Ví dụ về quy trình thực hiện phương án cấp tín dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên JRW Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng an toàn tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội việt nam chi nhánh hoài đức (Trang 38 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀI ĐỨC

2.3. Thực trạng chất lƣợng an toàn tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt nam - Chi nhánh Hoài Đức

2.3.1. Ví dụ về quy trình thực hiện phương án cấp tín dụng cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên JRW Việt Nam

Tuy là một trong những chi nhánh có doanh số kinh doanh vƣợt chỉ tiêu tính theo phần trăm tốt nhất trong hệ thống của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam, chi nhánh Hoài Đức trong công tác thực hiện KDTD vẫn còn tồn đọng một số vấn đề và rủi ro có khả năng làm ảnh hưởng đến chất lượng an toàn tín dụng của chi nhánh nói riêng và toàn bộ hệ thống nói chung. Nhằm mục thể hiện một cách rõ nét nhất thực trạng chất lượng an toàn tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam - Chi nhánh Hoài Đức, em xin được tường thuật thực tiễn các bước việc thực hiện quy trình một phương án cấp tín dụng tại chi nhánh, đồng thời phân tích một phương án tín dụng cho em trực tiếp xử lý trên vai trò CV Quan hệ KH Doanh nghiệp tại chi nhánh, cụ thể là phương án cấp tín dụng dành cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên JRW Việt Nam, thuộc phân khúc KH doanh nghiệp siêu nhỏ (doanh thu bình quân 3 năm gần nhất dưới 20 tỷ VND) do em tin rằng trong những phương án cấp tín dụng em từng được phân công

ngân hàng nói chung, đồng thời cũng thể hiện đƣợc những khó khăn của những doanh nghiệp nhỏ tại Việt Nam trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng..

Chi nhánh Hoài Đức là một chi nhánh mới thành lập của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội Việt Nam, do nằm trong khu vực địa bàn tuy nhiều tiềm năng nhƣng chƣa thực sự phát triển, lƣợng KH hiện hành thấp, số lƣợng cán bộ ít ỏi nên công tác KDTD chƣa thực sự khả quan cũng nhƣ gặp nhiều khó khăn trong khâu tìm kiếm KH mới. Tại chi nhánh Hoài Đức, công tác tiếp cận và tìm kiếm KH mới đƣợc thực hiện chủ yếu qua hình thức telesale - liên lạc qua hình thức gọi điện tới số điện thoại của doanh nghiệp thông qua nguồn dữ liệu thu thập đƣợc cung cấp bởi Sở giao dịch 1 hoặc do CV tự tìm kiếm. Cách tiếp cận này thường có hiệu quả thấp do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Đối với những KH thuộc phân khúc doanh thu từ siêu nhỏ đến nhỏ (doanh thu bình quân 3 năm gần nhất từ dưới 20 đến dưới 100) thường không có hoặc có nhu cầu thấp đối với hoạt động vay tín dụng với các ngân hàng vì chủ yếu những doanh nghiệp này hoạt động SXKD nhỏ lẻ, không có nhu cầu vay vốn giá trị lớn, chƣa có kinh nghiệm làm việc với ngân hàng, không có tài sản bảo đảm phù hợp với nhu cầu giá trị khoản vay, lãi suất chƣa thực sự hấp dẫn,...

- Đối với những KH thuộc phân khách doanh thu từ vừa đến lớn (doanh thu bình quân 3 năm gần nhất từ 100 tỷ trở lên) thường sẽ đang làm việc với rất nhiều những ngân hàng khác, đồng thời sẽ cũng thường sẽ có quan hệ với CV/lãnh đạo tại ngân hàng đó, rất khó để thuyết phục doanh nghiệp chuyển sang sử dụng ngân hàng khác. Ngoài ra, tuy là một trong những ngân hàng lớn, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam không đủ quy mô để đƣa ra những chính sách cạnh tranh về lãi suất với những ngân hàng quốc doanh như Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam đối với những KH thuộc mức doanh thu này.

- Những dữ liệu cho hoạt động telesale thường có độ tin cậy thấp, gây ra khó khăn trong quá trình tiếp thị sản phẩm.

