Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng an toàn tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội việt nam chi nhánh hoài đức (Trang 22 - 28)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀI ĐỨC

2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Thực hiện huy động vốn chính là bước đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, tạo tiền đề để thực hiện kinh doanh tín , một ngân hàng có lƣợng vốn huy động dồi dào sẽ có khả năng cấp room tín dụng với khối lƣợng lớn hơn về các chi nhánh, đẩy nhanh khả năng phát triển và mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh với các ngân hàng khác. Vì vậy, việc chú trọng huy động vốn là công tác cực kỳ quan trọng đối với các ngân hàng thương mại. Hiện nay, các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam nói riêng đều đang nỗ lực phát triển hệ thống giao dịch nhanh chóng, tiện lợi, đẹp mắt để thu hút KH sử dụng là hệ thống giao dịch trực tuyến chính đồng thời đƣa ra những chính sách gửi tiết kiệm với lãi suất vô cùng cạnh tranh kèm theo việc cải thiện chất lƣợng dịch vụ và chăm sóc KH nhằm mục đích thu hút vốn huy động về ngân hàng cũng như tăng cường CASA, mở rộng thị phần và quảng bá thương hiệu.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội MB - Chi nhánh Hoài Đức giai đoạn 2019-2021

Nguồn vốn huy

động

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Biến động năm 2019 -

2020

Biến động năm 2020 -

2021 Vốn

huy động

(tỷ VND)

Vốn huy động

(%)

Vốn huy động

(tỷ VND)

Vốn huy động

(%)

Vốn huy động

(tỷ VND)

Vốn huy động

(%)

Vốn huy động

(tỷ VND)

Vốn huy động

(%)

Vốn huy động

(tỷ VND)

Vốn huy động

(%) Tiền gửi

từ các tổ chức kinh tế

1.573, 17

55,54

%

1.683, 77

55,15

%

1.713, 65

52,51

% 110,60 7,03% 29,88 1,77%

Tiền gửi từ cá nhân

1.259, 53

44,46

%

1.369, 15

44,85

%

1.549, 86

47,49

% 109,62 8,70% 180,71

13,20

% Tổng

vốn huy động

2.832, 70

100,00

%

3.052, 92

100,00

%

3.263, 51

100,00

% 220,22 7,77% 210,59 6,90%

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh)

Qua bảng 2.1, có thể nhận thấy rằng tổng nguồn vốn huy động qua các năng có xu hướng tăng, cụ thể ở mức 7,77% tương đương với 220,22 tỷ VND trong giai đoạn 2019 - 2020 và 6,90% tương đương với 210,59 tỷ VND trong giai đoạn 2020 - 2021, đây là tín hiệu tốt bởi việc gia tăng vốn huy động cho thấy việc thực hiện các chính sách đề ra nhằm thu hút vốn huy động của chi nhánh đang đƣợc triển khai tốt và có hiệu quả.

Doanh số huy động vốn đến từ cả các tổ chức kinh tế và cá đều tăng, tuy

hệ thống ngân hàng thương mại nói chung, hầu hết tỷ lệ vốn huy động từ các tổ chức kinh tế đều ở mức trên 50%, vậy nên tỷ lệ tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại Chi nhánh không có gì đáng lo ngại. Lý giải cho việc thay đổi tỷ lệ KH trong công tác huy động vốn, có thể do việc chi nhánh đƣợc thành lập từ năm 2018, là một chi nhánh rất mới nên việc phát triển huy động vốn từ các tổ chức tín dụng sẽ dễ dàng hơn so với cá nhân khi những KH này tập trung về mặt lợi ích trong khi có nhiều lý do khiến cho việc giới thiệu chi nhánh và các sản phẩm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam đến với các KH cá nhân gặp phải nhiều khó khăn, khó có thể thực hiện trong ngắn hạn. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm khá lớn trong tỷ lệ KH là các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2020 - 2021 ở mức -2,64% so với giai đoạn 2019 - 2020 có thể là một dấu hiệu cho thấy công tác quản lý và chăm sóc dành cho nhóm KH này được thực hiện chưa thực sự tốt, Chi nhánh cần lưu ý và điều chỉnh trong vấn đề này.

2.1.3.2. Tình hình KDTD

So với công tác huy động vốn, công tác tín dụng đƣợc hầu hết các ngân hàng chú trọng không kém với số lƣợng các phòng ban và nhân lực có thể nhiều hơn gấp nhiều lần, cho thấy mức độ quan trọng của việc thực hiện KDTD tại các ngân hàng hiện nay. Đối với hầu hết các ngân hàng, doanh thu chủ yếu đề từ khoản tiền chênh lệch giữa lãi suất vốn huy động và lãi suất cho vay tín dụng, vì vậy, đối với ngân hàng, giống nhƣ huy động vốn, công tác KDTD cần đƣợc đặc biệt chú trọng, đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi nền kinh tế đang trong giai đoạn hồi phục sau đại dịch Covid-19, nhận đƣợc các chính sách kích cầu kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp từ phía Nhà nước, nhu cầu tín dụng đang ở mức rất cao trong thời gian trở lại đây và là giai đoạn quyết định, cạnh tranh gay gắt để bảo vệ và mở rộng thị phần giữa các ngân hàng, công tác KDTD tại các ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức nói chung đang là mục tiêu số một được đặt ra nhằm tăng cường mở rộng và phát triển nhưng vẫn phải đảm bảo rủi ro an toàn tín dụng ở mức thấp.

