CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG AN TOÀN TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI VIỆT NAM - CHI NHÁNH HOÀI ĐỨC
2.2. Quy trình tín dụng và một số lưu ý trong quá trình cấp tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại
2.2.2. Thẩm định rủi ro khoản vay
Căn cứ vào những thông tin trong BCĐX và các thông tin thu thập thêm từ việc trao đổi trực tiếp với KH hoặc CV Quan hệ KH hoặc từ các nguồn khác, CV Thẩm định tín dụng sẽ chịu trách nhiệm khởi tạo và hoàn thành BCTĐ trong đó nêu rõ ý kiến đồng ý/không đồng ý cùng với các điều kiện đi kèm khoản vay sẽ đƣợc áp dụng trong Hợp đồng tín dụng.
Quá trình thẩm định bao gồm các bước chính như sau:
2.2.2.1. Điều tra các thông tin cơ bản
Quá trình thẩm định tín dụng bắt đầu bằng cách điều tra những thông tin cơ bản về doanh nghiệp, nhằm tìm ra những vấn đề sơ bộ có thể nhận thấy về doanh nghiệp, đây cũng là bước cần thiết để tiến hành công tác phỏng vấn và điều tra thực địa sau này. Các thông tin cơ bản cần chú ý bao gồm:
- Tên Doanh nghiệp: Kiểm tra xem tên doanh nghiệp có khớp nhau giữa các văn bản hay không, tránh tình trạng doanh nghiệp sử dụng giấy tờ giả hoặc giấy tờ của công ty khác.
- Ngành nghề kinh doanh: Kiểm tra xem ngành nghề kinh doanh của KH có thuộc đối tƣợng đƣợc ngân hàng cho vay vốn hay không, có quy định nào về giấy phép kinh doanh của ngành nghề đó mà doanh nghiệp chƣa cung cấp hay
- Thông tin Người đại diện và Chủ công ty/Cổ đông lớn: Kiểm tra thông tin người đại diện và chủ công ty/cổ đông lớn có chính xác với thông tin trên các văn bản, giấy tờ trong hồ sơ KH cung cấp hay không
- Thông tin liên lạc: Liên hệ theo thông tin liên lạc đƣợc KH cung cấp để kiểm tra thông tin có chính xác hay không, hỏi lại KH về những thông tin cần xác thực và hỏi thêm về những thông tin khác nếu cần thiết.
- Địa chỉ doanh nghiệp: Kiểm tra xem địa chỉ kinh doanh trên các văn bản, giấy tờ của KH cung cấp trong hồ sơ có trùng khớp hay không, trường hợp không trùng khớp cần yêu cầu KH giải trình và cung cấp chứng nhận của cơ quan quản lý về việc thay đổi địa điểm kinh doanh, nếu KH khẳng định là người sở hữu bất động sản tại địa điểm kinh doanh, cần xác thực bằng cách yêu cầu KH cung cấp Chứng nhận quyền sử dụng đất,..
- Tổng nhu cầu vay vốn của phương án: Kiểm tra xem liệu KH có thể chuẩn bị đủ số vốn tự có không và có phương án giải quyết nếu doanh nghiệp không thể cung cấp đủ vốn cho phương án không.
2.2.2.2. Phân tích định tính:
Sau khi tiếp nhận những thông tin cơ bản, CV cần gặp gỡ với KH cũng nhƣ khảo sát, điều tra trực tiếp tại doanh nghiệp để tiến hành phân tích định tính. Lý do CV thực hiện phân tích định tính trước khi phân tích định lượng bởi những vấn đề, rủi ro hiện hữu tại doanh nghiệp sẽ đƣợc phát hiện nhanh chóng, tránh việc mất thời gian cho cả 2 bên dựa vào những dấu hiệu có thể nhận thấy trong quá trình trao đổi với người điều hành doanh nghiệp và điều tra thực tế tại doanh địa điểm SXKD của doanh nghiệp, trong đó cần lưu ý chính những yếu tố sau:
- Phân tích lịch sử phát triển: thông qua việc phân tích lịch sử doanh nghiệp, CV Thẩm định Tín dụng có thể nắm đƣợc tình hình cũng nhƣ đặc điểm và vấn đề hiện tại của doanh nghiệp, trong đó cần xác định trình độ của lãnh đạo doanh nghiệp và tìm ra các khoản nợ ngầm nếu có để đề phòng vay vốn bất chính. Một số vấn đề khác cần lưu ý:
+ Ngày thành lập công ty và tổng thời gian hoạt động tính đến thời điểm
+ Quá trình hoạt động kinh doanh (thay đổi ngành nghề kinh doanh, tạm dừng hoạt động tạm thời,..)
+ Lƣợng vốn điều lệ thực góp và tỷ lệ vốn góp.