Do những khó khăn kể trên, những KH tiếp cận được qua phương pháp tìm kiếm KH này thường cũng có chất lượng không cao, SXKD chưa thực sự tốt, có nhiều nguy cơ rủi ro chậm trả nợ, làm giảm chất lƣợng an toàn tín dụng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên JRW Việt Nam là một doanh nghiệp KH được tiếp cận theo phương pháp telesale bởi ông Mai Văn Bằng - cán bộ Trưởng phòng Quan hệ KH Doanh nghiệp của chi nhánh Hoài Đức, được phân công quản lý và thực hiện phương án vay vốn cho em, Cầm Long Giang - CV Tập sự Quan hệ KH Doanh nghiệp. Sau khi thực hiện công tác telesale thành công, nhận thấy KH có tiềm năng và có nhu cầu vay vốn cũng nhƣ có khả năng đáp ứng đƣợc những yêu cầu tín dụng của ngân hàng, cán bộ Trưởng phòng đã bàn giao cho em để tiếp cận tìm hiểu thêm thông tin về doanh nghiệp.

Sau khi tiến hành gặp gỡ, trò chuyện với KH cũng nhƣ điều tra cụ thể tình hình SXKD tại doanh nghiệp, em có thể đƣa ra những nhận định nhƣ sau:

- Doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công hoàn thiện công trình, là một ngành có mức độ an toàn tín dụng ở mức khá theo đánh giá và định hướng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam. Là một nhánh của ngành thi công xây lắp, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mang nhiều tính chất của ngành này nhƣ độ ổn định cao, ít bị tác động bởi các yếu tố khách quan, hợp đồng kinh tế với KH thường mang giá trị lớn,... nhưng để mang lại nguồn doanh thu ổn định sẽ yêu cầu người điều hành có quan hệ với một hoặc nhiều nhà thầu lớn, uy tín, có lượng dự án dồi dào và thường xuyên.

- Sản phẩm kinh doanh chính của doanh nghiệp là hoàn thiện công trình nhà hàng, nhà máy, chung cƣ đã xây dựng phần thô nhƣ lát sàn, sơn màu, lắp đặt hệ thống điện và đèn chiếu sáng, lắp đặt hệ thống điều hoà và thông gió, mua và lắp đặt nội thất,...

- Doanh nghiệp có 2 văn phòng, văn phòng tại Hà Nội có địa chỉ: T3- Thăng Long Victory, An Khánh, Hoài Đức, HN, văn phòng tại Hải Phòng có địa chỉ: Marina Cầu Rào 2, Lê Chân, Hải Phòng, tuy nhiên văn phòng tại Hải Phòng không đƣợc đăng ký địa điểm kinh doanh do doanh nghiệp chỉ thuê lại một phần

- Doanh nghiệp hiện tại có 8 lao động chính, trong đó có 5 lao động có quốc tịch Việt Nam và 3 lao động có quốc tịch nước ngoài, doanh nghiệp còn có thêm nhiều cộng tác viên và lao động thời vụ trong đó chủ yếu là nhân viên vận hành thiết kế và công nhân.

- Quy trình SXKD: Trao đổi và nhận yêu cầu của KH - Thiết kế 2D hoặc dựng 3D sơ bộ - Chốt thiết kế với KH - Chào giá - Lên dự toán - Mua nguyên vật liệu - Thi công - Quyết toán công trình.

- Chủ doanh nghiệp hiện tại là bà Nguyễn Thị Tú Oanh, sinh năm 1987, quê quán tại Bạc Liêu, thường trú tại Thái Bình. Qua trao đổi trực tiếp, có thể nhận thấy rằng bà Nguyễn Thị Tú Oanh gần nhƣ không hề nắm đƣợc bất kỳ thông tin nào liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trao đổi với kế toán công ty, bà Tống Thị Hà cho biết bà Nguyễn Thị Tú Oanh chỉ đảm nhiệm vị trí giám đốc trên danh nghĩa, người điều hành doanh nghiệp thực sự là chồng của bà Oanh, một người có quốc tịch Hàn Quốc. Sở dĩ bà Oanh đảm nhiệm chức vụ giám đốc là do nếu chồng của bà Oanh đứng tên là chủ doanh nghiệp, trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn về quy định của nhà nước đối với doanh nghiệp FDI.

