2,84 tỷ đồng, sang năm 2019 đạt 3,07 tỷ đồng (tăng 0,23 tỷ đồng so với năm 2018).

Đến năm 2020, thu phí dịch vụ thanh toán trong nước đạt 2,95 tỷ đồng, giảm nh so với năm 2019. Do trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tác động đến người dân và doanh nghiệp, Agribank áp dụng

chính sách giảm 50% mức phí giao dịch thanh toán và nhiều ưu đãi phí dịch vụ khác.

Dịch vụ khác: thanh toán quốc tế, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, … tăng đều qua các năm.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank – Chi nhánh huyện Tuy Phước, Bình Định giai đoạn 2018 – 2020

(Đơ ị: tỷ đồng)

CHỈ TIÊU 2018 2019 2020

So sánh

2019/2018 2020/2019 Giá trị Tỷ lệ

(%)

Giá trị

Tỷ lệ (%) Tổng thu nhập 119,6 151,2 179,5 31,6 26,4% 28,4 18,8%

Tổng chi phí 98,0 108,9 130,5 10,9 11,2% 21,6 19,8%

Lợi nhuận trước thuế 21,6 42,2 49,0 20,7 95,7% 6,8 16,1%

Lợi nhuận trước thuế

bình quân đầu người 0,65 1,24 1,40 0,59 90% 0,16 12,8%

(Nguồn: [13], [14], [15]) Thu nhập của Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước tăng trưởng qua các năm. Thu nhập năm 2018 của Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đạt 119,6 tỷ đồng, thu nhập năm 2019 đạt 151,2 tỷ đồng, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập năm 2020 của chi nhánh đạt 179,5 tỷ đồng, tăng 18,8% so với năm trước đó. Bên cạnh hoạt động kinh doanh hiệu quả, trong năm 2019 và năm 2020, chi nhánh cũng tích cực triển khai thu hồi nợ đã xử lý rủi ro và thanh lý tài sản bảo đảm, nguồn thu này cũng đóng góp đáng kể trong việc tăng trưởng tổng thu nhập của chi nhánh. Cùng với thu nhập, chi phí hàng na m cũng có những biến đọ ng, cụ thể: Na m 2018 là 98 tỷ đồng, na m 2019 chi phí tăng 10,9 tỷ đồng (tu o ng ứng tỷ l 11,2%) đạt mức 108,9 tỷ đồng; nhu ng na m 2020 tổng chi phí ta ng mạnh so với

na m tru ớc (ta ng 19,8%) ở mức 130,5 tỷ đồng. Chi phí năm 2020 tăng, nguyên nhân chủ yếu là do: Chi trả lãi tiền gửi khách hàng ta ng do số du huy đọ ng vốn của na m 2020 ta ng so với na m tru ớc, chi phí hoạt động quản lý và chi tài sản tăng do quy mô tăng nên chi phí về khuyến mãi, mua công cụ tăng, dự phòng chung tăng do dư nợ tăng trưởng.

Từ bảng số liệu trên cho thấy, hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2018 – 2020 của Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước đã đạt được những kết quả khả quan. Lợi nhuận trước thuế năm 2018 đạt 21,6 tỷ đồng, đến năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 42,2 tỷ đồng, tăng 20,7 tỷ đồng, tương đương 95,7% so với năm 2018. Sang năm 2020, lợi nhuận trước thuế đạt 49 tỷ đồng, tăng 6,8 tỷ đồng, tương đương 16,1% so với năm 2019. Mặc dù trong giai đoạn này, tình hình hoạt động của chi nhánh gặp nhiều khó khăn do áp lực cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên cùng địa bàn, tình hình kinh tế nhiều bất ổn do dịch Covid – 19, thiên tai xảy ra liên tiếp ảnh hưởng đời sống kinh tế của người dân tại địa phương,… nhưng Agribank chi nhánh huyện Tuy Phước vẫn giữ được tăng trưởng qua các năm. Đây là một tín hiệu tốt, cho thấy ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng cả về quy mô và chất lượng, góp phần đưa chi nhánh phát triển ổn định, vững mạnh.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện tuy phước bình định (Trang 42 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)