- Phân tích năng lực người điều hành: CV Thẩm định Tín dụng thực hiện đánh giá năng lực của người điều hành, từ đó đưa ra nhận định về khả năng phát triển của công ty KH. Một số vấn đề khác cần lưu ý:
+ Tƣ chất và khả năng quản lý công ty
+ Sự nghiêm túc trong công việc; Kiến thức về lĩnh vực kinh doanh và quan hệ trong ngành.
+ Những vấn đề cá nhân nhƣ lý lịch cá nhân, tình trạng sức khỏe, tiền án hình sự,..
- Sản phẩm và dịch vụ kinh doanh: Để một doanh nghiệp kinh doanh thành công và phát triển, thì việc có sản phẩm, dịch vụ tốt, cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành là yếu tố cốt lõi. Thông qua việc nghiên cứu, điều tra về đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty đang kinh doanh, CV Thẩm định Tín dụng có thể xác định đƣợc mức độ cạnh tranh của công ty KH trên thị trường, từ đó đánh giá được tiềm năng phát triển. Một số vấn đề khác cần lưu ý:
+ Đặc điểm cụ thể của từng loại sản phẩm, dịch vụ công ty kinh doanh + Độ cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ công ty kinh doanh so với các
đối thủ khác cùng ngành trên thị trường
+ Đơn giá cho các sản phẩm, dịch vụ công ty kinh doanh + Đối tượng KH mà công ty hướng tới
+ Quy trình SXKD của công ty
+ Tác động của yếu tố mùa vụ lên sản phẩm, dịch vụ công ty kinh doanh
+ Phương thức kinh doanh của công ty
+ Nhu cầu của thị trường đối với ngành nghề công ty kinh doanh + Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty
- Phân tích quan hệ kinh doanh: CV Phân tích Tín dụng điều tra làm rõ những
nắm đƣợc tình hình thu chi tài chính của KH vay vốn. Một số vấn đề khác cần lưu ý:
+ Các đối tác mua và bán hàng chính
+ Thời gian giao dịch giữa công ty và các đối tác + Tỷ trọng giao dịch giữa các đối tác với công ty + Những điều kiện giao dịch của các đối tác
- Điều tra thực địa: Thông qua việc điều tra thực địa, CV Phân tích Tín dụng có thể nắm đƣợc điều kiện kinh doanh thực tế của công ty vay vốn và quy trình thực hiện hoạt động kinh doanh cũng nhƣ các vấn đề mà công ty KH đang mắc phải. Một số vấn đề khác cần lưu ý:
+ Chất lƣợng văn phòng, cửa hàng, nhà máy,... của công ty + Môi trường làm việc của nhân viên công ty
+ Tình trạng hoạt động của máy móc, thiết bị + Quản lý hàng tồn kho
+ Đánh giá của những người dân xung quanh khu vực công ty 2.2.2.3. Phân tích định lƣợng
Trong quá trình phân tích định lƣợng, CV cần dựa vào rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá, cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của việc phát hành tín dụng cho một doanh nghiệp thông qua việc điều tra hồ sơ tài chính của KH nhƣ báo cáo tài chính, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tờ khai thuế giá trị gia tăng, hợp đồng kinh tế với các đối tác chính, sổ công nợ, sổ chi tiết,... Mọi khoản mục đều phải đƣợc CV điều tra kỹ càng, tìm ra những điểm bất thường nếu có và làm việc với KH để thu thập thêm thông tin, giải quyết vấn đề trước khi đi đến quyết định đồng ý hoặc từ chối phát hành tín dụng. Trong đó, có một số khoản mục cần được đặc biệt lưu ý:
- Phân tích tổng doanh thu: Doanh thu là yếu tố đầu tiên cần chú ý khi bắt đầu phân tích báo cáo tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuỳ vào doanh thu bình quân mà ngân hàng sẽ thực hiện phân loại KH, từ đó có những chính sách phù hợp với từng đối tƣợng KH. Xác định mức doanh thu
toàn cảnh bức tranh tài chính của doanh nghiệp bởi có rất nhiều những yếu tố tác động đến doanh thu, ví dụ nhƣ một số ngành nghề có vòng quay vốn nhanh sẽ đạt doanh thu thuần rất lớn nhƣng chƣa chắc đã có mức lợi nhuận cao. Một số vấn đề khác cần lưu ý:
+ Doanh thu có hợp lý so với số lƣợng nhân viên, thiết bị, khả năng SXKD của công ty và người điều hành hay không
+ Doanh thu có hợp lý so với số tiền nộp thuế hay không
+ So sánh với doanh thu của các kỳ báo cáo trước, tìm hiểu nguyên nhân tăng/giảm doanh thu
- Phân tích chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu đầu vào cũng là một chỉ số rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp sản xuất. Bởi nếu một doanh nghiệp có giá thành đầu vào rẻ hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành, doanh nghiệp đó có thể bán ra sản phẩm cuối cùng với giá rẻ hơn, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh lớn. Tuy nhiên nếu một doanh nghiệp hướng đến những sản phẩm cao cấp, tuy giá thành nguyên liệu đầu vào cao nhƣng giá thành sản phẩm cũng cao để bù trừ hoặc giá thành nguyên liệu đầu vào cao với mức giá sản phẩm cạnh tranh, một doanh nghiệp có thể dùng chất lƣợng cao hơn của sản phẩm so với tầm giá để cạnh tranh, lấy số lƣợng bù chất lƣợng, tuy lƣợng lại trên đơn vị sản phẩm không lớn nhƣng tổng sản lƣợng bán ra lại rất nhiều và vẫn đem lại doanh thu lớn.