Trong việc điều hành doanh nghiệp, bà Oanh chỉ có nhiệm vụ ký kết những văn bản liên quan, còn việc điều hành doanh nghiệp do chồng của bà Oanh đảm nhiệm và công tác tài chính cũng nhƣ quản lý nội bộ đƣợc kế toán của công ty, bà Hà, thực hiện.

- KH chủ yếu của doanh nghiệp là những công ty có chủ doanh nghiệp hoặc người điều hành là người có quốc tịch Hàn Quốc, những KH này được giới thiệu qua một số người môi giới có quan hệ với chồng của bà Oanh.

- Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp là bổ sung vốn lưu động để thanh toán 2 hoá đơn trị giá khoảng 350 triệu VND. Tài sản bảo đảm của công ty muốn sử dụng để thực hiện vay tín dụng với ngân hàng là 01 xe Innova đời 2018 đã có bảo hiểm tại công ty Bảo hiểm Bưu điện Hải Phòng.

Sau khi trao đổi trực tiếp với KH cũng nhƣ điều tra tình hình SXKD trực tiếp tại doanh nghiệp, em đã thực hiện đánh giá rủi ro và báo cáo lên cán bộ lãnh đạo bộ phận Quan hệ KH Doanh nghiệp tại chi nhánh. Mặc dù doanh nghiệp đƣợc em đánh

nhánh khác trong nội bộ cũng nhƣ toàn ngành, doanh số KDTD tín đến thời điểm đó của chi nhánh vẫn chƣa đạt chỉ tiêu, đồng thời giá trị khoản vay có giá trị nhỏ so với khối tín dụng doanh nghiệp, khả năng phát sinh nợ chậm trả, nợ khó đòi dài hạn có ít khả năng hơn nên cán bộ Trưởng phòng vẫn quyết định yêu cầu em thực hiện cấp tín dụng cho doanh nghiệp này. Ngoài ra, cán bộ Trưởng phòng chỉ đạo yêu cầu doanh nghiệp thực hiện yêu cầu những điều kiện sau kèm theo phương án cấp tín dụng:

- Vì doanh nghiệp không mua bảo hiểm phi nhân thọ cho tài sản bảo đảm nên doanh nghiệp phải thực hiện mua gói bảo hiểm nhân thọ MBAL trị giá 20 triệu VND trở lên.

- Doanh nghiệp phải thực hiện chuyển đổi tài khoản giao dịch chính sang tài khoản của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam.

Tuy số tiền vay là khá nhỏ, doanh nghiệp hiện đang cần gấp số tiền này để thanh toán hoá đơn cho KH nên đã đồng ý với các điều khoản bổ sung của cán bộ Trưởng phòng. Sau khi bên doanh nghiệp chấp nhận thỏa thuận, em tiến hành gửi phiếu yêu cầu định giá tới đơn vị dịch vụ định giá của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam MB AMC để thực hiện định giá tài sản bảo đảm của doanh nghiệp. Kết quả định giá thu về nhƣ sau:

Bảng 2.5. Báo cáo định giá tài sản 301.22.193104

Tên tài sản Toyota Innova - 2018

Mã tài sản 301.22.193104

Loại tài sản Phương tiện vận tải

Xuất xứ thương hiệu Nhật Bản

Tình trạng Đã qua sử dụng

Giá trị định giá 525.000.000 VND

LTV theo quy định 70%

(Nguồn: Báo cáo định giá tài sản 301.22.193104 tại MB AMC) Thực hiện tính toán giá trị giải ngân tối đa theo công thức:

Ta có: Giá trị giải ngân tối đa = 525.000.000 * 70% = 367.500.000 VND So sánh giá trị giải ngân tối đa đối với tài sản bảo đảm đƣợc định giá của doanh nghiệp ở mức 367.500.000 VND với giá trị hoá đơn cần thanh toán của doanh nghiệp ở mức khoảng 350.000.000 VND, có thể thấy tài sản bảo đảm đủ giá trị để thực hiện phương án cấp tín dụng và giải ngân cho hoá đơn này.