Bảng 2.2. Doanh số tín dụng theo thời hạn khoản vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức giai đoạn 2019-2021

Kỳ hạn

2019 2020 2021

Biến động năm 2019 - 2020

Biến động năm 2020 - 2021 Dƣ nợ

(tỷ VND)

Dƣ nợ (%)

Dƣ nợ (tỷ VND)

Dƣ nợ (%)

Dƣ nợ (tỷ VND)

Dƣ nợ (%)

Dƣ nợ (tỷ VND)

Dƣ nợ (%)

Dƣ nợ (tỷ VND)

Dƣ nợ (%) Ngắn hạn 951,73 88,17% 1.003,21 87,54% 1.143,39 88,52% 51,48 5,41% 140,18 13,97%

Trung hạn và

dài hạn 127,65 11,83% 142,84 12,46% 148,25 11,48% 15,19 11,90% 5,41 3,79%

Tổng dƣ nợ 1079,38

100,00

% 1.146,05

100,00

% 1.291,64

100,00

% 66,67 6,18% 145,59 12,70%

Bảng 2.3. Doanh số tín dụng theo đối tượng KH của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức giai đoạn 2019-2021

Đối tƣợng KH

2019 2020 2021

Biến động năm 2019 - 2020

Biến động năm 2020 - 2021 Dƣ nợ

(tỷ VND)

Dƣ nợ (%)

Dƣ nợ (tỷ VND)

Dƣ nợ (%)

Dƣ nợ (tỷ VND)

Dƣ nợ (%)

Dƣ nợ (tỷ

VND) Dƣ nợ (%) Dƣ nợ (tỷ VND)

Dƣ nợ (%)

KH Cá

nhân 215,23 19,94% 203,14 17,73% 207,15 16,04% -12,09 -5,62% 4,01 1,97%

KH Doanh nghiệp siêu

nhỏ 106,98 9,91% 92,2 8,05% 135,82 10,52% -14,78 -13,82% 43,62 47,31%

KH Doanh

nghiệp nhỏ 218,03 20,20% 286,29 24,98% 301,19 23,32% 68,26 31,31% 14,9 5,20%

KH Doanh

nghiệp vừa 269,75 24,99% 293,46 25,61% 53,7 4,16% 23,71 8,79% -239,76 - 81,70%

KH Doanh

nghiệp lớn 269,39 24,96% 270,96 23,64% 593,78 45,97% 1,57 0,58% 322,82

119,14

%

Tổng dƣ nợ 1.079,3 8

100,00

%

1.146,0 5

100,00

%

1.291,6 4

100,00

% 66,67 6,18% 145,59 12,70%

(Nguồn: Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh)

Qua bảng 2.2 và 2.3, có thể thấy rằng doanh số tổng dƣ nợ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức cũng ghi nhận kết quả tăng trưởng qua các năm, cụ thể ở mức 6,18% tương đương với 66,67 tỷ VND trong giai đoạn 2019 - 2020 và 12,7% tương đương với 145,59 tỷ VND trong giai

cho thấy chi nhánh đang hoạt động hiệu quả, đúng với định hướng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam.

Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn khoản vay đƣợc thể hiện qua bảng 2.2, cho thấy hầu hết các khoản vay đều góp phần vào doanh thu tổng dƣ nợ của chi nhánh đều thuộc nhóm nợ ngắn hạn, phù với chủ trương, định hướng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam nói riêng và toàn ngành nói chung bởi những khoản vay ngắn hạn thường có rủi ro thấp hơn khá nhiều các khoản vay thuộc nhóm trung và dài hạn do hầu hết hoạt động SXKD các doanh nghiệp đều có chu kỳ vòng quay vốn dưới 12 tháng, đảm bảo việc trả nợ đúng hạn. Vì vậy, hầu hết các ngân hàng, trong đó Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam cũng không ngoại lệ, đều có chính sách vay dài hạn yêu cầu hồ sơ cực kỳ chặt chẽ và LSTD cũng khá cao, nhằm đẩy mạnh mảng vay ngắn hạn và giảm thiểu rủi ro.

Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng KH đƣợc thể hiện qua bảng 2.3, cho thấy KH doanh nghiệp góp phần lớn vào tổng dư nợ của chi nhánh, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Do tính chất của tín dụng doanh nghiệp với các khoản vay chủ yếu phục vụ mục đích kinh doanh, khác với tín dụng cá nhân hầu nhƣ chỉ tập trung vào vay tiêu dùng, vay mua nhà, mua xe, tín dụng doanh nghiệp thường có quy mô lớn hơn rất nhiều, vì vậy việc tín dụng doanh nghiệp chiếm phần lớn tổng dƣ nợ của chi nhánh là điều hoàn toàn dễ hiểu và hợp lý. Trong nhóm KH doanh nghiệp, có thể nhận thấy rằng nhóm KH chiếm tỷ trọng thấp nhất của chi nhánh là nhóm KH siêu nhỏ, do quy mô doanh nghiệp bé, tài sản đảm bảo có giá trị không lớn, dòng tiền không dồi dào,.. nên nhóm KH này khó có điều kiện tiếp cận vốn, góp phần khá nhỏ vào tổng dƣ nợ của chi nhánh.

Nhóm KH nhỏ và vừa tuy cũng gặp những khó khăn tương tự nhóm KH siêu nhỏ nhƣng những KH này đã có kinh nghiệm làm việc với ngân hàng, tín nhiệm tín dụng ở mức vừa đến cao, tài sản đảm bảo có giá trị cao hơn cũng nhƣ có khả năng chứng minh đƣợc dòng tiền tốt hơn, hồ sơ vay vốn cũng ít rủi ro hơn. Tại khu vực Hoài Đức và Hà Đông, số lƣợng doanh nghiệp thuộc nhóm quy mô KH này cũng rất lớn, hiện tại, Hà Đông đang là quận có số lƣợng doanh nghiệp nhiều nhất toàn

thành của các doanh nghiệp tại Hà Nội do không gian kinh doanh, xây dựng nhà máy sản xuất trong nội thành đã không còn. Vì vậy, 2 nhóm khách này đƣợc xác định là nhóm KH trọng tâm của chi nhánh. Theo quy định, chi nhánh Hoài Đức chƣa đủ thẩm quyền để quản lý các KH thuộc nhóm KH quy mô lớn, nhƣng có một số KH khi bắt đầu làm việc với chi nhánh đƣợc vẫn thuộc nhóm KH có quy mô vừa và trong quá trình SXKD đã phát triển lên nhóm KH có quy mô lớn nên chi nhánh vẫn đang đảm nhiệm quản lý một vài KH thuộc nhóm này nhƣ công ty Vimid, S5T,... Số lƣợng KH thuộc nhóm KH quy mô lớn này tuy không nhiều nhƣng với số tiền trong mỗi khoản vay của những KH này là khá lớn nên nhóm KH này vẫn góp một phần khá đáng kể vào tổng dƣ nợ của chi nhánh.

2.1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức

Chỉ tiêu Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Biến động năm 2019 - 2020

Biến động năm 2020 - 2021 Số lƣợng

(tỷ VND)

Số lƣợng (%)

Số lƣợng (tỷ VND)

Số lƣợng (%) Thu nhập

hoạt động thuần

253,75 262,38 267,54 8,63 3,40% 5,16 1,97%

Thu nhập

từ lãi 234,92 238,21 241,08 3,29 1,40% 2,87 1,20%

Thu nhập

từ dịch vụ 9,24 11,26 12,65 2,02 21,86% 1,39 12,34%

Thu nhập từ hoạt

động khác

9,59 12,91 13,81 3,32 34,62% 0,90 6,97%

Chi phí hoạt động

quản lý

-69,35 -72,01 -73,89 -2,66 3,84% -1,88 2,61%

Lợi nhuận

trước thuế 95,73 98,69 99,35 2,96 3,09% 0,66 0,67%

Qua bảng 2.4, có thể nhận thấy rằng phần lớn doanh thu của chi nhánh đến từ thu nhập từ lãi, thu nhập từ dịch vụ và thu nhập từ hoạt động khác. Tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh có xu hướng tăng đều qua các năm, đạt mức 253,75 tỷ VND vào năm 2018, 262,38 tỷ VND vào năm 2019 và 267,54 tỷ VND vào năm 2020, cho thấy chi nhánh đang hoạt động có hiệu quả, liên tục cải thiện về doanh thu, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam. Trong đó, thu nhập từ lãi chiếm phần lớn tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đạt mức 92,57% tổng thu nhập thuần năm 2018 tương đương với 234,92 tỷ VND, 90,79% tổng thu nhập thuần năm 2019 tương đương với 238,21 tỷ VND và 90,1% tổng thu nhập thuần năm 2020 tương đương với 241,08 tỷ VND, phần còn lại trong doanh thu của chi nhánh đến từ hoạt động dịch vụ và một số hoạt động khác. Chi phí hoạt động quản lý cũng có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm trước ở mức 3,83% tương đương với 2,66 tỷ VND vào năm 2019 và 2,61% tương đương với 1,88 tỷ VND, phù hợp với xu hướng phát triển của chi nhánh nói riêng và toàn ngành ngân hàng nói chung. Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh luôn đạt mức dương, đồng thời tỷ lệ lợi nhuận trước thuế/doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh luôn ở mức khá lớn, đạt 37,72% vào năm 2018, 37,61% vào năm 2019 và 37,13% vào năm 2020, thể hiện hiệu quả hoạt động của chi nhánh ở mức tốt và liên tục phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng an toàn tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội việt nam chi nhánh hoài đức (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)