- Phân tích chi phí nhân công: chi phí này có thể góp phần lớn vào chi phí doanh nghiệp nhƣng cũng có thể chỉ chiếm phần nhỏ trong đó, CV cần xác định về tính chất ngành nghề của doanh nghiệp để phân tích kỹ hơn về khoản mục này, ví dụ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, thì chi phí nhân công chính là chi phí hoạt động, nhƣng đối với doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn thì chi phí nhân công chỉ chiếm một phần khá nhỏ so với tổng chi phí của doanh nghiệp. Đồng thời, CV cần trao đổi lại về chi phí này với người điều hành doanh nghiệp hoặc kế toán, vì rất nhiều doanh nghiệp hiện nay kê khai khống về chi phí nhân công bằng cách làm giả hợp đồng lao động thời vụ nhằm giảm chi phí nộp thuế. Một số vấn đề khác cần lưu ý:
+ Việc chi trả lương cho nhân viên có được thực hiện đủ và đúng hạn hay không
+ Trong chi phí nhân công có bao gồm lương giám đốc không
+ Chi phí lao động thực tế có khớp với chi phí nhân công trên báo cáo thuế/báo cáo kiểm toán hay không
+ Mức lương của nhân viên so với các doanh nghiệp cùng ngành có quá thấp hoặc quá cao không
- Phân tích chi phí thuế: Chi phí thuế luôn là một chi phí mà các doanh nghiệp muốn cắt giảm càng nhiều càng tốt bởi chi phí này không đem lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp. Điều này dẫn tới nhiều hoạt động tiêu cực để trốn thuế nhƣ mua bán không có hoá đơn, kê khai khống chi phí nhân công bằng việc làm giả hợp đồng lao động thời vụ, mua bán hoá đơn giả để làm tăng chi phí hoạt động,...
Tuy nhiên, việc tăng chi phí để giảm khoản thuế phải nộp cũng có thể đƣợc thực hiện một cách hợp pháp bằng cách tái đầu tƣ vào doanh nghiệp nhƣ mua máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng, mở rộng kinh doanh,... Vấn đề này CV cần đặc biệt chú trọng vì nếu doanh nghiệp bị phát hiện sai phạm trong công tác nộp thuế theo quy định của Nhà nước dẫn đến bị truy thu thuế và nộp phạt vi phạm hoặc nặng hơn là xét xử, giam giữ đối với người điều hành, có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
- Phân tích chi phí khác: CV cần điều tra chi tiết bằng cách trao đổi trực tiếp với người điều hành hoặc kế toán nếu trong hồ sơ tài chính có phát sinh khoản mục chi phí khác, đặc biệt nếu chi phí này có giá trị lớn, cần hỏi kỹ xem đây là những chi phí gì, sử dụng cho mục đích, là chi phí tạm thời hay cố định, có bị bất hợp lý hay không,...
- Phân tích lợi nhuận: Lợi nhuận là mục tiêu tối quan trọng mà doanh nghiệp hướng đến trong quá trình SXKD, việc tạo ra lợi nhuận là động lực chính để doanh nghiệp tiếp tục hoạt động và phát triển, khoản mục này cũng là chỉ tiêu đánh giá chính về khả năng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình xử lý hồ sơ tài chính của doanh nghiệp, CV cần đặc biệt lưu ý kết hợp phân tích giữa
+ Nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận hoặc có lợi nhuận âm, CV cần phân tích nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ: lỗ có tính cơ cấu:
lỗ liên quan đến công nghệ, sản phẩm hoặc tính chất của doanh nghiệp, trường hợp này doanh nghiệp nếu muốn khắc phục cần có giải pháp cải tổ toàn bộ; lỗ có tính tạm thời: lỗ xảy ra do những nguyên nhân nhất thời như ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, nền kinh tế vĩ mô,... trường hợp này doanh nghiệp chỉ cần cố gắng duy trì vƣợt qua giai đoạn khó khăn thì có thể tiếp tục phát triển; lỗ có tính chủ ý: doanh nghiệp chủ động tăng chi phí để gây lỗ, tránh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, việc này có thể đƣợc thực hiện một cách phi pháp nhƣ mua bán hoá đơn, khai khống chi phí hoặc một cách hợp pháp nhƣ tái đầu tƣ vào doanh nghiệp. Căn cứ vào nguyên do gây lỗ, CV cần có phương án kết hợp với chủ doanh nghiệp xử lý vấn đề trong trường hợp cần thiết hoặc từ chối cấp tín dụng nếu cần thiết.