Sau khi đảm bảo giá trị của tài sản bảo đảm đủ điều kiện để đáp ứng giá trị của khoản vay, em thực hiện kết hợp làm việc cùng kế toán của doanh nghiệp để thu thập những hồ sơ liên quan theo quy định đƣợc sử dụng trong quá trình thực hiện phương án cấp tín dụng, trong đó bao gồm:

Bảng 2.6. HỒ SƠ CẤP HẠN MỨC ĐỐI VỚI SMEs SIÊU NHỎ

HỒ SƠ PHÁP LÝ

Đăng ký kinh doanh 1

Bản công chứng (6 tháng gần nhất) hoặc scan bản gốc

CMND/CCCD/hộ chiếu/

các giấy tờ có giá trị tương đương của người đại diện pháp luận

1 Bản sao y công chứng (6 tháng gần nhất)

Điều lệ Công ty 1 Bản sao y có đóng dấu

giáp lai

HỒ SƠ TÀI CHÍNH

BCTC thuế 2019 + 2020 (bản có chữ ký điện tử).

Bao gồm:

+ Bảng cân kế toán +Báo cáo kết quả hđsx Kinh Doanh

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

+ Thuyết minh báo cáo tài chính (file excel tải từ trang Kê khai thuế)

1 File xml hoặc pdf

Tờ khai thuế T11/2020 đến T11/2021 (bản có chữ ký điện tử)

1 File xml hoặc pdf

Báo cáo tổng hợp chi tiết phát sinh tại thời điểm 31/12/2020 và cập nhập 01/01/2021 đến

31/09/2021:

+ 131, 331, Xuất nhập tồn hàng hóa, thành phẩm, NVL, các khoản mục khách có giá trị > 15%

tổng tài sản

1

Bản ký sao y công ty + gửi file mềm excel trước ( sổ chi tiết 131,331 chỉ cần mỗi đối tác có dƣ đầu kỳ, phát sinh trong kỳ và dƣ cuối kỳ. Không cần sổ chi tiết từng bút toán)

(Lưu ý khớp số liệu đầu kỳ và cuối kỳ)

Bản excel gửi qua mail MB

HỒ SƠ NĂNG

LỰC

Tối thiểu 03 hợp đồng đầu ra, 03 hợp đồng đầu vào năm 2020,2021 chứng minh ngành nghề kinh Doanh chính

1 Bản sao y công ty

(Nguồn: Checklist hồ sơ cấp hạn mức tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam)

Trong quá trình làm việc với kế toán công ty để thu thập hồ sơ dùng trong phương án cấp tín dụng cũng như thực hiện BCĐX, hồ sơ của doanh nghiệp có gặp phải một số vấn đề nhƣ sau:

- Tài sản bảo đảm sử dụng dịch vụ bảo hiểm của bên thứ 3. Phương án giải quyết: yêu cầu doanh nghiệp liên hệ với đơn vị cung cấp bảo hiểm thực hiện soạn thảo và gửi lại phía ngân hàng văn bản đơn chuyển nhượng quyền thụ hưởng bảo hiểm.

- Báo cáo tài chính thuế năm 2020 của doanh nghiệp bị lỗi chữ ký điện tử.

Phương án giải quyết: yêu cầu doanh nghiệp liên lạc với cơ quan thuế để xử lý xác thực chữ ký số, trong trường hợp không xử lý được, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nộp bổ sung báo cáo tài chính năm 2020 để có chữ ký điện tử hợp lệ hoặc doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng báo cáo kiểm toán năm 2020 hợp lệ.

- Trong điều lệ công ty có ghi vốn điều lệ của công ty của công ty là 700.000.000 VND và đƣợc sở hữu hoàn toàn bởi bà Vũ Thị Hoa Hiên căn cứ vào Điều 4 và Điều 5 Chương 1 Điều lệ Công ty. Qua trao đổi với kế toán bà Hiên đã thực hiện trao toàn bộ quyền sở hữu công ty và vốn điều lệ cho bà Oanh, tuy nhiên

quyết: yêu cầu doanh nghiệp thực hiện soạn thảo Điều lệ Công ty Bổ sung và gửi lại phía ngân hàng.