+ Nếu doanh nghiệp có lợi nhuận dương, CV vẫn cần kết hợp với việc điều tra dòng tiền để kiểm tra xem doanh nghiệp có gặp khó khăn trong việc chi trả các khoản chi phí hay không, nhiều trường hợp tuy doanh nghiệp có lợi nhuận dương nhƣng lại không đủ KNTT các khoản nợ dẫn đến dòng tiền bị âm. CV cần phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ để điều tra về các khoản nợ vay khác của doanh nghiệp, trong trường hợp dòng tiền âm, cần trao đổi với người điều hành hoặc kế toán về hướng giải quyết vấn đề hoặc từ chối cấp tín dụng nếu cần thiết.
- Phân tích tiền mặt và tiền gửi: CV cần phân tích khối lƣợng tiền với quy mô của doanh nghiệp, tính toán xem lƣợng tiền hiện hành của doanh nghiệp có đủ để thực hiện phát triển SXKD hay không.
- Phân tích khoản phải thu KH và phải trả KH: cần điều tra điều kiện giao dịch của doanh nghiệp với KH thông qua hợp đồng kinh tế hoặc trao đổi với người điều hành, kế toán nếu khoản phải thu có giá trị lớn, tìm hiểu về thời gian trả nợ của KH, nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, cần có biện pháp xử lý, tránh kéo dài tình trạng này và làm ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Tương tự đối với khoản phải trả KH, CV cần xác định giá trị của khoản mục này có quá lớn so với quy mô của doanh nghiệp hay không, nếu KH nợ trả quá nhiều sẽ phản ánh sự thâm hụt và khó khăn trong tình hình tài chính của
- Phân tích hàng tồn kho: Thông qua việc trao đổi với người điều hành hoặc kế toán kết hợp với điều tra thực tế tại doanh nghiệp, CV cần xác định số lƣợng và tính rủi ro của lƣợng hàng tồn kho tại doanh nghiệp, so sánh giữa lƣợng hàng tồn kho trong sổ sách và trên thực tế, so sánh với cùng kỳ những năm trước cũng như tham khảo kế hoạch SXKD và định mức kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, CV cần điều tra về số lƣợng và lý do gây ra tình trạng hàng tồn kho chậm luân chuyển nhƣ sản phẩm hỏng hóc, kém chất lƣợng và đƣa ra nhận xét về tính hợp lý của giá trị khoản mục này.
- Phân tích tài sản cố định: Bằng việc khảo sát thực tế và trao đổi với người điều hành hoặc kế toán, CV cần xác định về tính pháp lý của tài sản với đủ tài liệu chứng minh quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý của tài khoản so với quy mô của doanh nghiệp, tính khấu hao và so sánh giá trị còn lại trong sổ sách và trên thực tế, đồng thời đánh giá khả năng sử dụng trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp, tính toán chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản cố định và khả năng sản xuất của tài sản cố định thông qua khoản mục nguyên giá của tài sản cố định và doanh thu thuần, chỉ số này càng cao cho thấy doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định càng hiệu quả.
- Phân tích nợ vay tài chính: CV cần tính toán số tiền trả nợ thông qua việc thu chi trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp cũng như trao đổi với người điều hành hoặc kế toán để tìm hiểu về những khoản nợ khác và tình hình trả nợ của công ty nếu có. Trong đó, CV cần xác định cơ cấu tỷ lệ nợ vay đối với các tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân khác là bao nhiêu, tỷ lệ nợ quá hạn có cao không, có nợ khó đòi hoặc đối tƣợng mất khả năng trả nợ và xác định các khoản vay có tỷ trọng lớn cũng nhƣ khả năng trả nợ của công ty.
- Phân tích vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu thể hiện tính an toàn trong công tác SXKD của doanh nghiệp, CV cần lưu ý điều tra về tính pháp lý và tìm hiểu nguyên nhân tăng/giảm vốn chủ sở hữu nếu có.
Ngoài ra, CV nên kết hợp phân tích thêm một số chỉ số phản ánh hiệu quả SXKD nhƣ chỉ số thanh toán, chỉ số hoạt động, chỉ số cân nợ, chỉ tiêu thu nhập, … 2.2.2.4. Tổng kết và lập BCTĐ