- Chứng minh thư của chủ doanh nghiệp chưa công chứng. Phương án giải quyết: Yêu cầu doanh nghiệp thực hiện công chứng CMT của chủ doanh nghiệp và gửi lại phía ngân hàng.

- Phát hiện dấu giáp lai bị đóng sai quy định. Phương án xử lý: yêu cầu doanh nghiệp đóng dấu giáp lai lại toàn bộ hồ sơ văn bản yêu cầu dấu giáp lai

- Phát hiện doanh nghiệp sử dụng chữ ký dấu của chủ doanh nghiệp.

Phương án xử lý: yêu cầu doanh nghiệp nộp lại toàn bộ hồ sơ yêu cầu chữ ký của chủ doanh nghiệp, trong đó chủ doanh nghiệp phải trực tiếp thực hiện ký tươi vào toàn bộ văn bản.

- KH đã từng giao dịch tín dụng với Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình bằng tài sản bảo đảm hiện đang sử dụng để giao dịch với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Việt Nam, tuy đã hoàn thành trả nợ và rút tài sản nhƣng trên hệ thống vẫn đang ghi nhận tài sản đang được nhập kho cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình. Phương án giải quyết: yêu cầu doanh nghiệp liên lạc với Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình yêu cầu thực hiện xóa tài sản trên kho tài sản.

- Hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp và KH gặp phải một số vấn đề.

Phương án giải quyết: cán bộ Trưởng phòng yêu cầu chỉnh sửa bản scan những hợp đồng này bằng cách sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để sửa đổi những chi tiết bất hợp lý.

Sau khi thu thập đƣợc toàn bộ hồ sơ cần thiết, em tiến hành thực hiện soạn thảo BCĐX, khác với quy trình, hầu nhƣ toàn bộ công việc phân tích tài chính doanh nghiệp cả về định tính và định lƣợng đều đƣợc thực hiện bởi CV Quan hệ KH, CV Thẩm định Tín dụng chỉ có nhiệm vụ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của từng mục trong BCĐX, sau đó thực hiện nhận xét và soạn thảo BCTĐ. Một số điểm chính trong phân tích tài chính doanh nghiệp đƣợc thể hiện trong BCĐX và BCTĐ:

a. Bảng cân đối kế toán - Tài sản ngắn hạn:

Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu chính trong danh mục tài sản ngắn hạn giai đoạn 2018 - 2020 của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên JRW Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2018 (tỷ

VND)

Năm 2019 (tỷ VND)

Năm 2020 (tỷ VND) Tài sản ngắn hạn 1.358.510.493 2.390.907.223 2.164.816.233 Tiền và các khoản tương

đương tiền 202.958.186 392.485.594 1.027.319.187 Các khoản phải thu ngắn

hạn 466.543.003 988.807.794 761.459.600

Hàng tồn kho 498.590.934 856.139.061 185.705.642 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2019, 2020 của công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên JRW Việt Nam)

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2019, lượng tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận tăng trưởng 193,38% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, lượng tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận tăng trưởng 261,75% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy có thể thấy rằng nhìn chung khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp hiện có xu hướng tăng đều qua các năm.

Tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền / tổng tài sản đạt giá trị 8,51% vào năm 2018, 13,84% vào năm 2019 và 41,65% vào năm 2020. Từ đó có thể thấy rằng doanh nghiệp đang thực hiện chính sách tăng cường dự trữ tiền mặt, khoản mục có tính thanh khoản cao, làm giảm thiểu rủi ro đối với doanh nghiệp, tuy nhiên việc tích lũy tiền mặt mà không thực hiện sử dụng đầu tƣ có thể dẫn đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp bị chậm lại.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Năm 2019, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận tăng trưởng 211,94% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2020, giá trị các khoản phải thu ngắn hạn ghi nhận sụt giảm 33% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy có thể thấy rằng giá trị các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp giao động không ổn định. Tỷ lệ giá trị các khoản phải thu ngắn hạn / tổng tài sản đạt giá trị đạt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng an toàn tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội việt nam chi nhánh hoài đức (Trang 38 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)